Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Audi, Mercedes, BMW lệ thuộc vào Trung Quốc

BMW, nhà sản xuất ô tô hạng sang lớn nhất thế giới, cùng với Audi và Mercedes-Benz đang phải dùng sự tăng trưởng vượt bậc tại thị trường Trung Quốc để bù vào phần doanh số khiêm tốn trên quê hương Đức.

Audi chứng kiến doanh số tăng 53% tại Trung Quốc trong tháng 7, còn Mercedes-Benz có doanh số tăng gấp 3 lên 14.500 xe, và BMW có doanh số tăng 82% lên 13.852 chiếc.

Trong khi đó, doanh số của Audi và Mercedes tại Mỹ giảm trong tháng 7, còn BMW tăng khiêm tốn 4%.

Nhu cầu xe sang tại Trung Quốc đang tăng mạnh. Công ty nghiên cứu thị trường J.D. Power & Associates ước tính tiêu thụ xe sang tại nước này sẽ tăng với tốc độ cao hơn mức tăng trưởng trung bình 20% của toàn thị trường gấp gần hai lần lên 530.000 chiếc trong năm nay và đạt mốc 1,1 triệu xe vào năm 2015.

“Ít sự cạnh tranh, tốc độ tăng trưởng mạnh và nhiều khách hàng tiềm năng. Sự kết hợp đó giống như chất nổ,” ông Michael Dunne, chủ tịch công ty nghiên cứu thị trường ô tô Dunne & Co, nhận xét. Những người Trung Quốc giàu có thể hiện mức độ thành đạt của mình với bạn bè, gia đình và đồng nghiệp thông qua loại ô tô mà họ lái.

Lợi nhuận khổng lồ
 
Trên dây chuyền lắp ráp xe Audi A6L tại Trường Xuân, Trung Quốc

Doanh số tại Trung Quốc đang giúp các nhà sản xuất ô tô Đức gia tăng lợi nhuận ngay cả khi doanh số 6 tháng đầu năm của họ tại châu Âu chỉ tăng 0,6%.

Số xe đăng ký mới tại Đức đã giảm 30% trong tháng 7, theo số liệu của Phòng phương tiện cơ giới liên bang Đức ở Flensburg.

Hôm 29/7, Volkswagen đã thông báo mức lợi nhuận quý lớn nhất trong vòng 2 năm trở lại đây, phần nhiều nhờ nhu cầu tại thị trường Trung Quốc.

Doanh số của Audi tại Trung Quốc hiện cao hơn mức tăng trưởng ở các thị trường khác, tăng 53% lên 20.537 chiếc, trong đó có hai mẫu Q5 và A8L sedan. Tăng trưởng doanh số toàn cầu của Audi trong tháng là 7,7%.

BMW cũng thông báo mức lợi nhuận quý lớn nhất trong vòng 2 năm rưỡi trở lại đây.

Giám đốc tài chính Friedrich Eichiner của BMW cho biết doanh số của hãng tại Trung Quốc đã tăng hơn 2 lần trong 6 tháng đầu năm nay và chiếm khoảng 11% doanh số toàn cầu của hãng.

Trong khi các hãng xe sang ăn mừng lợi nhuận lớn, thì các nhà sản xuất ô tô “bình dân” chứng kiến doanh số khá khiêm tốn tại Trung Quốc khi chính phủ nước này triển khai các biện pháp hạ nhiệt nền kinh tế và tình hình lạm phát khiến khả năng chi tiêu của người tiêu dùng nói chung giảm xuống.

Trong tháng 7, tốc độ tăng trưởng của toàn ngành giảm xuống còn 13,6%, mức thấp nhất trong vòng 16 tháng, theo số liệu của Hiệp hội các nhà sản xuất ô tô Trung Quốc công bố hôm 9/8. Tiêu thụ ô tô sẽ bắt đầu giảm từ đầu tháng tới, theo dự báo của Viện nghiên cứu Daiwa (Nhật Bản).

Ford và công ty ô tô Zhejiang Geely của Trung Quốc cho biết doanh số tháng 7 sụt giảm so với trước đó một năm, còn BYD đã hạ dự báo doanh số 25% xuống còn 600.000 xe, so với mức 800.000 xe hôm 4/8.

Tuy nhiên, tiêu thụ ô tô hạng sang dự kiến sẽ tiếp tục tăng khi số người giàu ở Trung Quốc tăng lên và các nhà sản xuất ô tô ra mắt nhiều mẫu xe mới - bà Jenny Gu, một nhà phân tích của J.D. Power ở Thượng Hải, nhận định.

( Báo Dân trí)

 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Phân tích ngành than và điện năm 2010
  • Xuất khẩu Dệt May năm 2010 : Mục tiêu 10,5 tỷ USD
  • Năm 2010, xuất khẩu gỗ đạt 3 tỷ USD?
  • Phấn đấu đến năm 2010, kim ngạch xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ của Việt Nam đạt 1,5 tỷ USD
  • Bàn về quy hoạch phát triển ngành công nghiệp ô tô Việt Nam đến năm 2010, tầm nhìn đến 2020
  • "Đường đi" của giá vật liệu xây dựng sẽ ra sao?
  • Phát triển ngành công nghiệp phụ trợ: Cơ hội đã đến
  • Phát triển công nghiệp ô tô của Việt Nam: Bài học đắt giá
  • Giải pháp hợp lý để phát triển khu kinh tế miền trung
  • Ngành gốm sứ: Công nghiệp phát triển, thủ công lu mờ
  • Còn chỗ cho đầu tư bia, nước giải khát
  • Top 15 hãng tàu container