Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Ngành công nghiệp ôtô: Đầu tư sản xuất mới khó


Ông Trần Bá Dương. (Ảnh: Internet).

Đổ tới hàng trăm tỷ đồng vào 3 nhà máy tại Chu Lai (Quảng Nam), hiện là doanh nghiệp trong nước đầu tư lớn nhất vào sản xuất ôtô, ông Trần Bá Dương, Tổng giám đốc Công ty ôtô Trường Hải tuyên bố: “Có tâm huyết mới đầu tư, chứ đi buôn thì tôi… làm ngon lành hơn nhiều”.

Ông vốn xuất thân từ doanh nghiệp kinh doanh buôn bán ôtô, đã khá thành công, vốn liếng tính sơ sơ cũng không ít. Lý do gì ông lại đổ tiền vào đầu tư sản xuất ôtô?


Ông Trần Bá Dương: Đó là tâm huyết. Tôi nói vậy nhiều người cho là sách vở. Nhưng quả thực như chị đã nói, tôi xuất thân từ anh đi buôn, tôi có nhiều kinh nghiệm trong đi buôn. Nếu chỉ đơn thuần đi buôn, tôi làm ngon, mà lại nhàn. Còn đầu tư, vốn phải bỏ ra lớn, thời gian thu hồi vốn lâu, rủi ro nhiều, lợi nhuận ít hơn.

Thực tế đã cho thấy làm ôtô rất khó, cần rất nhiều nỗ lực của doanh nghiệp. Tôi đầu tư vào sản xuất chỉ vì ước mơ người Việt cũng sẽ làm ra được những chiếc ôtô chất lượng không kém ai, giá thành không quá đắt để nhiều người có cơ hội được sở hữu ôtô.

Nhưng đã là doanh nghiệp thì bài toán kinh tế không thể không được tính đến. Phải chăng ông nhắm đến thị trường ôtô Việt Nam được đánh giá là “rất tiềm năng” với dân số hơn 80 triệu người?

Ông Trần Bá Dương: Thị trường ôtô Việt Nam đúng là rất tiềm năng. Chính vì thế đã và đang có rất nhiều hãng xe trên thế giới nhảy vào Việt Nam. Và như vậy doanh nghiệp sản xuất trong nước đang phải đối mặt với áp lực cạnh tranh rất lớn, nhất là khi thuế nhập khẩu giảm theo cam kết.

Vì vậy để hỗ trợ sản xuất trong nước, giữ vững thị trường cần phải nhanh chóng xây dựng dòng xe chiến lược. Đây là cách đi mà các quốc gia khác đã làm và thành công như Thái Lan, Hàn Quốc, Trung Quốc.

Ngành công nghiệp ôtô trong nước đã có một thời gian dài được hưởng các chính sách ưu đãi, hỗ trợ, song đến nay khả năng cạnh tranh vẫn rất thấp. Theo cam kết, lộ trình giảm thuế sẽ diễn ra rất nhanh trong thời gian ngắn, liệu các doanh nghiệp có kịp phát triển?


Ông Trần Bá Dương: Ngành công nghiệp ôtô cũng cần phải phát triển theo từng bước, từ xe tải, xe buýt và nay là đến xe du lịch. Trước đây chúng ta chưa hội tụ đủ các yếu tố để phát triển bởi doanh nghiệp vẫn đầu tư thấp, dàn trải, thị trường nhỏ, chính sách hạn chế sử dụng ôtô áp dụng thời gian dài, giao thông chưa phát triển…

Theo lộ trình cam kết, đến năm 2018 thuế nhập khẩu ôtô từ các nước trong khu vực ASEAN sẽ phải xuống 0%, như vậy còn khoảng 8 năm. Đúng là thời gian còn rất ngắn. Nếu không làm nhanh sẽ không kịp. Vì vậy, ngay trong năm nay các doanh nghiệp cần phải đưa ra được dòng xe chiến lược để Nhà nước có các chính sách hỗ trợ.

Việc xây dựng dòng xe chiến lược sẽ tạo điều kiện tập trung đầu tư sản xuất quy mô lớn, phát triển ngành công nghiệp phụ trợ, giảm nhu cầu nhập khẩu, hạn chế nhập siêu. Người tiêu dùng cũng có lợi, bởi chúng ta tập trung được công nghệ, nguồn nhân lực.

Sản lượng tăng lên giá xe sẽ rẻ, cùng với đó dịch vụ sau bán hàng tốt hơn, phụ tùng thay thế rẻ hơn…

Theo ông dòng xe chiến lược cần phải đáp ứng các tiêu chí gì?

Ông Trần Bá Dương: Là loại xe có thể sử dụng nhiều mục đích khác nhau; nhỏ, gọn, phù hợp điều kiện hạ tầng giao thông; có nhiều chỗ ngồi; giá bán thấp, kinh tế trong sử dụng, ít tiêu hao nhiên liệu, thân thiện môi trường; sử dụng nhiên liệu tại chỗ; ứng dụng các công nghệ cao; có thể sản xuất với số lượng lớn và xuất khẩu.

Cụ thể đó là dòng xe nhỏ đến 5 chỗ ngồi dung tích máy 1.5L (với các ưu thế phù hợp di chuyển nội đô, ít tiêu hao nhiên liệu, giá thành thấp, an toàn nhỏ gọn, ít chiếm diện tích) và dòng xe đa dụng 6 - 9 chỗ, dung tích máy dưới 2.0L (phù hợp cho cả gia đình và công sở sử dụng, giá thành phù hợp, ít tiêu hao nhiên liệu, chở được nhiều người).

Để phát triển dòng xe chiến lược cần phải có các chính sách gì?


Ông Trần Bá Dương: Theo tôi, cần phải định kỳ xem xét, điều chỉnh hợp lý các biểu thuế nhưng vẫn đảm bảo tính ổn định, thống nhất. Cụ thể, đối với thuế tiêu thụ đặc biệt, loại xe từ 1 - 5 chỗ ngồi giảm từ mức 45% hiện nay xuống 35% đối với loại xe dung tích xilanh 1.5 lít trở xuống; tăng từ 60% lên 70% đối với loại xe dung tích xilanh trên 4.0 lít, giữ nguyên mức thuế hiện hành với các loại xe khác.

Loại xe 6 - 9 chỗ ngồi cần giảm từ 45% xuống 35% cho xe có dung tích xilanh dưới 2.0 lít, giảm từ 50% xuống 45% cho xe từ 2 - 3 lít và giữ nguyên các loại còn lại. Giảm 50% mức lệ phí trước bạ và thuế giá trị gia tăng đối với dòng xe chiến lược.

Tuy nhiên, như ông thấy đấy, bản thân các doanh nghiệp cũng chưa thống nhất quan điểm trong việc lựa chọn loại xe nào là xe chiến lược. Chưa có loại xe nào thì khó có thể nói đến chính sách đầu tư, hỗ trợ?

Ông Trần Bá Dương: Các ý kiến đưa ra mang tính chất tranh luận. Căn cứ vào các tiêu chí đặt ra, tôi tin rằng Bộ Công Thương sẽ sớm đưa ra được loại xe chiến lược để sớm trình Chính phủ.

Khi thực hiện cần theo các tiêu chí như dự án sản xuất các sản phẩm có tỉ lệ nội địa hóa cao, không dừng lại ở mức sản xuất lắp ráp đơn giản; dự án có vốn đầu tư lớn; dự án có tiềm năng xuất khẩu trong khu vực AFTA; dự án ứng dụng công nghệ cao; dự án đầu tư sản xuất linh kiện phụ tùng, dự án cam kết đầu tư phát triển lâu dài.

Nếu không có quyết sách về dòng xe chiến lược trong năm nay thì tôi cũng sẽ hạn chế đầu tư sản xuất và chuyển sang buôn bán nhập khẩu cho… dễ!

Xin cảm ơn ông!

(Doanh nhân/Vietnam+)

  • “Trung Quốc cần khuyến khích tiêu thụ xe điện”
  • Chính sách cho dòng xe chiến lược: Cần nhưng chưa đủ
  • Công nghiệp ô tô VN: “Dập, hàn, sơn, ráp”
  • Đạt 2 – 7%: vỡ mộng nội địa hoá sản xuất ôtô
  • Công nghiệp phụ trợ ôtô: 10 năm vẫn chưa lớn
  • Thị trường ô tô: Công nghệ xanh và sự tiện dụng
  • Ôtô từ 6 đến 9 chỗ là dòng xe chiến lược của VN
  • Dòng xe chiến lược : Liệu có hài hoà lợi ích?
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Phân tích ngành than và điện năm 2010
  • Xuất khẩu Dệt May năm 2010 : Mục tiêu 10,5 tỷ USD
  • Năm 2010, xuất khẩu gỗ đạt 3 tỷ USD?
  • Phấn đấu đến năm 2010, kim ngạch xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ của Việt Nam đạt 1,5 tỷ USD
  • Bàn về quy hoạch phát triển ngành công nghiệp ô tô Việt Nam đến năm 2010, tầm nhìn đến 2020
  • "Đường đi" của giá vật liệu xây dựng sẽ ra sao?
  • Phát triển ngành công nghiệp phụ trợ: Cơ hội đã đến
  • Phát triển công nghiệp ô tô của Việt Nam: Bài học đắt giá
  • Giải pháp hợp lý để phát triển khu kinh tế miền trung
  • Ngành gốm sứ: Công nghiệp phát triển, thủ công lu mờ
  • Còn chỗ cho đầu tư bia, nước giải khát
  • Top 15 hãng tàu container