Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Liên bang Nga: Thị trường tiềm năng cho các sản phẩm đồ gỗ và thủ công mỹ nghệ xuất khẩu Việt Nam

Thị trường Liên bang Nga với 142 triệu dân, GDP bình quân đầu người 9.075 USD, mức tăng trưởng kinh tế năm 2007 là 8,1%. Hàng năm có 43% tổng nhu cầu đồ gỗ nội thất, thủ công mỹ nghệ của Liên bang Nga phải nhập khẩu do tốc độ đô thị hoá cao. Đây chính là một thị trường đầy tiềm năng cho các doanh nghiệp xuất khẩu đồ gỗ và thủ công mỹ nghệ (TCMN) của ViệtNam.

Tuy nhiên, khoảng cách giữa tiềm năng và khả năng thực hiện của các doanh nghiệp sản xuất đồ gỗ nội thất, TCMN của nước ta xuất khẩu vào thị trường Nga còn quá xa. Kim ngạch xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ của Việt Nam năm 2008 sang Liên bang Nga đạt 4,5 triệu USD; sản phẩm mây, tre, cói và thảm đạt 4,6 triệu USD. Trong khi đó, tổng mức tiêu dùng đồ gỗ của thị trường Nga năm 2008 là 4,5 tỷ USD, năm 2008 tăng 14,6% so với năm 2007 (khoảng 5,2 tỷ USD). Nga là một trong những thị trường lớn về nhập khẩu đồ gỗ cao cấp từ các nước như Ý, Đức, Tây Ban Nha… đồ gỗ trung bình từ Trung Quốc, Indonesia…

Thuế nhập khẩu đồ gỗ vào thị trường Nga với cách tính thuế theo trọng lượng sản phẩm. Thuế nhập khẩu đồ gỗ hiện tại Nga đang áp dụng là 1.300 euro/tấn, thuế VAT 18% tính trên giá trị tối thiểu 5.000 USD/tấn. Đây thực sự là một thách thức cho các doanh nghiệp muốn thâm nhập vào thị trường này. Đối với các sản phẩm bán thành phẩm, được miễn thúê nhập khẩu và thuế VAT tính theo giá trị hoá đơn. Điều đó có lợi cho các doanh nghiệp nhỏ sản xuất trong nước (thị phần của doanh nghiệp này tăng trong các năm 2000-2004 từ 11% lên 20%) nhưng cũng làm cho giá trị sản phẩm nhập khẩu tăng và trở thành thị trường cạnh tranh cao.

Xu hướng tiêu dùng của người Nga là không tiếc tiền cho việc làm đẹp nhà cửa và chuộng sản phẩm chất lượng cao, kiểu dáng đẹp phù hợp với không gian và phong cách Nga. Những người có tuổi đời từ 36-40 thích đồ gỗ theo phong cách hiện đại và những người có độ tuổi từ 45-62 thì lại thích phong cách cổ điển. Trong tổng sản phẩm đồ gỗ mà thị trường Nga tiêu thụ năm 2007, thì 23% là đồ gỗ văn phòng, 77% là đồ dùng nội thất, đáng chú ý là sản phẩm đồ gỗ không bọc nệm chiếm 74%, sản phẩm có bọc nệm chiếm 26%.

Phần lớn người Nga làm việc trong các thành phố, tầng lớp trung lưu ngày một nhiều và đa số có nhà ở ngoại ô. Đây là đối tượng mua sắm đồ gỗ nhiều nhất. Doanh nghiệp sản xuất hàng có phong cách cổ điển và chất lượng cao sẽ có ưu thế khi thâm nhập vào thị trường này. Yêu cầu chung của thị trường cũng không quá khắt khe như Nhật Bản hay một số nước Âu-Mỹ. Những yêu cầu cơ bản như tuân thủ pháp luật có liên quan, nhãn hiệu, những yêu tố ảnh hưởng đến môi trường sinh thái, sức khoẻ người tiêu dùng, an toàn đều phải tôn trọng; yêu cầu chất lượng đều phải dựa theo tiêu chuẩn của Liên bang Nga và tham khảo tiêu chuẩn của các nước Tây Âu.

Nhu cầu đồ gỗ Nga đang có xu hướng tăng nhập khẩu từ nhiều nguồn khác nhau để làm phong phú thị trường, sẽ là cơ hội cho sản phẩm đồ gỗ, hàng thủ công mỹ nghệ của ViệtNam thâm nhập vào thị trường này. Các doanh nghiệp Việt Nam có thể liên doanh, liên kết với các doanh nghiệp Nga để đưa bán thành phẩm vào và làm tăng giá trị tại Nga; nâng cao tỷ lệ nội địa hoá và sức cạnh tranh, là xu hướng đang được khuyến khích. Có lẽ đây là cách tiếp cận thuận lợi nhất. Ngoài ra, cộng đồng hơn 700.000 người Việt Nam đang sống tại Nga sẽ là cầu nối tốt nhất cho doanh nghiệp trong nước. Tháng 5/2009, ở Nga sẽ có hội chợ chuyên ngành đồ gỗ là cơ hội để doanh nghiệp đồ gỗ trong nước ra mắt người tiêu dùng Nga. Để thực hiện, các doanh nghiệp cần tìm cách giảii quyết những khó khăn như tìm đúng đối tác; rào cản thuế quan làm tăng cao mức độ cạnh tranh; sự ảnh hưởng về độ ẩm môi trường đến chất lượng sản phẩm.

Người Nga vốn rất có thiện cảm với Việt Nam, nhưng đồ gỗ và hàng thủ công mỹ nghệ của ta còn chưa chiếm được cảm tình của người Nga. Vì vậy, thâm nhập thị trường này là cần thiết, nhưng phải mất thời gian và cần thông tin để tìm hiểu thị trường, quảng bá sản phẩm và tìm kiếm đối tác tin cậy. Từng doanh nghiệp phải chọn sản phẩm và chiến lược riêng của mình. Củng cố nâng cao năng lực sản xuất, chất lượng sản phẩm; chọn đúng sản phẩm, đúng phân khúc thị trường là đáp án chung để thâm nhập thị trường.

(Theo Vinanet)

  • Thị trường nội thất trong nước: Có kịp nắm lấy cơ hội?
  • Hàng thủ công mỹ nghệ xuất khẩu sản xuất cầm chừng
  • Nghĩ khác về gốm
  • Quê hương trong đá
  • Giải pháp phát triển ngành mây, tre Việt Nam
  • 50% nguyên liệu hàng thủ công mỹ nghệ phải nhập khẩu
  • Hàng thủ công mỹ nghệ ở Bến Tre Biến thứ liệu từ dừa thành sản phẩm giá trị
  • Thông báo Danh sách sơ tuyển – Doanh nghiệp xuất khẩu uy tín năm 2008 ngành hàng Gỗ và Thủ công mỹ nghệ
  • Hàng thủ công mỹ nghệ Việt Nam thu hút khách Nhật
  • Thị trường mây tre đan truyền thống: Loay hoay tìm lối ra
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Phân tích ngành than và điện năm 2010
  • Xuất khẩu Dệt May năm 2010 : Mục tiêu 10,5 tỷ USD
  • Năm 2010, xuất khẩu gỗ đạt 3 tỷ USD?
  • Phấn đấu đến năm 2010, kim ngạch xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ của Việt Nam đạt 1,5 tỷ USD
  • Bàn về quy hoạch phát triển ngành công nghiệp ô tô Việt Nam đến năm 2010, tầm nhìn đến 2020
  • "Đường đi" của giá vật liệu xây dựng sẽ ra sao?
  • Phát triển ngành công nghiệp phụ trợ: Cơ hội đã đến
  • Phát triển công nghiệp ô tô của Việt Nam: Bài học đắt giá
  • Giải pháp hợp lý để phát triển khu kinh tế miền trung
  • Ngành gốm sứ: Công nghiệp phát triển, thủ công lu mờ
  • Còn chỗ cho đầu tư bia, nước giải khát
  • Top 15 hãng tàu container