Nhiều dự báo cho thấy, năm nay sẽ là một năm khó khăn đối với thị trường ô tô Việt Nam |
Sau một năm tăng trưởng đầy bất ngờ, đầu năm 2010, thị trường ô tô Việt Nam bước vào giai đoạn trầm lắng.
Giảm doanh số là tất yếu
Tháng 1/2010, mặc dù vẫn còn “dư âm” của những đơn hàng trước Tết, song các thành viên của Hiệp hội các nhà sản xuất ô tô Việt Nam (VAMA) chỉ bán được 6.961 xe ô tô các loại, giảm đến 53,8% so với doanh số bán hàng tháng 12/2009 (đạt mức kỷ lục 15.065 xe). Tháng 2, tình hình không có gì sáng sủa hơn, doanh số bán ra của VAMA cũng chỉ đạt 1.167 xe SUV/MPV và 1.612 xe thương mại, giảm lần lượt là 47% và 53% so với cùng kỳ năm ngoái.
Thực tế này không khó lý giải. Sau đợt cao điểm bán hàng cuối năm 2009, cùng với việc kết thúc các chính sách ưu đãi về thuế, phí, doanh số bán hàng đầu năm 2010 giảm sút là điều dễ hiểu. Vì vậy sự sụt giảm này cũng không phải là ngoại lệ của riêng xe sản xuất trong nước, mà ô tô nhập khẩu cũng cùng cảnh ngộ. Số liệu của Tổng cục Thống kê cho biết, tháng 1/2010 lượng ô tô nguyên chiếc nhập khẩu về Việt Nam đạt 3.400 chiếc, giảm đến 69,6% so với tháng 12/2009 (nếu so sánh riêng xe du lịch thì mức giảm là 69,7%; 2.400 chiếc/7.900 chiếc). Tháng 2/2010, lượng ô tô nguyên chiếc nhập khẩu giảm khoảng 26,5% so với tháng đầu năm (khoảng 2.500 chiếc). Cộng dồn cả hai tháng đầu năm, lượng xe nhập khẩu ước đạt khoảng 5.900 chiếc, tương đương giá trị kim ngạch 94 triệu đô la Mỹ.
Nhiều nhà sản xuất và nhập khẩu đã cố gắng “kéo” thị trường bằng nhiều cách: giảm giá, tặng phụ kiện... song những nỗ lực này cũng không tác động nhiều đến thị trường.
Khó khăn chồng chất khó khăn
Tháng 3, mặc dù các chính sách hỗ trợ vẫn đang được áp dụng, nhưng thị trường đã phát đi các tín hiệu về đợt trầm lắng tiếp theo trong năm 2010.
Nguyên nhân là bởi không chỉ các chính sách ưu đãi chấm dứt, thị trường kinh doanh ô tô còn đang phải đối mặt với nhiều khó khăn khác. Tác động lớn nhất chính là các rào cản kỹ thuật nhằm giảm nhập siêu. Bộ Công Thương đã có văn bản đến Bộ Tài chính, Bộ Giao thông - Vận tải lấy ý kiến về việc tiếp tục kiểm soát việc nhập khẩu ô tô nguyên chiếc nhằm kiềm chế nhập siêu. Hướng của Bộ Công Thương đề ra là xem xét điều chỉnh các góc độ liên quan đến mặt hàng này như mức thuế, phí, quy định đăng kiểm, thủ tục thông quan… Đơn cử như việc dự kiến chỉ giải quyết thủ tục thông quan mặt hàng ô tô tại 5 cảng ở Quảng Ninh, Hải Phòng, Đà Nẵng, TPHCM và Vũng Tàu. Hay như mới đây, Tổng cục Hải quan đã rà soát và nâng giá tính thuế mặt hàng ô tô nhập khẩu (mức tăng từ 2 - 20%). Trước đó là các chính sách hạn chế cho vay kinh doanh ô tô, là sự điều chỉnh tỷ giá hối đoái giữa đồng USD và đồng VND theo hướng giảm giá đồng Việt Nam và sắp tới đây là các đề xuất tăng lệ phí đăng ký ô tô, phí môi trường… Chưa hết, sự cố lỗi kỹ thuật chân phanh của xe Toyota, Ford, lỗi an toàn của Hyundai… không thể không tác động tiêu cực đến sức mua trên thị trường.
Hàng loạt khó khăn như vậy khiến thông tin một số loại ô tô giảm thuế nhập khẩu theo cam kết đã không giúp thị trường khởi sắc. Các dự báo đều cho thấy, hết quý I thị trường ô tô Việt Nam sẽ bước vào giai đoạn hết sức khó khăn.
... nhưng vẫn hấp dẫn
Tuy nhiên, một diễn biến được xem là “lạ” từ thị trường ô tô Việt Nam là: bất chấp những tín hiệu không mấy lạc quan về thị trường, nhiều nhà sản xuất nước ngoài vẫn “nhảy” vào, nhiều sản phẩm mới vẫn xuất hiện. Hyundai Thành Công (nhà phân phối mới của Hyundai Hàn Quốc từ tháng 10/2009) cho biết, họ vẫn giữ kế hoạch giới thiệu chiếc Tucson 2010 ra thị trường vào giữa năm 2010. Một thương hiệu - vốn được biết đến là nhà sản xuất pin sạc, nay bắt đầu nổi danh trong lĩnh vực sản xuất ô tô là BYD (Trung Quốc) cũng không giấu diếm ý định xâm nhập thị trường Việt Nam bằng việc lựa chọn một nhà phân phối chính thức sản phẩm của mình. Dự kiến tháng 4 này, nhà phân phối sản phẩm của BYD sẽ chính thức xuất hiện với nhiều mẫu sản phẩm ăn khách. Luxgen, một thương hiệu có tiếng khác của Đài Loan, cũng sẽ xuất hiện tại thị trường Việt Nam vào thời điểm đầu tháng 4.
Cần chính sách linh hoạt
Về trách nhiệm bồi thường của Nhà nước Theo Nghị định số 16/2010/NĐ-CP, có hiệu lực thi hành từ ngày 20/4/2010, người thi hành công vụ ở các cơ quan hành chính sẽ phải bồi thường thiệt hại cho người mà họ gây ra thiệt hại trong quá trình thực thi công vụ. Xác định rõ các cơ quan có trách nhiệm bồi thường trong hoạt động quản lý hành chính và trong hoạt động thi hành án dân sự, Nghị định quy định, trong thời hạn 5 ngày làm việc kể từ ngày thụ lý đơn yêu cầu bồi thường, cơ quan có trách nhiệm bồi thường phải tiến hành việc xác minh thiệt hại để làm căn cứ xác định mức bồi thường. Trong thời hạn 3 ngày làm việc kể từ ngày kết thúc việc xác minh thiệt hại, cơ quan có trách nhiệm bồi thường phải tiến hành thương lượng với người bị thiệt hại. Trong thời hạn 3 ngày làm việc kể từ ngày kết thúc việc thương lượng, cơ quan có trách nhiệm bồi thường phải hoàn thành dự thảo quyết định giải quyết bồi thường. Khi ban hành quyết định giải quyết, cơ quan có trách nhiệm bồi thường chịu trách nhiệm trước pháp luật về quyết định của mình. Quyết định giải quyết bồi thường phải được trực tiếp chuyển giao cho người bị thiệt hại ký nhận. Ngày ký nhận này được tính là ngày nhận được quyết định. Nếu người bị thiệt hại vắng mặt, quyết định có thể giao cho người thân có đủ năng lực hành vi dân sự cùng cư trú với họ hoặc chuyển giao thông qua UBND cấp xã nơi họ cư trú. Trường hợp người bị thiệt hại từ chối nhận quyết định, người thực hiện việc chuyển giao (là đại diện của cơ quan có trách nhiệm bồi thường hoặc đại diện UBND cấp xã hoặc những người khác do pháp luật quy định) phải lập biên bản. Vẫn theo Nghị định, ngay sau khi thực hiện xong việc chi trả tiền bồi thường, thủ trưởng cơ quan có trách nhiệm bồi thường phải ra quyết định thành lập Hội đồng xem xét trách nhiệm hoàn trả (gọi tắt là Hội đồng). Thành phần Hội đồng bao gồm Chủ tịch Hội đồng là lãnh đạo cơ quan có trách nhiệm bồi thường, đại diện tổ chức công đoàn cơ quan có trách nhiệm bồi thường, thủ trưởng đơn vị trực tiếp quản lý người thi hành công vụ đã gây ra thiệt hại, người phụ trách công tác tài chính - kế toán của cơ quan có trách nhiệm bồi thường cùng một số chuyên gia về kinh tế, kỹ thuật và pháp lý có liên quan. Hội đồng chỉ họp khi có từ 2/3 tổng số thành viên Hội đồng có mặt. Việc kiến nghị về mức hoàn trả và phương thức hoàn trả được thực hiện bằng hình thức bỏ phiếu kín và theo nguyên tắc đa số trên tổng số thành viên Hội đồng có mặt. Nếu số phiếu biểu quyết ngang nhau, mức hoàn trả và phương thức hoàn trả sẽ do Chủ tịch Hội đồng quyết định. Về mức hoàn trả, trong trường hợp người thi hành công vụ có lỗi cố ý gây ra thiệt hại, nhưng chưa đến mức bị truy cứu trách nhiệm hình sự thì sẽ phải hoàn trả một khoản tiền tối đa không quá 36 tháng lương. Còn đến mức bị truy cứu trách nhiệm hình sự thì phải hoàn trả toàn bộ số tiền mà Nhà nước đã bồi thường cho người bị thiệt hại theo quyết định của Tòa án có thẩm quyền giải quyết vụ án hình sự. Trường hợp người thi hành công vụ có lỗi vô ý, mức hoàn trả tối đa không quá 3 tháng lương. |
(Theo Nguyễn Hà // Diễn đàn doanh nghiệp)
Chuyển nhượng, cho thuê hoặc hợp tác phát triển nội dung trên các tên miền:
Quý vị quan tâm xin liên hệ: tieulong@6vnn.com