Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Công nghiệp ô tô: “Béo” dịch vụ, sửa chữa

Giải pháp cho một quy hoạch, một con đường mới chưa có và vẫn chưa biết khi nào có (?). 

Tuy nhiên, nếu đi sâu vào từng lĩnh vực cụ thể của lĩnh vực ôtô, có thể thấy rõ hơn bản chất của hiện trạng cụ thể, để từ đó giúp các nhà hoạch định chính sách hiểu rõ hơn doanh nghiệp, hiểu rõ hơn để đưa ra được những quy hoạch phù hợp – nói như một chuyên gia nghiên cứu sâu, kỹ về lĩnh vực này trong hơn 20 năm qua thì cái gì ta yếu thì DN càng có lợi. Họ có quyền chính đáng của họ. Người tiêu dùng đương nhiên là chịu thiệt. Quan trọng ở chỗ là những người làm quản lý, chính sách nghĩ gì về việc đó. Trong bài viết này, chúng tôi muốn đề cập sâu hơn đến việc lợi nhuận từ việc bảo hành và sửa chữa của các DN sản xuất, lắp ráp ôtô tại VN.

Yếu

Một điều mà hầu hết cả DN, nhà quản lý, các chuyên gia đều nhận định, nhận định bao nhiêu năm nay là ngành công nghiệp ôtô VN yếu, mà mấu chốt của cái yếu đó nằm ở chỗ chưa sản xuất được những chi tiết linh kiện quan trọng như động cơ, hộp số, hệ truyền động. Điều đó đúng, nhưng chỉ là một phần có thể nói là rất nhỏ và như hầu hết những người tâm huyết với ngành ôtô đến nay đều cho rằng chúng ta có nên nặng nề việc sản xuất ra những chi tiết, linh kiện quan trọng đó hay không ? Thực sự không cần, nhất là khi chúng ta ( Bao gồm tất cả các thành phần) đều khẳng định cả những linh kiện phụ tùng nhỏ nhất, đơn giản nhất ta vẫn chưa làm được. Chưa làm được ở đây hiểu theo hai vế: Vế thứ nhất là các linh kiện, phụ tùng đơn giản đó phục vụ cho các sản phẩm trong nước. Vế thứ hai là các linh kiện phụ tùng đơn giản đó ngoài việc phục vụ cho nhu cầu trong nước còn được xuất khẩu hay không, hay nói một cách khác là có tham gia vào chuỗi giá trị toàn cầu hay không ?

Dễ dàng nhìn thấy khu vực sửa chữa tại phần lớn đại lý các hãng ôtô lúc nào cũng chật kín. Một phương thức mà khách hàng hiện đang áp dụng là vào đại lý kiểm tra xe rồi ra các gara bên ngoài để sửa chữa, thay thế phụ tùng, giá thường giảm hơn ½ so với sửa chữa tại các đại lý chính hãng.

Chúng tôi đặt dấu hỏi cho vấn đề này vì mới đây, tại cuộc hội thảo về quy hoạch cho ngành CN ôtô đến năm 2020, tầm nhìn 2030 có một thông tin gây sửng sốt cho mọi người là VN xuất khẩu linh kiện phụ tùng trong lĩnh vực ôtô rất lớn, lớn hơn hoặc ngang với việc nhập khẩu linh kiện, phụ tùng ôtô để lắp ráp trong nước. Tuy nhiên, có cảm giác như tất cả những linh kiện, phụ tùng đó đều được mang đi xuất khẩu mà không được sử dụng tại VN. Nói là cảm giác vì trên thực tế điều này, kể cả những người đưa ra số liệu này cũng chưa tìm hiểu sâu và kỹ.

Những vẫn lợi

Phải khẳng định một điêù chắc chắn và quá cũ, chắc chắn và quá cũ đến mức mà bao nhiêu năm nay công nghiệp ôtô Việt nam muốn thay đổi mà không được là công nghiệp ôtô nói chung của VN quá yếu, công nghiệp phụ trợ quá kém. Đó là điều không có lợi cho ngành, lĩnh vực và người tiêu dùng. Xét ở góc độ DN thì điều đó chưa chắc đã không có lợi. Có khi lại còn có lợi lớn. Tại sao?

Trong mấy năm vừa qua, cho dù giá bán xe cao, nhưng thị trường ôtô VN vẫn phát triển rất mạnh về số lượng. Đi kèm theo sự phát triển về số lượng bán xe mới là sự phát triển lớn khoảng gấp 2 lần về dịch vụ sửa chữa của các đại lý, của các nhà lắp ráp. Trên thực tế, dù chưa có những thống kê chính thức từ các cơ quan quản lý về vấn đề cụ thể này, nhưng theo tính toán của nhiều chuyên gia và ngay cả chính DN trong ngành cho rằng tốc độ tăng trưởng trong lĩnh vực dịch vụ, sửa chữa vào khoảng 35% - 40 %/ năm và dự kiến sẽ còn tiếp tục tăng trong thời gian tới. Nhận định này mới chỉ dựa trên các đại lý chính thức của các DN sản xuất, lắp ráp ôtô của VN chứ chưa tính đến các gara sửa chữa bên ngoài (nhan nhãn khắp nơi). Cũng đã có những đúc kết rằng bán xe mới thì còn có lúc lãi, lúc lỗ (cả xe nhập khẩu), nhưng sửa chữa và cung cấp phụ tùng chính hiệu thì chưa bao giờ thấy lỗ và khoản lãi từ mảng kinh doanh dịch vụ, sửa chữa, cung cấp phụ tùng chính hiệu hiện nay có thể chiếm từ 60 -70 % khoản lãi của các đại lý ôtô. Trao đổi với chúng tôi, hầu như khách hàng nào đang sử dụng ôtô cũng đều kêu ca về giá cả trong lĩnh vực dịch vụ bảo hành, sửa chữa của các đại lý. Họ có kêu thì cũng phải chịu vì về cơ bản các phụ tùng đều phải nhập khẩu, giá cao là chuyện đương nhiên vì người tiêu dùng không biết, không thể hiểu. Lãi hay không nằm chính ở chỗ đó. Và chúng ta có quyền đặt vấn đề nếu ngành công nghiệp phụ trợ ôtô VN phát triển thì có lẽ điều này sẽ không bao giờ xẩy ra.

(Theo Diễn đàn doanh nghiệp)

  • Phá sản chiến lược nội địa hóa ô tô
  • Công nghiệp ôtô tìm “con đường” mới - Kỳ II: “Quen quen, cũ cũ...”
  • Công nghiệp ôtô tìm “con đường” mới - Kỳ I: Thất vọng
  • Hướng đi mới cho công nghiệp ôtô Việt Nam?
  • Sự can thiệp chính phủ giúp ngành công nghiệp ô tô “sống lại”
  • Các hãng xe đẩy mạnh sản xuất xe tay ga
  • Lắp hộp đen ôtô: Chi phí cao, tiêu chí chưa rõ
  • Ôtô trong nước hồi sinh
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Phân tích ngành than và điện năm 2010
  • Xuất khẩu Dệt May năm 2010 : Mục tiêu 10,5 tỷ USD
  • Năm 2010, xuất khẩu gỗ đạt 3 tỷ USD?
  • Phấn đấu đến năm 2010, kim ngạch xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ của Việt Nam đạt 1,5 tỷ USD
  • Bàn về quy hoạch phát triển ngành công nghiệp ô tô Việt Nam đến năm 2010, tầm nhìn đến 2020
  • "Đường đi" của giá vật liệu xây dựng sẽ ra sao?
  • Phát triển ngành công nghiệp phụ trợ: Cơ hội đã đến
  • Phát triển công nghiệp ô tô của Việt Nam: Bài học đắt giá
  • Giải pháp hợp lý để phát triển khu kinh tế miền trung
  • Ngành gốm sứ: Công nghiệp phát triển, thủ công lu mờ
  • Còn chỗ cho đầu tư bia, nước giải khát
  • Top 15 hãng tàu container