Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng
Phát triển thị trường quốc tế đối với mặt hàng quà tặng và trang trí nội thất (4)

1.3 Phân tích SWOT

1.3          Phân tích SWOT

Mô hình SWOT là kết quả của quá trình phân tích các yếu tố bên trong và bên ngoài. SWOT là viết tắt của Strengths (điểm mạnh), Weakness (điểm yếu), Opportunities (Cơ hội), Threats (Thách thức), trong đó các Điểm mạnh và Điểm yếu được coi là yếu tố môi trường nội bộ doanh nghiệp còn Cơ hội và Thách thức được coi là yếu tố môi trường bên ngoài mà doanh nghiệp phải đối mặt, được liệt kê theo mức độ quan trọng tăng dần.

Mục đích của việc phân tích này là xác định rõ vị thế của công ty trên thị trường. Bản chất của phân tích SWOT là tìm ra phân đoạn thị trường có các cơ hội phù hợp với điểm mạnh còn các thách thức có tác động nhỏ nhất tới các mặt dễ bị tổn hại, yếu thế của công ty. Trên thực tế, bằng cách tìm các cơ hội bên ngoài phù hợp với các nguồn lực bên trong, nhà xuất khẩu có thể xác định được các thị trường mục tiêu, các phân đoạn thị trường phù hợp và các sản phẩm mục tiêu trên thị trường ấy.

Đây là một ví dụ về phân tích SWOT của một công ty xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ làm từ cây lục bình có ý định xuất khẩu trực tiếp sang thị trường Đức.
 

Điểm mạnh:

•    Chúng tôi có thể phản hồi khách hàng rất nhanh vì chúng tôi có một mạng lưới tốt và nhân viên được đào tạo bài bản

•    Chúng tôi có thể chăm sóc khách hàng một cách tốt nhất

•    Chúng tôi có thể thay đổi định hướng một cách nhanh chóng nếu chúng tôi nhận thấy công việc marketing của chúng tôi không hiệu quả

•    Chúng tôi chịu ít chi phí nên chúng tôi có thể cung cấp cho khách hàng với giá tốt.
 
Điểm yếu:

•    Công ty của chúng tôi chưa được biết đến trên thị trường hoặc chưa có danh tiếng

•    Chúng tôi thiếu kỹ thuật xử lý và làm màu cho các nguyên liệu tự nhiên

•    Chúng tôi không có kinh nghiệm xuất khẩu

•    Chi phí vận chuyện đường biển từ Việt Nam đi Đức cao hơn nhiều so với từ Trung Quốc đi Đức
Cơ hội:

•    Lĩnh vực kinh doanh của chúng tôi đang được mở rộng, có nhiều cơ hội thành công trong tương lai, đặc biệt ở thị trường EU

•    Chính phủ luôn khuyến khích các doanh nghiệp trong nước phát triển nếu có khả năng

•    Các đối thủ cạnh tranh của chúng tôi về sản phẩm làm từ bèo lục bình chậm thích nghi với các kỹ năng đan mới.
 Thách thức:

•    Có xu hướng sử dụng nguyên liệu thay thế là sợi xidan được sản xuất ở Trung Quốc

•    Việc sử dụng các thiết bị sấy khô đôi khi làm cho nguyên liệu bèo lục bình hỏng nhanh do đó làm giảm chủng loại các sản phẩm sử dụng trong nhà của chúng tôi.



   
 


 

( Nguồn: VIETRADE/ITC/WTO/UNCTAD )

Bài thuộc chuyên đề: Phát triển thị trường quốc tế đối với mặt hàng quà tặng và trang trí nội thất

  • Thị trường nội thất trong nước: Có kịp nắm lấy cơ hội?
  • Hàng thủ công mỹ nghệ xuất khẩu sản xuất cầm chừng
  • Nghĩ khác về gốm
  • Quê hương trong đá
  • Giải pháp phát triển ngành mây, tre Việt Nam
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Phân tích ngành than và điện năm 2010
  • Xuất khẩu Dệt May năm 2010 : Mục tiêu 10,5 tỷ USD
  • Năm 2010, xuất khẩu gỗ đạt 3 tỷ USD?
  • Phấn đấu đến năm 2010, kim ngạch xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ của Việt Nam đạt 1,5 tỷ USD
  • Bàn về quy hoạch phát triển ngành công nghiệp ô tô Việt Nam đến năm 2010, tầm nhìn đến 2020
  • "Đường đi" của giá vật liệu xây dựng sẽ ra sao?
  • Phát triển ngành công nghiệp phụ trợ: Cơ hội đã đến
  • Phát triển công nghiệp ô tô của Việt Nam: Bài học đắt giá
  • Giải pháp hợp lý để phát triển khu kinh tế miền trung
  • Ngành gốm sứ: Công nghiệp phát triển, thủ công lu mờ
  • Còn chỗ cho đầu tư bia, nước giải khát
  • Top 15 hãng tàu container