Không chỉ các tập đoàn xe hơi Mỹ bị lâm nạn do thị trường thu hẹp, mà ngay cả những công ty xe hơi luôn ăn nên làm ra của Nhật Bản cũng gặp khó.
Chỉ cần một trong ba đại gia xe hơi Mỹ sụp đổ thì hiệu ứng dây chuyền có thể làm “chết chìm” nhiều công ty khác; do đó không chỉ Mỹ, Nhật mà cả châu Âu cũng đang tính kế hoạch cứu vãn ngành xe hơi.
Với một doanh nhân cần cù làm lụng, không có gì vui hơn là nhìn thấy đối thủ cạnh tranh của mình bị ngã ngựa. Tuần trước, khi các sếp của ba tập đoàn xe hơi GM, Ford và Chrysler (Big Three) ngả nón xin tiền Quốc hội Mỹ, người ta hình dung rượu sakê sẽ chảy như thác trong văn phòng các công ty xe hơi Nhật Bản. Ba tập đoàn xe hơi Nhật Bản - Toyota, Honda, Nissan - bao năm nay đã ra sức đấu tranh để vượt qua ba tập đoàn Mỹ từng hùng mạnh một thời; giờ đây, dường như chiến thắng đang trong tầm tay người Nhật. Cho dù được Chính phủ Mỹ cứu thì cả ba tập đoàn GM, Ford và Chrysler cũng phải được tổ chức lại, nhỏ hơn và yếu hơn, tạo điều kiện dễ dàng cho các đối thủ châu Á tranh giành thị phần cả ở nước Mỹ và trên toàn cầu.
Tuy vậy, các nhà sản xuất xe hơi Nhật chưa thể ăn mừng mà thêm lo. Cũng như các đối thủ không may mắn ở Mỹ, họ cũng đang đau đớn vì suy giảm doanh số “chưa từng thấy”, theo lời ông Mitsuo Kinoshita, Phó chủ tịch điều hành tập đoàn Toyota. Tháng 11 vừa qua là thời gian khốn khó nhất của ngành xe hơi Nhật trong hơn ba thập niên, khi lượng xe bán ra thị trường nội địa giảm 27,3% so với cùng kỳ năm trước, lượng xe hơi Nhật bán ra thị trường Mỹ giảm tới 30%.
Dù chưa có công ty xe hơi nào của Nhật đứng trước bờ vực phá sản như các công ty Mỹ, nhưng các tập đoàn Toyota, Honda, Nissan đều đã phải giảm dự báo về tăng trưởng doanh số, sa thải nhân viên và thu hẹp sản xuất. Toyota ghi nhận doanh số sút giảm bảy tháng liên tiếp và lợi nhuận quí 3 giảm tới 70%. Dự báo lợi nhuận của Toyota trong năm tài chính hiện nay (kết thúc vào tháng 3-2009) chỉ còn khoảng 6 tỉ đô la, bằng một phần ba so với năm trước.
Chris Richter, chuyên viên phân tích cao cấp của Công ty môi giới tài chính CLSA tại Hồng Kông, nhận định: “Chúng ta đang chứng kiến sự quay đầu đi xuống nghiêm trọng nhất trong hoạt động của các nhà sản xuất xe hơi Nhật Bản. Trước kia họ cũng đã từng chứng kiến sự suy thoái nhưng chưa bao giờ ở quy mô toàn cầu như thế này. Ngay các mẫu xe được ưa chuộng Honda Civic và Toyota Prius cũng không bán chạy như trước”.
Triển vọng u ám này sẽ còn tồi tệ hơn nếu một trong ba đại gia xe hơi Mỹ sụp đổ. Hiệu ứng dây chuyền của nó sẽ dẫn tới sự sụp đổ của các công ty cung ứng phụ tùng xe hơi, hiện cũng đang cung ứng cho các máy lắp ráp của Toyota, Honda và Nissan tại Mỹ. Theo Hiệp hội Các nhà sản xuất xe hơi, năm ngoái lượng xe mà ba tập đoàn này sản xuất trên đất Mỹ chiếm tới 67% tổng lượng xe hơi Nhật bán được tại Mỹ, chưa kể việc xuất khẩu xe hơi Nhật sản xuất tại Mỹ sang các thị trường khác. Sự đình trệ đột ngột trong việc cung cấp linh kiện phụ tùng có thể buộc các công ty này đóng cửa nhiều dây chuyền lắp ráp, dẫn tới nhiều thiệt hại nghiêm trọng.
Ngoài ra, nếu một vài đại gia xe hơi Mỹ sụp đổ thì hiện tượng sa thải công nhân, mất việc làm sẽ làm cho thị trường tiêu thụ xe hơi bị thu hẹp hơn nữa. Hiện thời, tình trạng đóng băng tín dụng đã khiến người tiêu thụ ở Mỹ khó vay tiền mua xe, nguyên nhân dẫn tới sự suy sụp của Big Three và khó khăn của các công ty xe hơi Nhật. Cho dù các công ty Nhật có nhân cơ hội này mà tăng được thị phần tại Mỹ thì những lợi ích gặt hái được cũng không đủ bù vào những tác động tiêu cực.
“Trong tình huống này, tăng thị phần chưa phải là một chiến lược tốt”, ông Yoshida nói.
Bình thường, tăng thị phần là mục tiêu số một của các doanh nghiệp Nhật; và đến nay các hãng xe hơi Nhật và Hyundai của Hàn Quốc đã chiếm khoảng 44% thị trường xe hơi Mỹ. Nhưng mối bận tâm chính của các công ty Nhật bây giờ là làm sao duy trì được lợi nhuận trong một hoàn cảnh chưa từng có trước đây.
Tập đoàn Honda vừa rút ra khỏi cuộc đua xe hơi Công thức 1 để tập trung vào lĩnh vực kinh doanh cốt lõi. Sau khi giá cổ phiếu trên thị trường mất 50% giá trị so với đầu năm nay, Toyota nhanh chóng thành lập Hội đồng Khẩn cấp về Cải thiện Lợi nhuận do Chủ tịch tập đoàn Katsuaki Watanabe lãnh đạo nhằm tìm cách giảm chi phí. Hội đồng đã lên kế hoạch cắt giảm sản xuất, sa thải khoảng 50% nhân viên hợp đồng và giảm 10% tiền thưởng mùa đông của cán bộ quản lý.
Từ tháng 10, Toyota đã nỗ lực thúc đẩy doanh số tại thị trường Mỹ bằng chương trình tài trợ với lãi suất 0% - một biện pháp kích cầu mà các công ty xe hơi Mỹ không thể nào chạy theo được. Các công ty Nhật cũng tập trung nhiều hơn vào Trung Quốc và Ấn Độ. Tuy các thị trường này vẫn còn tăng trưởng nhưng quy mô quá nhỏ, phần lợi nhuận thu được không bù nổi sự sút giảm ở thị trường Bắc Mỹ.
“Nước đã tràn ra khỏi thùng, không thể dùng một chiếc ly mà hốt lại được”, ông Yoshida chua chát nhận xét về triển vọng u ám của ngành xe hơi, không chỉ của Mỹ mà cả của Nhật Bản.
Big Three được cứu như thế nào?
Kế hoạch cứu nguy ngành công nghiệp xe hơi đang nguy cấp của Mỹ sẽ bao gồm việc thành lập một cơ quan giám sát ngang cấp bộ và một điều khoản thu hồi tiền hỗ trợ nếu cơ quan giám sát quyết định rằng các công ty xe hơi không thực hiện đầy đủ những biện pháp cải tổ. Ngân sách cho việc cứu nguy sẽ được rút từ chương trình tín dụng ưu đãi giúp các công ty xe hơi sản xuất những loại xe tiết kiệm nhiên liệu; quy mô của khoản tiền này chưa được xác định, song một số chuyên viên tại Quốc hội Mỹ tiết lộ là vào khoảng 15 tỉ đô la.
Ủy ban giám sát, gồm bộ trưởng các bộ Tài chính, Năng lượng, Lao động, Thương mại và Giao thông, cùng với lãnh đạo Cơ quan Bảo vệ Môi trường, có trách nhiệm giám sát việc tái cơ cấu toàn diện ngành công nghiệp xe hơi Mỹ.
Điều kiện để được cứu mà các nhà sản xuất xe hơi phải chấp nhận cũng tương tự như những điều kiện mà các ngân hàng đã từng chấp nhận trong gói cứu nguy thị trường Wall Street trị giá 700 tỉ đô la trước đây. Những điều kiện tài chính bao gồm hạn chế tiền lương tiền thưởng của giới quản trị doanh nghiệp, ngừng việc thanh toán cổ tức, dành cho chính phủ một phần lợi nhuận tương lai và bảo đảm rằng người đóng thuế sẽ được hoàn trả vốn trước tất cả các cổ đông khác. Có khả năng một số lãnh đạo chóp bu của ba tập đoàn xe hơi cũng sẽ bị thay thế.
Tổng thống mới được bầu Barack Obama hôm Chủ nhật lên tiếng ủng hộ dự thảo luật về cứu nguy các tập đoàn xe hơi đang được thảo luận tại Quốc hội Mỹ, nhưng ông phê phán gay gắt giới lãnh đạo các tập đoàn xe hơi đã theo đuổi một cách dai dẳng “giải pháp đà điểu” đối với những vấn đề đã âm ỉ từ lâu trong các tập đoàn.
Với những người chủ ý mua xe ga cao cấp thì yếu tố đem ra so sánh giữa những sản phẩm của các hãng khác nhau không phải là giá cả, mà là thỏa mãn nhu cầu.
Sản xuất ô tô và phụ tùng ô tô sẽ là một trong sáu ngành công nghiệp ưu tiên trong chiến lược công nghiệp hóa của Việt Nam trong khuôn khổ hợp tác Việt Nam - Nhật Bản trong thời gian tới mà Thủ tướng Chính phủ vừa phê duyệt.
Nhiều doanh nghiệp kinh doanh cà phê xuất khẩu đang có nguy cơ phá sản vì nợ nần và không có khả năng trả nợ. Theo nhiều chuyên gia trong ngành, tình hình này là do gần 4 năm qua các doanh nghiệp ngành cà phê đã chịu mức lãi suất cho vay khá cao cộng với những rủi ro của thị trường cà phê xuất khẩu biến động bất thường.
Đạt tỷ lệ phiếu thuận 85%, Hội đồng Nhân dân thành phố Hà Nội vừa chính thức thông qua tờ trình của UBND thành phố về việc ban hành một số quy định thu phí, lệ phí trên địa bàn.
Các doanh nghiệp sản xuất ô tô gặp khó khăn, bán hàng chậm lại, lượng tồn kho lớn dẫn tới phải dừng sản xuất… có thể kéo theo những hậu quả khác không mong muốn
Các hãng chế tạo ô tô loại vừa của Nhật Bản đang xem lại chiến lược phát triển động cơ cho dòng xe bốn chỗ. Hãng Suzuki cho biết sẽ hướng tới sản xuất các động cơ loại nhỏ cho phép giảm 1/3 trọng lượng, trong khi một số hãng khác như Mazda cũng công bố kế hoạch sản xuất linh kiện có thể lắp đặt với bất kỳ chủng loại động cơ nào nhằm giảm giá thành sản phẩm.
Bộ Ngân khố Mỹ hôm qua (12/12) tuyên bố sẵn sàng cứu ngành công nghiệp ô tô khỏi bờ vực phá sản sau khi kế hoạch giải cứu ba đại gia ô tô bị bác bỏ ở Thượng viện.
Sau khi Thượng viện Mỹ bác bỏ kế hoạch giải cứu ngành công nghiệp ô tô trị giá 14 tỷ USD trong ngày 12/12, các nhà sản xuất ô tô Đức lo sợ bị "tụt hậu" đã kêu gọi Chính phủ cứu trợ để vượt qua khó khăn.
Canada đã công bố gói hỗ trợ trị giá 2,8 tỉ USD cho ngành công nghiệp ô tô nước này một khi chính phủ Mỹ đồng ý kế hoạch giải cứu ngành ô tô của Mỹ.
Mạnh mẽ và sang trọng, những chiếc BMW là người bạn đồng hành ưa thích của các cô gái xinh đẹp gợi cảm.
Dân Mỹ lo lắng, bất bình, cầu nguyện và "khóc" cho tương lai của ngành công nghiệp Mỹ sau khi Thượng viện phủ quyết kế hoạch hỗ trợ 14 tỷ USD.
“6 năm qua, chúng tôi phải vật lộn với khủng hoảng vận tải biển, kinh tế suy thoái, những khó khăn do căng thẳng tại Biển đông… Thực sự chúng tôi sắp hết hơi rồi!” - ông Vũ Đức Then - Phó Chủ tịch Hội vận tải biển Diêm Điền - Thái Bình bày tỏ.
Hiệp hội Hồ tiêu Việt Nam (VPA) cho biết khối lượng tiêu xuất khẩu tháng 7 ước đạt 9.000 tấn, với giá trị đạt 74 triệu USD, đưa khối lượng xuất khẩu tiêu 7 tháng đầu năm 2014 lên 119.000 tấn với giá trị 862 triệu USD, tăng gần 29% về khối lượng và tăng 42% về giá trị so với cùng kỳ năm 2013.
Là "công xưởng của thế giới" lâu nay song chi phí đắt lên, cộng với những rủi ro nội tại, Trung Quốc mất dần sự hấp dẫn trong mắt nhà đầu tư quốc tế.
Từ đầu năm đến nay, nhiều doanh nghiệp ngành dệt may, sản xuất xơ, sợi nước ngoài (doanh nghiệp FDI) tìm đến xây dựng nhà máy sản xuất ở Việt Nam với quy mô vốn đầu tư lớn.
EVN lý giải nguyên nhân vẫn phải mua điện từ phía Trung Quốc sau những ý kiến trái chiều của các chuyên gia và dư luận. Để đảm bảo cung cấp điện ổn định và đảm bảo chất lượng điện năng cho các tỉnh Tây Bắc, EVN vẫn phải duy trì mua điện Trung Quốc với một sản lượng tối thiểu.
Nhu cầu sản phẩm công nghiệp có xu hướng tăng trở lại trong khi tồn kho vẫn tiếp tục ở mức cao, giá trị gia tăng thấp là những gam màu chính trong bức tranh sản xuất công nghiệp nửa đầu năm 2014.
Với những người chủ ý mua xe ga cao cấp thì yếu tố đem ra so sánh giữa những sản phẩm của các hãng khác nhau không phải là giá cả, mà là thỏa mãn nhu cầu.
Thủ tướng Chính phủ đã ký Quyết định số 39/2013/QĐ-TTg ngày 27/6/2013 về việc sửa đổi, bổ sung Khoản 1 Điều 2 Quy chế hoạt động của Khu kinh tế Đình Vũ - Cát Hải, thành phố Hải Phòng ban hành kèm theo Quyết định số 69/2011/QĐ-TTg ngày 13/12/2011.
“Thông minh như thế mà tại sao làm những chuyện như thế, nói thực là tôi không hiểu”, Phó chủ Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP) Nguyễn Hữu Dũng nói tại cuộc gặp gỡ báo chí sáng 5/7.
Mặc dù ảnh hưởng của cuộc suy thoái kinh tế toàn cầu đã làm cho sức mua tại hầu hết các thị trường lớn của ngành dệt may như Mỹ, EU, Nhật... sụt giảm nghiêm trọng, nhưng ngành dệt may VN đã nỗ lực cạnh tranh với các nước XK để giành lấy phần thị trường đang bị co hẹp, đồng thời đẩy mạnh việc chiếm lĩnh thị trường nội địa. Ông Lê Quốc Ân - Chủ tịch Hiệp hội Dệt May VN đã có cuộc trao đổi với báo giới xung quanh nội dung này.
"Năm 2010, chúng tôi sẽ cố gắng phấn đấu tăng trưởng giá trị xuất khẩu sản phẩm gỗ từ 8-10% so với năm nay. Hiệp hội sẽ đăng ký với Bộ Công Thương kim ngạch khoảng 3 tỷ USD", Tổng thư ký Hiệp hội Gỗ và Lâm sản Việt Nam, ông Nguyễn Tôn Quyền, nói với VnEconomy ngày hôm qua.
Chiến lược phấn đấu đến năm 2010, kim ngạch xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ (TCMN) phải đạt 1,5 tỷ USD là có khả năng thực hiện được. Tuy nhiên, theo đánh giá của các chuyên gia kinh tế để đạt được chỉ tiêu này, nhất là trong bối cảnh khó khăn như hiện nay thì thời gian tới cần có sự liên kết giữa các cơ quan quản lý nhằm kết hợp hài hòa và tối ưu hóa các nguồn lực cho phát triển ngành hàng này. Trong đó, các DN rất cần sự hỗ trợ kịp thời từ Chính phủ thông qua các chương trình bảo tồn làng nghề, khuyến công và xây dựng hạ tầng cơ sở.
Xác định rõ tầm quan trọng của ngành công nghiệp ô tô trong quá trình phát triển của đất nước, từ những năm đầu của thập niên 90, Việt Nam đã đưa ra nhiều khuyến khích nhằm thu hút các nhà đầu tư trong và ngoài nước tham gia vào ngành công nghiệp này. Ngày 5/10/2004, Thủ tướng Chính phủ đã ký quyết định số 177/2004/QĐ-TTg “Về việc phê duyệt quy hoạch phát triển ngành công nghiệp ô tô Việt Nam đến năm 2010, tầm nhìn đến 2020”. Tuy nhiên, sau gần 5 năm triển khai thực hiện, nhiều chỉ tiêu của quy hoạch đã không thực hiện được hoặc hầu như chắc chắn không thực hiện được, nhất là những chỉ tiêu đến năm 2010. Những chỉ tiêu đến năm 2020 cũng rất khó có thể thực hiện được. Để làm rõ vấn đề này cần phải tính các nguyên nhân, thực trạng phát triển và đưa ra các giải pháp để bảo đảm thực hiện được các mục tiêu phát triển của ngành ô tô ở Việt Nam.
Trong 3 tháng qua, giá nhiều loại vật liệu xây dựng (VLXD) đã tăng liên tục. Giới kinh doanh dự báo, khả năng giá nhiều loại VLXD còn tăng. Thông tin này đã làm cho nhiều người có kế hoạch xây dựng nhà phải tính toán lại...
Việc chọn Việt Nam làm cứ điểm sản xuất để xuất khẩu ra toàn thế giới của các tập đoàn như Samsung, Canon, Intel... là tín hiệu cho thấy cơ hội để phát triển ngành công nghiệp phụ trợ của Việt Nam đã đến.
Cách tạo dựng công nghiệp ô tô dựa quá nặng vào các nhà đầu tư nước ngoài đã khiến ngành ô tô của VN phát triển khá ì ạch, tạo ra những khó khăn cho các doanh nghiệp VN khi tham gia lĩnh vực này. Tinkinhte xin đăng lại bài viết của chuyên gia kinh tế Phạm Chi Lan trên SGGP về vấn đề này.
Cuộc khủng hoảng tài chính và suy thoái kinh tế toàn cầu đã ảnh hưởng tới nền kinh tế cả nước nói chung và thu hút đầu tư vào các khu kinh tế (KKT) miền trung nói riêng. Nhiều nhà đầu tư đã xin giãn tiến độ triển khai dự án. Các KKT miền trung cần điều chỉnh, lựa chọn những dự án và giải pháp hợp lý để thu hút đầu tư, phát triển mô hình KKT một cách có hiệu quả.
Được đánh giá là một ngành hàng mà Việt Nam có nhiều thế mạnh, nhưng ngành gốm sứ Việt Nam đang có sự phân cực rất rõ. Những đơn vị sản xuất công nghiệp - đa phần là gốm sứ xây dựng - đã và đang phát triển mạnh mẽ, trong khi dòng gốm thủ công mỹ nghệ đang gặp khó khăn rất lớn.
Tăng trưởng của Tổng công ty cổ phần Bia - Rượu – Nước giải khát Sài Gòn (Sabeco) là 38,3%; của Tổng công ty cổ phần Bia - Rượu – Nước giải khát Hà Nội (Habeco) là 28,3% và của toàn ngành nói chung là 11,8% trong năm 2008 đã cho thấy sức hấp dẫn của những ngành hàng này, đặc biệt khi mà nhiều ngành hàng khác đang phải vật lộn để có đơn hàng.
Theo ASX Alphaliner, đội tàu của 100 hãng tàu vận tải hàng đầu trên thế giới hiện gồm khoảng 6,000 tàu đang hoạt động, trong đó có khoảng 5,000 tàu là các tàu container.