Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Các hãng ô tô Mỹ vẫn chưa thoát khỏi nguy cơ phá sản

Mặc dù đã giành được gói cứu trợ lớn của chính phủ, các hãng ô tô Mỹ vẫn phải đối mặt với một mối đe dọa còn lớn hơn nhiều việc nguồn vốn bị cạn kiệt, đó là các gian trưng bầy không có người xem và tâm lý giới tiêu dùng đang hoang mang.
 
Ngành công nghiệp xe hơi Mỹ đã tránh được một sự đổ vỡ gần như là chắc chắn hồi tuần trước khi chính phủ nước này thông qua các khoản vay trị giá 13,4 tỷ USD dành cho 2 đại gia ô tô đang bị thiếu vốn nghiêm trọng là General Motors (GM) và Chrysler. Kế hoạch này có thể còn bao gồm một khoản chi bổ sung 4 tỷ USD từ tháng 3/09 hiện vẫn còn bỏ ngỏ của quốc hội dành cho GM. Tuy nhiên, các nhà phân tích cảnh báo "sự thoát chết trong gang tấc" này chỉ là tạm thời trừ phi tình hình kinh doanh sớm được cải thiện, và ít người cho rằng doanh số bán ô tô sẽ tăng lên nếu không có sự hỗ trợ đáng kể của chính phủ, do nước Mỹ đang ngày càng trượt sâu vào cuộc khủng hoảng tài chính tồi tệ nhất kể từ cuộc Đại Suy thoái những năm 1930. Nhà phân tích Himanshu Patel thuộc JP Morgan Chase cho rằng gói cứu trợ vừa được thông qua hôm 19/12 không có nghĩa là tất cả 3 đại gia ô tô ở Detroit đã thoát khỏi nguy cơ phá sản.
Ford, hãng xe lớn khác của Mỹ, cho biết họ không được tham gia vào chương trình cho vay của chính phủ, song mặc dù tình hình tài chính của họ khả quan hơn so với GM hay Chrysler, thì Ford cũng không thể tránh khỏi việc doanh số bán bị suy giảm. Trong khi GM vẫn đứng trước nguy cơ phá sản, ông Patel cho rằng chính quyền của cả ông Bush và Tổng thống đắc cử Barrack Obama sẽ hành động để ngăn chặn sự đổ vỡ của GM hay Ford. Tuy nhiên, ông Patel cũng lưu ý ông Bush đã nói rõ rằng vẫn chưa loại bỏ khả năng phá sản khi công bố gói cứu trợ 13,4 tỷ USD, đồng thời cho biết yêu cầu đòi GM và Chrysler phải chứng minh khả năng sống sót của mình vào trước ngày 31/3 có thể sẽ mang lại cho chính quyền mới đủ điều kiện để buộc một trong các hãng xe này phải phá sản.
Nhà phân tích Rod Lache thuộc ngân hàng Deutsche Bank nhận định ngay cả khi chính phủ cố gắng vực dậy GM, vẫn chưa chắc chắn rằng liệu hãng này có thể tạo ra những thay đổi cần thiết để cải thiện luồng vốn tại Bắc Mỹ trước khi hết thời hạn, trong khi doanh số bán tại Mỹ tiếp tục ở mức khoảng 10 triệu xe. Trong khi những điều kiện kèm theo gói cứu trợ sẽ giúp GM đẩy nhanh các kế hoạch cắt giảm chi phí, hãng này sẽ không thể đạt đến điểm hoà vốn với mức thị phần như hiện nay, trừ khi doanh số bán tại Mỹ đạt 13 triệu xe. Tuy nhiên, ông Lache cho biết thị phần của GM trên thị trường trong nước có thể sẽ tiếp tục giảm từ 20% xuống còn khoảng 18,5%, theo đó điểm để hoà vốn của GM phải là 14,5 triệu xe. Rất ít nhà phân tích cho rằng doanh số bán sẽ phục hồi trở lại mức này cho đến tận năm 2010 và ông Lache dự đoán nhu cầu mua ô tô sẽ vẫn ở dưới ngưỡng 16 triệu xe cho đến năm 2011, đồng thời cảnh báo nguy cơ gián đoạn sản xuất nghiêm trọng cũng sẽ đẩy các nhà cung cấp linh kiện, vốn đã mong manh, rơi vào phá sản. Theo ông Lache, ngày càng có nhiều người thừa nhận rằng Oasinhtơn không có đủ lực để hỗ trợ 3 hãng xe Mỹ trong một môi trường như vậy.
Doanh số bán ô tô tại Mỹ dao động trong khoảng 16-17 triệu xe/năm trong thập kỷ qua, và theo website ô tô Edmunds.com, con số này dự kiến chỉ đạt khoảng 13,1 triệu năm nay và giảm xuống 12-12,5 triệu xe năm 2009. Đối mặt với việc nhu cầu bị suy giảm với tốc độ mạnh nhất trong nhiều thập kỷ qua sau khi thị trường tài chính sụp đổ hồi tháng 9/08, các hãng ô tô bắt đầu tung ra hàng loạt chương trình giảm giá, khuyến mại lớn để thu hút người tiêu dùng, nhưng vẫn không đạt được nhiều kết quả trong việc gia tăng doanh số bán. Theo Giám đốc phân tích Edmunds.com, Jesse Toprak, giá cả hiện nay không phải là vấn đề chính mà nằm ở chỗ thị trường đang bất ổn, mọi người không biết liệu ngày mai họ có bị mất việc làm, nhà cửa hay không.
Cuộc khủng hoảng tín dụng cũng có tác động lớn tới ngành công nghiệp ô tô. Khoảng 40% người mua ô tô tương lai, từng có thể kiếm được các khoản vay lãi suất thấp, đang khó có thể nhận được các khoản tín dụng trong khi hàng hoá lại không đủ tốt. Theo ông Toprak, chính phủ cần xây dựng kế hoạch nhằm thúc đẩy nhu cầu, bởi nếu họ để thị trường tự đối phó với cuộc khủng hoảng này, phải mất thời gian dài thị trường mới phục hồi lại được và không có lợi cho người tiêu dùng trong nước.
 

(Theo Vinanet)

  • Nhiều hãng xe hơi Mỹ đồng loạt ngưng hoạt động
  • Hyundai Việt Nam giảm mạnh giá xe Getz nhập khẩu
  • Các hãng xe hơi kêu khó vì phí trước bạ
  • Chrysler, Ford đóng cửa nhà máy
  • Tại sao các hãng xe Nhật ủng hộ Big 3 ?
  • Siêu xe nào “bẩn” nhất thế giới?
  • Xe hơi bay lượn trên bầu trời
  • Lamborghini Murcielago R-GT: Xe đua đường phố!
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Phân tích ngành than và điện năm 2010
  • Xuất khẩu Dệt May năm 2010 : Mục tiêu 10,5 tỷ USD
  • Năm 2010, xuất khẩu gỗ đạt 3 tỷ USD?
  • Phấn đấu đến năm 2010, kim ngạch xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ của Việt Nam đạt 1,5 tỷ USD
  • Bàn về quy hoạch phát triển ngành công nghiệp ô tô Việt Nam đến năm 2010, tầm nhìn đến 2020
  • "Đường đi" của giá vật liệu xây dựng sẽ ra sao?
  • Phát triển ngành công nghiệp phụ trợ: Cơ hội đã đến
  • Phát triển công nghiệp ô tô của Việt Nam: Bài học đắt giá
  • Giải pháp hợp lý để phát triển khu kinh tế miền trung
  • Ngành gốm sứ: Công nghiệp phát triển, thủ công lu mờ
  • Còn chỗ cho đầu tư bia, nước giải khát
  • Top 15 hãng tàu container