Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Công nghiệp ôtô tìm “con đường” mới - Kỳ I: Thất vọng

Những vấn đề liên quan đến thị trường, đến lỗi kỹ thuật của các DN SX, lắp ráp ôtô ở VN vừa có kết quả thì dư luận lại đặc biệt quan tâm đến một vấn đề mang tính vĩ mô hơn - quy hoạch ngành công nghiệp ôtô VN. 

Trên thực tế thì hai vấn đề này có nhiều, rất nhiều sự liên quan đến nhau, bởi nếu như VN có một nền công nghiệp ôtô phát triển mạnh thì có lẽ những câu chuyện tương tự, cụ thể nêu trên sẽ khó xảy ra.

Thực tế buồn

Tại sao và cơ sở nào để chúng ta có thể nói như vậy ? Nhiều và trong bài viết này chúng tôi chỉ điểm lại một số nét chính ở cả góc độ thị trường lẫn sự phát triển của ngành công nghiệp, của các liên doanh lẫn các doanh nghiệp sản xuất, lắp ráp ôtô trong nước, của sự phát triễn ngành công nghiệp hỗ trợ.

 
Một số thông tin về các DN công nghiệp hỗ trợ

Một điểm chung nhất của thị trường ôtô VN hơn 15 năm nay chính là yếu tố về giá - quá cao so với khu vực và thế giới và nguyên nhân chính như các nhà DN vẫn phản ánh là do các loại thuế và quy mô thị trường quá nhỏ. Về thuế thì đúng, nhưng về quy mô thì sai. Tại sao ? Bởi trên thực tế từ khi có các liên doanh lắp ráp ôtô tại VN khoảng 15 năm trở lại đây, quy mô thị trường đã thay đổi rất nhiều theo tốc độ phát triển mạnh. nếu như cách đây khoảng hơn 10 năm quy mô thị trường chỉ khoảng 5 - 7 ngàn xe (xe du lịch) thì nay quy mô thị trường đã lên đến hơn 100 ngàn xe lắp ráp, tiêu thụ trong nước. Dó là chưa tính đến một số lượng xấp xỉ các loại xe nhập khẩu. Quy mô thị trường tăng mạnh như vậy và bản thân các loại thuế đã giảm rất nhiều, nhưng thật nực cười là giá bán ôtô ngày càng cao, thậm chí năm sau cao hơn năm nước, để đến mức người tiêu dùng phải thốt lên rằng có tiền thì cứ mua xe ôtô vừa được sử dụng thoải mái trong vài năm và khi bán lại thì không bao giờ lỗ so với giá gốc. Câu hỏi đặt ra hơn 10 năm nay là vậy thì quy mô thị trường như thế nào, bao nhiêu xe, các giai đoạn ra sao để có thể phát triển ngành công nghiệp này không được ai trả lời, cả DN lẫn nhà quản lý. Người tiêu dùng buồn nhưng phải chịu.

Ở góc độ lắp ráp và sản xuất, bao gồm cả phát triển công nghiệp hỗ trợ cũng buồn chẳng kém. Buồn vì thiếu quyết tâm, thiếu lối đi, hướng ra hay vì cái gì thì cũng chẳng ai chỉ ra và bao nhiêu năm nay công nghiệp ôtô vẫn chỉ gói gọn trong gò, hàn, sơn, lắp ráp ở quy mô “bé tý” (cả nghĩa đen lẫn nghĩa bóng). Cũng có những DN đầu tư quy mô, thiết bị tương đối hiện đại, nhưng đó là mình tự so sánh với mình thời gian trước, chứ so sánh với các nước khác thì vẫn là “bé tý”. Số lượng các DN lắp ráp, nhập khẩu thì nhiều, có mặt gần như đầy đủ các “đại gia” trong làng ôtô thế giới nhưng số lượng các nhà sản xuất linh kiện phụ trợ thì quá ít, chỉ khoảng hơn 100 doanh nghiệp và cũng chỉ sản xuất khung gầm, thân xe và thùng xe (nguyên liệu và kết cấu vẫn phải nhập). Về quy mô DN có thể thấy là quá nhỏ. Quy mô về số lượng lao động khoảng 120 lao động/ doanh nghiệp; quy mô theo lượng vốn trung bình khoảng 90 tỉ đồng/ DN; quy mô về giá trị sản xuất công nghiệp, doanh thu khoảng 200 tỉ đồng/DN; năng lực lẳp ráp có công suất thiết kế khoảng 500.000 xe/năm trong khi nhu cầu klhoảng 120.000 xe năm, nhưng tình trạng khan hàng vẫn thường xuyên xẩy ra. Đó là chưa tính đến các yếu tố về phân bố DN, lộn xộn và manh mún, chưa có một khu vực nào có tầm cỡ. Nói chung là buồn.

Bức bách lắm rồi

Bức bách ở đây là tìm hướng đi mới trong quy hoạch phát triển công nghiệp ôtô. Hầu hết các ý kiến tại cuộc hội thảo mới đây về vấn đề này tổ chức tại khu liên hợp sản xuất ôtô Chu Lai - Trường Hải đều khẳng định sự “bức bách” này. Họ thấy bức bách là đúng, nhưng trên thực tế thì vấn đề được xem là bức bách này đã tồn tại từ lâu hàng chục năm nay rôi và năm nào, lần nào cũng thấy “bức bách”, ý kiến cũng nhiều, văn bản đưa ra cũng lắm nhưng rồi “đâu lại vào đấy”, ngành công nghiệp ôtô cũng chỉ phát triển về số lượng bán hàng chứ về chiều sâu, về đầu tư không có nhiều cái mới. Nhiều vấn đề bức bách, nhất là khi VN thực hiện lộ trình giảm thuế nhập khẩu trong khuôn khổ Afta vào năm 2018. nhưng vấn đề nằm ở chỗ là những vấn đề về quy hoạch, về giải pháp mới đang thực hiện lại chưa có gì mới.

Trước hết, để đưa ra được cái mới thì phải nhìn lại cái cũ. Vậy cái cũ như thế nào, đã làm được đến đâu ? nếu chưa làm được thì tại sao ? Những vấn đề tưởng như đơn giản mà quan trọng đó chưa được trả lời, nhưng lại luôn kêu là bức bách.

Đúc kết về việc thực hiện các mục tiêu đặt ra trong quyết định 177/2004/QĐ – TTg của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt về “quy hoạch phát triển ngành công nghiệp ôtô VN đến năm 2010, tầm nhìn 2020”, theo Thứ trưởng Bộ Công Thương Lê Dương quang là gần như tất cả các mục tiêu đặt ra đều không đạt. Trong đó, điểm yếu nhất của CN ôtô VN hiện nay là tỉ lệ giá trị sản xuất trong nước rất thấp, nhất là những chi tiết, linh kiện quan trọng đều chưa làm dược. Nói chung là thất bại và thất vọng. Vậy liệu chúng ta có nên tiếp tục làm ôtô không ? Quy hoạch mới như thế nào ? Liệu các giải pháp đưa ra có hiệu quả hay cuối cùng vẫn không có sự thay đổi ?

(Kỳ II: Tìm giải pháp cho quy hoạch mới)

(Theo Linh Anh // Diễn đàn doanh nghiệp)

  • Hướng đi mới cho công nghiệp ôtô Việt Nam?
  • Sự can thiệp chính phủ giúp ngành công nghiệp ô tô “sống lại”
  • Các hãng xe đẩy mạnh sản xuất xe tay ga
  • Lắp hộp đen ôtô: Chi phí cao, tiêu chí chưa rõ
  • Ôtô trong nước hồi sinh
  • Tiêu thụ ôtô tăng 1%
  • Toyota, Honda đóng cửa nhà máy ở nước ngoài
  • Động đất sóng thần làm chao đảo ngành công nghiệp ô tô thế giới
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Phân tích ngành than và điện năm 2010
  • Xuất khẩu Dệt May năm 2010 : Mục tiêu 10,5 tỷ USD
  • Năm 2010, xuất khẩu gỗ đạt 3 tỷ USD?
  • Phấn đấu đến năm 2010, kim ngạch xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ của Việt Nam đạt 1,5 tỷ USD
  • Bàn về quy hoạch phát triển ngành công nghiệp ô tô Việt Nam đến năm 2010, tầm nhìn đến 2020
  • "Đường đi" của giá vật liệu xây dựng sẽ ra sao?
  • Phát triển ngành công nghiệp phụ trợ: Cơ hội đã đến
  • Phát triển công nghiệp ô tô của Việt Nam: Bài học đắt giá
  • Giải pháp hợp lý để phát triển khu kinh tế miền trung
  • Ngành gốm sứ: Công nghiệp phát triển, thủ công lu mờ
  • Còn chỗ cho đầu tư bia, nước giải khát
  • Top 15 hãng tàu container