Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Cần tìm giải pháp tiêu thụ cho xe ô tô nhập khẩu

Đợt chạy nước rút trước thời điểm áp dụng phí trước bạ mới vừa qua đã không kịp giúp đa số các doanh nghiệp nhập khẩu xe hơi “cán đích”. Đến nay, hàng loạt salon ôtô tại Hà Nội và Tp.HCM vẫn còn tràn ngập những chiếc xe mới. Điều đó đồng nghĩa với việc các doanh nghiệp bị tồn đọng vốn lớn và còn phải đối mặt với khó khăn lâu dài.

Lỗ đã là kết quả cầm chắc trong tay đối với không ít doanh nghiệp nhập khẩu xe hơi sau cuộc khủng hoảng thừa vừa qua. Câu hỏi đặt ra hiện nay đối với thị trường xe hơi nhập khẩu là liệu còn “cửa” nào để “thoát nạn” hay không?
Thực tế thị trường xe hơi nhập khẩu đang ở giữa giai đoạn khó khăn nhất từ trước đến nay. Những dự báo sai về thị trường, những sai lầm trong quyết định đầu tư của nhiều doanh nghiệp đã tự đẩy họ vào tình thế chỉ có lùi, không có tiến.
Trong khi thuế nhập khẩu nguyên chiếc vẫn giữ ở mức cao (83%) khiến giá xe không thể kích thích được tiêu dùng của người dân, thì mức lệ phí trước bạ mới (10-15%) tiếp tục tạo thêm sức ép.
Ngay sau ngày 25/8, thời điểm mức lệ phí trước bạ mới được áp dụng, thị trường xe hơi nhập khẩu đã lập tức trở nên ảm đạm chưa từng thấy.
Điều khiến giới kinh doanh lo lắng nhất là không biết đến bao giờ các loại thuế và phí áp dụng trực tiếp lên xe hơi trước khi có thể lăn bánh giảm xuống. Bởi khi các loại thuế và phí đó còn ở mức cao thì khó khăn vẫn dồn chủ yếu lên doanh nghiệp.
Bên cạnh đó, thị trường xe hơi nhập khẩu cũng rất khó tìm “cửa thoát” trong trung hạn và dài hạn, khi sức ép hạn chế tiêu dùng ôtô còn rất lớn, đồng thời những sức ép từ phía thị trường xe nội cũng ngày càng nặng thêm.
Tại cuộc hội thảo về quá trình ôtô hóa (motorization) tổ chức tại Hà Nội vừa qua, lần đầu tiên các nhà sản xuất ôtô trong nước và Bộ Công Thương có quan điểm đồng nhất về tương lai của ngành công nghiệp ôtô và thị trường ôtô.
Trong đó, để ngành công nghiệp ôtô trong nước có thể phát triển mà tiến trình “ôtô hóa” lại không thể thiếu sự góp mặt của các sản phẩm xe du lịch, nhiều chuyên gia đã cho rằng cần tiếp tục hạn chế xe hơi nhập khẩu. Quãng thời gian đó có thể tạm nhẩm tính là 10 năm để các nhà sản xuất ôtô trong nước đủ thời gian hoàn thành giai đoạn phát triển phân khúc xe tải và xe thương mại, tiến tới sản xuất thành công các loại xe du lịch.
Đồng thời, đó cũng là quãng thời gian bắt đầu mở ra một cuộc cạnh tranh công bằng giữa xe nhập khẩu và xe nội địa. Bởi theo lộ trình, sau 10 năm nữa các nhà sản xuất ôtô trong nước sẽ có đủ điều kiện tung ra những sản phẩm xe du lịch “nội” trong khi xe nhập khẩu sẽ chịu mức thuế thấp, đặc biệt là thuế nhập khẩu từ khu vực ASEAN bằng 0%.
Khi mà hầu như tất cả các “cửa” đều “khép” lại, thị trường xe hơi nhập khẩu hiện chỉ còn mong có thể nhận được những hỗ trợ nhất định để giải phóng nốt lượng xe đã “trót” nhập khẩu.

(Theo Vinanet)

  • Xe máy nước ngoài thâm nhập mạnh vào thị trường Việt Nam
  • Tiêu thụ ôtô thấp kỷ lục
  • Giới sản xuất ô tô Mỹ trông chờ vốn vay
  • Rối như bảo hiểm ô tô
  • Thị trường xe nội “nguội” dần đều
  • "Đại gia" xe máy nước ngoài tấp nập vào Việt Nam
  • Còn “cửa” nào cho xe hơi nhập khẩu?
  • Braxin trở thành nước sản xuất ô tô lớn thứ 6 thế giới
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Phân tích ngành than và điện năm 2010
  • Xuất khẩu Dệt May năm 2010 : Mục tiêu 10,5 tỷ USD
  • Năm 2010, xuất khẩu gỗ đạt 3 tỷ USD?
  • Phấn đấu đến năm 2010, kim ngạch xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ của Việt Nam đạt 1,5 tỷ USD
  • Bàn về quy hoạch phát triển ngành công nghiệp ô tô Việt Nam đến năm 2010, tầm nhìn đến 2020
  • "Đường đi" của giá vật liệu xây dựng sẽ ra sao?
  • Phát triển ngành công nghiệp phụ trợ: Cơ hội đã đến
  • Phát triển công nghiệp ô tô của Việt Nam: Bài học đắt giá
  • Giải pháp hợp lý để phát triển khu kinh tế miền trung
  • Ngành gốm sứ: Công nghiệp phát triển, thủ công lu mờ
  • Còn chỗ cho đầu tư bia, nước giải khát
  • Top 15 hãng tàu container