Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Từ “bảo hộ” đến chất lượng

Xe nhập vẫn là lựa chọn ưa thích đối với người có tiền vì chất lượng,các tiêu chuẩn kỹ thuật tốt hơn

Báo đã có bài viết "Công nghiệp ôtô VN : Kèm với “bảo hộ” là gì ?". Trong đó nhấn mạnh đến việc tiếp tục “bảo hộ” cho ngành công nghiệp này chỉ làm cho các DN có lợi chứ người tiêu dùng vẫn cứ phải mua xe với giá cao.

Đó là góc độ giá. Vậy còn chất lượng ? Trong bài viết này tôi muốn đề cập một vấn đề chất lượng giữa xe nhập khẩu và xe lắp ráp trong nước, mà điều đó phụ thuộc rất nhiều vào tính hiện đại, công nghệ của dây chuyền, cho dù đó là dây chuyền lắp ráp hay sản xuất linh kiện, phụ tùng.

Tiêu chuẩn toàn cầu ?

Thực tế, câu hỏi mà các phóng viên cũng như khách hàng khi tham gia các lễ ra mắt mẫu xe mới của các liên doanh, các nhà sản xuất, lắp ráp ôtô trong nước là so sánh chất lượng của mẫu xe đó với các mẫu xe tương tự ở thị trường Châu Âu, Châu Mỹ hay thị trường nội địa của các tập đoàn sản xuất ôtô. Thường thì câu trả lời của các DN ôtô ít đi vào chi tiết mà chỉ nói chung chung. Đại ý là những mẫu xe này đều được áp dụng theo tiêu chuẩn toàn cầu của tập đoàn và có một vài chi tiết được thiết kế, sản xuất cho một vài thị trường cụ thể. Những câu trả lời như vậy thường được những người đặt câu hỏi là chất lượng, tiêu chuẩn của các mẫu xe dù ở thị trường nào thì cũng giống nhâu, cũng tương đương với nhau. Nhưng thực tế thì như thế nào ? Tiêu chuẩn có tương tương thật hay không ? Có lẽ là không.

Nói có lẽ bởi bản thân khách hàng cũng như phóng viên đều không có đủ khả năng để tìm hiểu và so sánh một cách chi tiết, cụ thể cả một hệ thống sản xuất, lắp ráp của những nhà máy thuộc các tập đoàn. Nhưng một điều mà bất cứ  khách hàng nào cũng có thể cảm nhận và đưa ra nhận xét trên từng sản phẩm cụ thể. Họ khẳng định, với cùng một mẫu xe thì chất lượng và tiêu chuẩn của những xe được sản xuất cho thị trường Châu âu, Châu Mỹ và các thị trường nội địa tốt hơn nhiều, rất nhiều so với các xe được lắp ráp ở VN. Ngay cả những mẫu xe được lắp ráp tại các nước quanh khu vực ASEAN cũng đều có chất lượng tốt hơn. Nói một cách cụ thể như hầu hết khách hàng vẫn hay nói là “xe nhập khẩu, nhất là từ thị trường Mỹ, Châu âu hoặc nội địa chạy sướng hơn nhiều so với xe lắp ráp trong nước ở độ đầm, chắc chắn, tiêu chuẩn khí thải, tiêu hao nhiên liệu, độ rung, ồn...”

Bao giờ cạnh tranh và xuất khẩu ?

Cạnh tranh ở đây bao gồm cả việc xuất khẩu linh kiện và phụ tùng hay nói một cách chi tiết hơn là các nhà sản xuất linh kiện, phụ tùng ôtô của VN đủ tiêu chuẩn để nằm trong hệ thống sản xuất và cung ứng linh kiện của các tập đoàn. Cho đến nay, Toyota VN đã làm được điều đó bằng việc xuất khẩu được một số linh kiện, phụ tùng, nhưng đều là những sản phẩm đơn giản, không mấy quan trọng trong số hàng ngàn linh kiện của một chiếc xe. Một điều cũng đáng quan tâm là cho dù những linh kiện, sản phẩm được sản xuất ở VN, nói như các nhà sản xuất là đạt chất lượng toàn cầu. Nhưng thực tế những sản phẩm, linh kiện này chỉ được lắp ráp cho các mẫu xe ở những thị trường ngoài Châu âu, Châu Mỹ và nội địa. tại sao vậy ? Chỉ có các tập đoàn mới giải thích được.

Một chuyên gia cao cấp về ôtô đặt câu hỏi nếu đã nói là tiêu chuẩn toàn cầu thì tại sao những mẫu xe được lắp ráp tại VN cũng như các linh kiện, phụ tùng lại không được xuất khẩu sang các nước khác, chí ít là xuất khẩu được sang các nước trong khu vực ? Câu hỏi này cũng chỉ các liên doanh lắp ráp ở VN trả lời được. Tuy nhiên nhiều chuyên gia, khách hàng khẳng định lý do mà những mẫu xe lắp ráp ôtô tại VN không thể xuất khẩu được là do chất lượng, tiêu chuẩn kém hơn nhiều so với hệ thống các nhà máy sản xuất lắp ráp cũng của các hãng ở các nước trong khu vực, chứ chưa nói đến các nước như Mỹ và Châu âu. Các chuyên gia cũng khẳng định nên xem xét lại khái niệm tiêu chuẩn toàn cầu của các tập đoàn.

Nếu so sánh các điều kiện của VN và các nước trong khu vực thì các tập đoàn, DN đầu tư sản xuất, lắp ráp ôtô ở VN đã và đang có nhiều lợi thế hơn so với các nước xung quanh để cho ra đời những mẫu xe đạt tiêu chuẩn cao hơn. Nhưng hiện tại, lợi thế đó chưa đi vào thực tế. Vậy nếu chúng ta vẫn tiếp tục “bảo hộ” các DN ôtô ở VN bằng biện pháp thuế thì liệu đến năm 2018 ngành ôtô VN có thực sự cạnh tranh được với các nước trong khu vực hay không? Liệu VN, mà cụ thể là các DN ôtô có thể cạnh tranh và xuất khẩu các mẫu xe cũng như linh kiện, phụ tùng sang các nước này hay không? Hay khi không còn những “bảo hộ” thì xe nhập từ các nước này sẽ tràn lan? Và các DN sản xuất, lắp ráp sẽ trở thành các Cty nhập khẩu, phân phối và bảo hàng, bảo dưỡng xe? Câu trả lời xin dành cho các cơ quan chức nanưg và chính các DN sản xuất, lắp ráp ôtô.

(Theo Diễn đàn doanh nghiệp)

  • Các hãng ôtô Nhật thu hồi sản phẩm lỗi kỹ thuật
  • LG Chem cung cấp ắc quy xe hybrid Trung Quốc
  • Toyota xác định lỗi gây mất phanh trên xe Prius
  • Công nghiệp ôtô VN: Kèm với “bảo hộ” là gì?
  • Công nghiệp ô tô Việt Nam: Vẫn câu chuyện đường xa
  • Các hãng xe hơi Mỹ đang tăng trưởng ngoạn mục
  • Ngành sản xuất ôtô nội địa: Liệu năng lực cạnh tranh có nâng cao?
  • Thị trường ôtô giữa mùa thấp điểm
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Phân tích ngành than và điện năm 2010
  • Xuất khẩu Dệt May năm 2010 : Mục tiêu 10,5 tỷ USD
  • Năm 2010, xuất khẩu gỗ đạt 3 tỷ USD?
  • Phấn đấu đến năm 2010, kim ngạch xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ của Việt Nam đạt 1,5 tỷ USD
  • Bàn về quy hoạch phát triển ngành công nghiệp ô tô Việt Nam đến năm 2010, tầm nhìn đến 2020
  • "Đường đi" của giá vật liệu xây dựng sẽ ra sao?
  • Phát triển ngành công nghiệp phụ trợ: Cơ hội đã đến
  • Phát triển công nghiệp ô tô của Việt Nam: Bài học đắt giá
  • Giải pháp hợp lý để phát triển khu kinh tế miền trung
  • Ngành gốm sứ: Công nghiệp phát triển, thủ công lu mờ
  • Còn chỗ cho đầu tư bia, nước giải khát
  • Top 15 hãng tàu container