Trong cuộc khủng hoảng lần này, đối tượng mà chính phủ các nước ra tay cứu giúp không chỉ có ngân hàng mà còn cả các hãng chế tạo xe hơi. Hai ngành này đã dạy chúng ta những bài học khác nhau. Thông tin mới nhất đến từ ngành công nghiệp ô tô cho thấy, sự can thiệp của chính phủ có thể thu được thành công.
Hãng chế tạo xe hơi Ý – Fiat đã đầu tư để giúp hãng xe Chrysler thoát khỏi trình tự bảo hộ phá sản. Theo phía Fiat, công ty này sẽ sử dụng quyền lựa chọn, nâng tỷ lệ sở hữu cổ phần của hãng chế tạo ô tô Mỹ này từ mức 30% như hiện nay lên 46%. Đổi lại, Chrylers sẽ hoàn trả khoản vay 7 tỷ USD mà hãng này nhận được từ chính phủ Mỹ và Canada trong thời gian khủng hoảng tài chính.
Bất luận là đối với những người nộp thuế Mỹ hay đối với các hãng chế tạo ô tô, đây đều là một thương vụ có tính toán. Nếu Fiat lại đáp ứng một điều kiện kỹ thuật trong thỏa thuận ban đầu đã ký với chính phủ Mỹ, công ty này có thể sẽ từ từ tăng sở hữu cổ phần lên 51%. Muốn thực hiện được tham vọng to lớn là sát nhập hai công ty này thành một đại gia toàn cầu của ông chủ Sergio Marchionne, còn một chặng đường rất dài phải đi. Chính phủ Mỹ sẽ thu hồi khoản tiền đã bơm vào công ty này khi Chrylers tiếp nhận thử thách phá sản. Khi đó, các công nhân sở hữu phần lớn số cổ phần của Chrylers thông qua Công đoàn sẽ thấy được sự gia tăng giá trị cổ phần mà mình đang nắm giữ.
Trong thời kỳ nghiêm trọng nhất của cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu, chính phủ Mỹ đã phải mạo hiểm với số tiền của những người đóng thuế, nhằm ngăn chặn các hãng xe hơi phá sản. Việc trói buộc với ngành công nghiệp xe hơi trong cùng một mạng lưới thương mại đồng nghĩa, có thể sẽ mất đi cơ hội việc làm của chính bản thân các hãng chế tạo ô tô. Tuy nhiên, việc chính phủ can thiệp dài hạn vào lĩnh vực xe hơi cồng kềnh này là một căn bệnh, chứ không phải là phương pháp trị liệu. Bởi vì ngành chế tạo xe hơi đã gặp khó khăn về dư thừa năng suất trong thời gian dài: Các hãng chế tạo hiện tại có thể sản xuất 94 triệu xe/năm, nhưng chỉ có thể bán ra 64 triệu xe/năm.
Bất kỳ một sự can thiệp để giúp một công ty vượt qua khủng hoảng ngắn hạn một cách yên ổn cũng cần phải giải quyết sự dư thừa cung ứng. Mỹ yêu cầu Chrylers và GM nộp đơn xin phá sản trước, rồi sau đó mới chi tiền giúp họ tiến hành những bước tái cơ cấu thiết yếu. Biện pháp này là đúng đắn. Chính phủ Mỹ đã thành lập một tổ công tác đặc biệt nghiêm khắc mà giỏi giang, giám sát sự liên kết đồng minh của Chrylers và Fiat cũng như việc cắt giảm nhân viên tàn khốc của hãng xe GM.
Trong khi đó, tại châu Âu, các chính khách vốn bị chi phối bởi nhóm lợi ích đặc biệt không muốn đóng cửa các nhà máy có sức sản xuất thấp. Việc Đức có thái độ lãnh đạm trước việc có ý muốn mua lại hai cơ quan của Opel là Fiat và RHJ từ tay GM chính là một ví dụ rất hay.
Tương lai của các hãng chế tạo xe hơi nằm ở số lượng dây chuyền sản xuất giảm, nhưng quy mô của nó lại tăng. Chỉ có sự yêu mến của chính phủ các nước mới có thể làm được điều này.
(Vitinfo)
Chuyển nhượng, cho thuê hoặc hợp tác phát triển nội dung trên các tên miền:
Quý vị quan tâm xin liên hệ: tieulong@6vnn.com