Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Cơ hội đối với các nhà sản xuất quà tặng và đồ trang trí tại thị trường EU

Thị trường quà tặng và đồ trang trí rất nhạy cảm với điều kiện kinh tế, song triển vọng đối với các nhà sản xuất quà tặng và đồ trang trí của các nước đang phát triển tại thị trường EU rất tốt đẹp. Người tiêu dùng vẫn luôn tìm kiếm những sản phẩm độc đáo để trang trí nhà cửa và làm thay đổi không gian trong nhà. Tuy nhiên, nhà sản xuất luôn cần ghi nhớ rằng chất lượng và giá cả vẫn là những tiêu chí cơ bản quyết định việc mua hàng của người tiêu dùng.

Đối với thị trường quà tặng và đồ trang trí trong nhà, có một số cơ hội cho các nhà sản xuất từ các nước đang phát triển.
 
Cơ hội thứ nhất đó là hợp tác sản xuất với một nhà sản xuất của châu Âu.  Hiện nay, nhiều nhà sản xuất ở EU chuyển khâu sản xuất thực hiện tại các nước đang pháp triển nhằm kết hợp khai thác tính hiệu quả và hệ thống sản xuất chất lượng cao của mình với chi phí lao động thấp và tiếp cận nguồn nguyên liệu tự nhiên. Xu hướng phát triển này đã giúp các nhà sản xuất tại các nước đang phát triển có cơ hội học hỏi công nghệ mới và hệ thống sản xuất nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm.
 
Cơ hội thứ hai là khai thác thị trường sản phẩm có giá thấp. Do đặc điểm ở các nước đang phát triển chi phí lao động thấp nên những sản phẩm đỏi hỏi nhiều sức lao động có thể cạnh tranh tốt với các sản phẩm của các nhà sản xuất ở châu Âu như các tượng nhỏ có chạm khắc, giỏ bện hoặc đồ làm bằng liễu gai.
 
Cơ hội thứ ba là nhóm sản phẩm mang giá trị dân tộc độc đáo như các sản phẩm độc đáo, sản phẩm duy nhất, được làm bằng tay. Thường số lượng sản phẩm cho đoạn thị trường này rất nhỏ, có khi khách hàng đòi hỏi mỗi thứ chỉ có một sản phẩm duy nhất.
 
Thách thức lớn đối với các nhà sản xuất ở các nước đang phát triển là kỳ vọng của người tiêu dùng đối với chất lượng, kiểu dáng, màu sắc, hình dạng, sự độc đáo và tính thân thiện với môi trường ngày càng cao. Đoạn thị trường khó khăn nhất đó là đoạn thị trường bậc trung, người tiêu dùng đòi hỏi giá trị cao trong khi giá cả tương đối thấp. Ở đoạn thị trường này, các nhà sản xuất ở các nước đang phát triển còn phải cạnh tranh với các nhà sản xuất châu Âu đã quen thuộc sẵn với thị trường. Các nước Đông Âu như CH Séc, Ba Lan, Rumania, Hungari là những đối thủ cạnh tranh chính. Các nước này được hưởng lợi thế từ việc liên kết với các nhà sản xuất từ các nước đang phát triển, mặt khác họ tạo ra sự khác biệt bằng cách cung cấp sản phẩm chất lượng cao hơn nhiều nước đang phát triển.

(Vinanet)

  • Thị trường nội thất trong nước: Có kịp nắm lấy cơ hội?
  • Hàng thủ công mỹ nghệ xuất khẩu sản xuất cầm chừng
  • Nghĩ khác về gốm
  • Quê hương trong đá
  • Giải pháp phát triển ngành mây, tre Việt Nam
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Phân tích ngành than và điện năm 2010
  • Xuất khẩu Dệt May năm 2010 : Mục tiêu 10,5 tỷ USD
  • Năm 2010, xuất khẩu gỗ đạt 3 tỷ USD?
  • Phấn đấu đến năm 2010, kim ngạch xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ của Việt Nam đạt 1,5 tỷ USD
  • Bàn về quy hoạch phát triển ngành công nghiệp ô tô Việt Nam đến năm 2010, tầm nhìn đến 2020
  • "Đường đi" của giá vật liệu xây dựng sẽ ra sao?
  • Phát triển ngành công nghiệp phụ trợ: Cơ hội đã đến
  • Phát triển công nghiệp ô tô của Việt Nam: Bài học đắt giá
  • Giải pháp hợp lý để phát triển khu kinh tế miền trung
  • Ngành gốm sứ: Công nghiệp phát triển, thủ công lu mờ
  • Còn chỗ cho đầu tư bia, nước giải khát
  • Top 15 hãng tàu container