Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Nghề thủ công nghệ tại BR-VT: Khó từ sân nhà!

Vắng bóng khách mua hàng

Thời gian qua, kinh doanh các sản phẩm mỹ nghệ từ sò ốc tại TP. Vũng tàu rơi vào tình trạng ế ẩm, kéo theo nguy cơ mai một ngành hàng truyền thống tại địa phương vốn “vang bóng một thời”.

Điều này đòi hỏi các cơ quan chức năng của tỉnh giải “bài toán” về khôi phục ngành nghề độc đáo không thể thiếu đối với ngành dịch vụ du lịch cũng như giải quyết việc làm cho lao động trên địa bàn tỉnh.

Quên... tiếp thị

Bà Trần Thị Sáu - chủ hộ kinh doanh tại siêu thị Mỹ nghệ TP Vũng Tàu cho biết: Từ ngày giải tỏa khu bán  hàng lưu niệm sò, ốc mỹ nghệ bãi trước đưa vào siêu thị buôn bán, tình hình kinh doanh hết sức khó khăn, ảm đạm. Lúc đầu, tổng số quầy hàng khoảng 50. Sau hơn hai năm kinh doanh, hiện chỉ còn có 9 quầy. Bản thân bà Sáu, trước đây thuê 90 m2 quầy sạp để trưng bày hàng nhưng nay bà phải trả lại hơn phân nửa bởi do khách đến mua hàng rất ít, thậm chí có ngày không có một ai mua. Trong khi đó, hàng tháng bà Sáu phải trả tiền thuê mặt bằng 6 triệu đồng.

Một siêu thị được xây dựng quy mô khang trang, khá lộng lẫy với kinh phí hàng trăm tỷ đồng nhằm phục vụ cho việc kinh doanh hàng mỹ nghệ mà ế ẩm thì quả là điều không tưởng. Nguyên nhân là do từ khi đi vào hoạt động đến nay, dù để phục vụ cho du khách thập phương, nhưng không hề có một chương trình quảng bá, giới thiệu nào về địa chỉ cũng như chức năng của siêu thị này đến các khách sạn, khu du lịch của tỉnh. Trong khi vị trí của siêu thị lại không phải là nơi du khách dễ nhận biết như các cửa hàng ở dọc bờ biển.

Ngay cả trong những dịp tổ chức những sự kiện lớn tại TP biển Vũng Tàu như giải cờ vua quốc tế, Hoa hậu quý bà đẹp và thành đạt năm 2010, Lễ hội văn hóa ẩm thực thế giới năm 2010...  nhưng ban tổ chức đã không hề tính đến việc tạo điều kiện cho các gian hàng siêu thị mỹ nghệ vào khuôn viên của các khu vực thi đấu lễ hội để quảng bá giới thiệu với du khách về sản phẩm sò ốc mỹ nghệ của địa phương, đồng thời bán hàng lưu niệm cho du khách. Kết quả là cả một thời gian dài diễn ra các sự kiện, chẳng mấy du khách nào mua được quà lưu niệm từ siêu thị Mỹ Nghệ và người bán cũng chẳng bán được gì do đặc thù du khách đi theo xe đoàn, cứ hết giờ thi là họ lên xe về nơi nghỉ, đến giờ đi là lên xe ra nơi thi đấu, hoặc diễn ra các chương trình hoạt động. Chị Nguyễn Thị Cẩm Hà, một chủ kinh doanh mỹ nghệ trong siêu thị mỹ nghệ “ví von” việc đưa các hộ vào kinh doanh trong siêu thị chẳng khác nào nhốt họ vào chiếc rọ chật chội, không làm sao xoay xở được.

Thiếu quy hoạch

Làm thế nào để duy trì và phát triển ngành sản xuất (SX) các mặt hàng lưu niệm từ sò ốc mỹ nghệ - đó vẫn là câu hỏi đối với chính quyền tỉnh BR-VT.

Một thực tế, dù ngành nghề này xuất hiện và tồn tại hàng bao đời nay, nhưng hiện toàn địa bàn chỉ có khoảng 30 cơ sở SX nhỏ lẻ với khoảng hơn 20 loại sản phẩm.

Theo đó quy trình sản xuất ngành hàng này chủ yếu bằng thủ công là chính. Duy nhất chỉ có Cơ sở Tiên Tiến là có công nghệ sản xuất bằng máy móc, bảy cơ sở khác chỉ xếp vào loại có công nghệ trung bình. Trong khi thị trường nội địa của mặt hàng này chiếm đến 99,96%; Tỷ trọng xuất khẩu chỉ chiếm 0,04%. Chính vì vậy, nếu tình trạng này tiếp tục kéo dài thì không thể  phát triển ngành này với quy mô lớn.

Ông Dương Bá San - Hội doanh nghiệp nhỏ và vừa BR - VT cho rằng: “Giữa SX, kinh doanh và xuất khẩu cần phải bắt tay nhau, cùng nhau phát triển. Bên cạnh đó, vấn đề phát triển thương hiệu là rất quan trọng, bởi nó gắn với chất lượng, giá cả, khâu hậu mãi... - điều này các DN vẫn chưa làm được”. 

Còn theo bà Trương Thị Xuân Lộc, Giám đốc Trung tâm xúc tiến thương mại tỉnh “Hiện cái khó là chúng ta chưa có quy hoạch khu kinh doanh mặt hàng này phù hợp”. Theo bà Lộc hiện tỉnh có rất nhiều chương trình hỗ trợ phát triển các ngành SX rất thiết thực, trong đó có ngành thủ công mỹ nghệ. Bản thân các doanh nghiệp trong ngành phải biết tranh thủ sự hỗ trợ này bằng cách liên hệ với các hiệp hội để tìm thông tin và tìm sự hướng dẫn các thủ tục để tiếp cận được sự trợ giúp. Cũng theo bà Lộc, chính quyền tỉnh luôn có những chính sách hỗ trợ như: Tham gia hội chợ triển lãm trong nước và ngoài nước, giúp thông tin quảng bá sản phẩm, khảo sát thị trường. Thậm chí, tính cũng có “show - room” giới thiệu các sản phẩm độc đáo của các doanh nghiệp trong tỉnh để giới thiệu với khách quốc tế khi họ đến với BR-VT...

Tuy nhiên, để tận dụng được các cơ hội này, theo các chuyên gia, DN cần phải chủ động. Chẳng hạn như  ý kiến của ông Nguyễn Trung Liêm, Trung tâm xúc tiến du lịch tỉnh cho rằng: Hiện BR-VT đã có một số di tích được công nhận là “Kỷ lục VN” như: Bạch Dinh, Ngọn Hải Đăng hay Thích Ca Phật Đài.. Việc tận dụng những lợi thế tên tuổi các di tích này để tiếp cận, phát triển ngành nghề là hoàn toàn có thể làm được, và nguồn thu từ đây cũng không nhỏ. Mặt khác, websile của ngành du lịch tỉnh nhằm hỗ trợ quảng bá cho các hộ kinh doanh “sò, ốc” cũng nên tận dụng, để du khách có thể tìm hiểu, trao đổi ký kết hợp tác kinh doanh mặt hàng này.

(Theo Hà My // Diễn đàn doanh nghiệp)

  • Thị trường nội thất trong nước: Có kịp nắm lấy cơ hội?
  • Hàng thủ công mỹ nghệ xuất khẩu sản xuất cầm chừng
  • Nghĩ khác về gốm
  • Quê hương trong đá
  • Giải pháp phát triển ngành mây, tre Việt Nam
  • Sản xuất hàng thủ công mỹ nghệ: Những rào cản khó vượt
  • Bà Rịa – Vũng Tàu: Sản phẩm đá mỹ nghệ được ưa chuộng
  • Sức hút đầu tư sản xuất đồ chơi
  • Đưa sơn mài vượt khó
  • Gốm sứ Việt Nam: Cơ hội bị bỏ qua
  • Một số gợi ý cho doanh nghiệp khi chuẩn bị hàng đồ gỗ mỹ nghệ xuất khẩu
  • Xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ sang Nhật Bản: Đường nào dễ đi?
  • Để hàng Thủ công mỹ nghệ Việt Nam thâm nhập sâu vào thị trường Nhật Bản
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Phân tích ngành than và điện năm 2010
  • Xuất khẩu Dệt May năm 2010 : Mục tiêu 10,5 tỷ USD
  • Năm 2010, xuất khẩu gỗ đạt 3 tỷ USD?
  • Phấn đấu đến năm 2010, kim ngạch xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ của Việt Nam đạt 1,5 tỷ USD
  • Bàn về quy hoạch phát triển ngành công nghiệp ô tô Việt Nam đến năm 2010, tầm nhìn đến 2020
  • "Đường đi" của giá vật liệu xây dựng sẽ ra sao?
  • Phát triển ngành công nghiệp phụ trợ: Cơ hội đã đến
  • Phát triển công nghiệp ô tô của Việt Nam: Bài học đắt giá
  • Giải pháp hợp lý để phát triển khu kinh tế miền trung
  • Ngành gốm sứ: Công nghiệp phát triển, thủ công lu mờ
  • Còn chỗ cho đầu tư bia, nước giải khát
  • Top 15 hãng tàu container