Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Sức hút đầu tư sản xuất đồ chơi

Thị trường đồ chơi Việt Nam đang có sức hấp dẫn các nhà đầu tư. - tinkinhte.com
Thị trường đồ chơi Việt Nam đang có sức hấp dẫn các nhà đầu tư. Ảnh: Đức Thanh
Giúp Việt Nam cải thiện ngành sản xuất đồ chơi và tận dụng các lợi thế sẵn có là một mục tiêu mà Tập đoàn TakaraTomy của Nhật Bản, là nhà sản xuất đồ chơi lớn thứ ba thế giới, nhắm tới khi mở rộng thị phần tại Việt Nam.
 
Mới đây, TakaraTomy và ba đối tác Trung Quốc là Shun Lee Vietnam Ltd, Forever True Vietnam International Ltd. và Well Power Vietnam Ltd đã khánh thành ba nhà máy sản xuất đồ chơi tại Thành phố Hải Phòng, nâng tổng số nhà máy sản xuất của TakaraTomy tại đây lên 5 nhà máy và tổng số vốn đầu tư của Tập đoàn lên 13 triệu USD.

Với tổng vốn đầu tư 10 triệu USD và nằm tại huyện Vĩnh Bảo, ba nhà máy mới bao gồm Vĩnh Chân 2 (FTV – xây dựng năm 2009), Well Power (xây dựng năm 2009) và Shun Lee (xây dựng 2008). Các nhà máy này đã chính thức hoạt động từ tháng 1/2010 và dự kiến sẽ cho ra đời lô sản phẩm đầu tiên vào tháng 2/2010. Các sản phẩm đồ chơi của TakaraTomy sẽ được xuất khẩu chủ yếu sang Nhật Bản, Hoa Kỳ và châu Âu.

Trao đổi với phóng viên Báo Đầu tư, một đại diện của TakaraTomy cho biết, TakaraTomy là tập đoàn sản xuất đồ chơi có trụ sở tại Tokyo, với 12 chi nhánh ngoài Nhật Bản. Doanh thu năm 2009 của Công ty đạt 1,95 tỷ USD, xếp thứ 3 trên thế giới trong lĩnh vực sản xuất đồ chơi. TakaraTomy đã tạo ra hàng nghìn việc làm cho lao động tại những địa phương nơi mà Tập đoàn hoạt động. Các sản phẩm của Tập đoàn tuyệt đối an toàn đối với sức khỏe con người và được kiểm định nghiêm ngặt bởi các công nghệ tiên tiến nhất của Nhật Bản.

Theo vị đại diện này, sở dĩ TakaraTomy muốn mở rộng sản xuất và thị phần đồ chơi của mình tại Việt Nam là vì các cơ sở sản xuất của Tập đoàn tại Trung Quốc đang phải đối mặt với chi phí sản xuất, nhân công và tiền thuê đất ngày càng tăng. Trong khi đó, lĩnh vực sản xuất đồ chơi lại là một trong những ưu tiên của Chính phủ Việt Nam và TakaraTomy đang nhìn nhận Việt Nam là một thị trường đầy tiềm năng cho các nhà đầu tư trong lĩnh vực sản xuất đồ chơi.

“Hiện nay, ngành sản xuất đồ chơi của Việt Nam chưa phát triển và chúng tôi muốn khẳng định vị trí của mình tại đây. Đồng thời, chúng tôi cũng muốn dần chuyển giao công nghệ sản xuất và quản lý hiện đại cho các đối tác tại Việt Nam”, vị đại diện của TakaraTomy cho biết.

Trên thực tế, tại Việt Nam có khoảng 100 cơ sở và doanh nghiệp sản xuất đồ chơi trong nước, nhưng phần lớn các sản phẩm đồ chơi của các cơ sở và doanh nghiệp này không được người tiêu dùng trong nước quan tâm. Hiện tại, hơn 80% đồ chơi tại thị trường đồ chơi Việt Nam là các mặt hàng có xuất xứ từ Trung Quốc, số còn lại chủ yếu là của châu Âu, Nhật Bản, Đài Loan và Singapore.

Là một trong những nhà đầu tư nước ngoài đầu tiên trong lĩnh vực sản xuất đồ chơi tại Việt Nam, TakaraTomy và các đối tác Trung Quốc của mình sẽ tiếp tục hợp tác với các nhà cung cấp bao bì và nguyên liệu nhựa trong nước. Đồng thời, TakaraTomy cũng sẽ tiếp tục nhập khẩu những nguyên liệu mà các doanh nghiệp trong nước không sản xuất được.

Ông Kantaro Tomiyama, Chủ tịch toàn cầu kiêm Tổng giám đốc điều hành TakaraTomy cho biết, 5 nhà máy sản xuất đồ chơi của Tập đoàn sẽ sử dụng khoảng 4.000 lao động tại Thành phố Hải Phòng và các tỉnh lân cận.

Dự kiến, số nhân công này sẽ có thể tăng gấp đôi vào năm 2011, khi việc sản xuất và kinh doanh của TakaraTomy trở nên ổn định hơn.

Với cam kết đầu tư lâu dài tại Việt Nam, TakaraTomy dự kiến sẽ chuyển 30% cơ sở sản xuất của mình ở Trung Quốc sang Việt Nam trong những năm tới. Đồng thời, Tập đoàn cũng sẽ nghiên cứu và sản xuất thêm nhiều loại đồ chơi mới, giá rẻ và thân thiện với môi trường, nhằm đáp ứng nhu cầu của thị trường Việt Nam và thế giới.

Được biết, TakaraTomy bắt đầu hoạt động tại Hải Phòng từ năm 2007. Trong ba năm qua, Tập đoàn đã đưa vào hoạt động hai nhà máy sản xuất đồ chơi là Vĩnh Chân 1 (FTV1 – xây dựng năm 2008) và Vĩnh Chân 2 (FTV 3 – xây dựng năm 2009). Tổng giá trị xuất khẩu của 2 nhà máy này là 10 triệu USD trong năm 2009.

(Theo Thanh Tùng // Báo đầu tư)

  • Thị trường nội thất trong nước: Có kịp nắm lấy cơ hội?
  • Hàng thủ công mỹ nghệ xuất khẩu sản xuất cầm chừng
  • Nghĩ khác về gốm
  • Quê hương trong đá
  • Giải pháp phát triển ngành mây, tre Việt Nam
  • Đưa sơn mài vượt khó
  • Gốm sứ Việt Nam: Cơ hội bị bỏ qua
  • Một số gợi ý cho doanh nghiệp khi chuẩn bị hàng đồ gỗ mỹ nghệ xuất khẩu
  • Xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ sang Nhật Bản: Đường nào dễ đi?
  • Để hàng Thủ công mỹ nghệ Việt Nam thâm nhập sâu vào thị trường Nhật Bản
  • Một số quy định về hóa chất khi xuất khẩu hàng TCMN vào Châu Âu & Mỹ
  • Nâng cao sức cạnh tranh của hàng thủ công mỹ nghệ: Liên kết xây dựng các cụm sản xuất
  • Doanh nghiêp xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ cần biết: Xu hướng thị trường và khả năng tiêu thụ hàng TCMN mây, tre, liễu gai tại Nhật
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Phân tích ngành than và điện năm 2010
  • Xuất khẩu Dệt May năm 2010 : Mục tiêu 10,5 tỷ USD
  • Năm 2010, xuất khẩu gỗ đạt 3 tỷ USD?
  • Phấn đấu đến năm 2010, kim ngạch xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ của Việt Nam đạt 1,5 tỷ USD
  • Bàn về quy hoạch phát triển ngành công nghiệp ô tô Việt Nam đến năm 2010, tầm nhìn đến 2020
  • "Đường đi" của giá vật liệu xây dựng sẽ ra sao?
  • Phát triển ngành công nghiệp phụ trợ: Cơ hội đã đến
  • Phát triển công nghiệp ô tô của Việt Nam: Bài học đắt giá
  • Giải pháp hợp lý để phát triển khu kinh tế miền trung
  • Ngành gốm sứ: Công nghiệp phát triển, thủ công lu mờ
  • Còn chỗ cho đầu tư bia, nước giải khát
  • Top 15 hãng tàu container