Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Hãng xe lớn của Hàn Quốc gặp nguy

Hãng sản xuất ôtô lớn thứ 5 của Hàn Quốc là Ssangyong Motor vừa cho biết đã nộp đơn xin Toà án Quận trung tâm Seoul quản lý tài sản để phục hồi lại hoạt động sản xuất kinh doanh do công ty này đang ở trong một cuộc khủng hoảng thanh khoản.
Quyết định này được đưa ra một ngày sau khi cuộc họp ban lãnh đạo của Ssangyong diễn ra tại Trung Quốc trong bối cảnh công nhân của hãng đang bàn tính việc tiến hành đình công. Theo nội dung lá đơn, Ssangyong sẽ cắt giảm lương nhân viên tới 30% trong vòng 2 năm tới. Đồng thời, hoạt động giao dịch cổ phiếu của Ssangyong tại thị trường chứng khoán Seoul cũng bị tạm ngừng từ ngày hôm nay.

"Chúng tôi phải đối mặt với một cuộc khủng hoảng thanh khoản nghiêm trọng do doanh số sụt giảm và việc tìm kiếm vốn vay bên ngoài cũng không dễ trong bối cảnh đóng băng tín dụng toàn cầu hiện nay", tuyên bố của Ssangyong cho hay.

Ssangyong có công suất hàng năm 200.000 xe và có 7.100 công nhân. Trong 3 quý đầu năm 2008, công ty này đã thua lỗ tổng số tiền 98,1 tỷ Won, tương đương 75,42 triệu USD do nhu cầu nội địa đối với dòng xe SUV - sản phẩm chủ lực của hãng - sụt giảm.

Tập đoàn Công nghiệp xe hơi Thượng Hải (SAIC) của Trung Quốc hiện sở hữu 51% cổ phần của Ssangyong. Trước khi Ssangyong tuyên bố xin tòa án quản lý tài sản, SAIC đã tìm kiếm sự hỗ trợ của Chính phủ Hàn Quốc để Ngân hàng Phát triển Hàn Quốc (KDB) cung cấp cho Ssangyong những khoản vay mới. Là chủ nợ lớn nhất của Ssangyong, KDB cho biết, hãng xe này cần ít nhất 600 tỷ Won (tương đương 451 triệu USD) vốn mới để có thể tồn tại.

Tuy nhiên, một quan chức của KDB mới đây cho biết, ngân hàng này sẽ không cho Ssangyong vay trừ phi SAIC bắt tay vào việc hỗ trợ tài chính cho Ssangyong. Đầu tuần này, Ssangyong công bố đã được SAIC cấp cho 45 triệu USD vào cuối tháng 12 vừa qua để phát triển sản phẩm mới và có thêm tiền mặt.

Năm 2006, SAIC mua cổ phần kiểm soát 48,9% trong Ssangyong với giá 500 triệu USD. Tuy nhiên, mâu thuẫn giữa SAIC và công nhân của Ssangyong đã khiến vụ mua lại này gặp nhiều phiền toái, trong đó phải kể tới một vụ đình công kéo dài 7 tuần trong năm 2006. Một khi tòa án chấp nhận quản lý tài sản của Ssangyong, SAIC sẽ mất quyền kiểm soát công ty này.

Khó khăn của Ssangyong là một bằng chứng nữa cho thấy kinh tế Hàn Quốc đang phải đối đầu với nhiều thách thức lớn. Hôm nay, Ngân hàng Trung ương Hàn Quốc đã cắt giảm 0,5% lãi suất đồng Won về mức thấp kỷ lục 2,5%. Đây đã là lần cắt giảm lãi suất đồng Won thứ 5 liên tiếp từ đầu tháng 10/2008 tới nay.

Khủng hoảng tài chính toàn cầu đang đẩy kinh tế Hàn Quốc tới bờ vực suy thoái. Xuất khẩu - lĩnh vực chiếm 50% GDP của Hàn Quốc - đã sụt giảm 17% trong tháng 12/2008.

Tổng thống Hàn Quốc Lee Myung Bak cho biết, nền kinh tế nước này có thể xấu đi nhiều hơn so với dự báo trước đây. Cách đây chưa lâu, ông Lee Myung Bak cho rằng, GDP của Hàn Quốc có thể tăng trưởng âm trong nửa đầu năm 2009.

Hôm qua, Chính phủ Hàn Quốc tuyên bố sẽ bơm thêm 50.000 tỷ Won vốn vay và bảo lãnh tín dụng cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Trước đó, Hàn Quốc tung ra các kế hoạch cắt giảm thuê, tăng chi tiêu và bơm thanh khoản với tổng trị giá 140.000 tỷ Won, tương đương 15% GDP của nước này.

* Tại Việt Nam, liên doanh ôtô Hòa Bình (Mekong Auto) đang lắp ráp các sản phẩm của Ssangyong Motor. Các mẫu xe của Ssangyong Motor được biết đến nhiều nhất tại Việt Nam thời gian qua là Musso, Pronto.

(Theo VnEconomy)

  • Mỹ chế tạo các bộ phận xe ôtô từ vỏ dừa
  • Những cái nhất của thị trường xe Mỹ năm 2008
  • Toyota Nhật Bản dừng sản xuất 11 ngày
  • Năm đáng quên của công nghiệp xe hơi
  • Năm 2009, lượng xe bán ra sẽ giảm 5 triệu chiếc
  • DN ô tô thận trọng với kế hoạch mở rộng đầu tư
  • 3 đề xuất tháo gỡ khó khăn của các doanh nghiệp sản xuất ôtô
  • 2008- năm tồi tệ nhất 3 thập kỷ qua của ngành ô tô Nhật Bản
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Phân tích ngành than và điện năm 2010
  • Xuất khẩu Dệt May năm 2010 : Mục tiêu 10,5 tỷ USD
  • Năm 2010, xuất khẩu gỗ đạt 3 tỷ USD?
  • Phấn đấu đến năm 2010, kim ngạch xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ của Việt Nam đạt 1,5 tỷ USD
  • Bàn về quy hoạch phát triển ngành công nghiệp ô tô Việt Nam đến năm 2010, tầm nhìn đến 2020
  • "Đường đi" của giá vật liệu xây dựng sẽ ra sao?
  • Phát triển ngành công nghiệp phụ trợ: Cơ hội đã đến
  • Phát triển công nghiệp ô tô của Việt Nam: Bài học đắt giá
  • Giải pháp hợp lý để phát triển khu kinh tế miền trung
  • Ngành gốm sứ: Công nghiệp phát triển, thủ công lu mờ
  • Còn chỗ cho đầu tư bia, nước giải khát
  • Top 15 hãng tàu container