Ông Phan Chí Dũng - Vụ trưởng Vụ Công nghiệp nhẹ, Bộ Công Thương cho biết: khả năng cạnh tranh của các sản phẩm sữa Việt Nam không cao do phải phụ thuộc chủ yếu vào nguyên liệu và thiết bị nhập khẩu, chất lượng sữa, đặc biệt là sữa bột các loại có khả năng cạnh tranh rất kém so với sữa ngoại nhập do 100% nguyên liệu, thiết bị, công nghệ phải nhập khẩu.
Tuy nhiên, sản phẩm sữa đặc có đường, sữa nước và sữa chua được đánh giá là có khả năng cạnh tranh do tỷ lệ sữa tươi trong nước sản xuất ngày càng cao, các công ty trong nước đã tạo được thương hiệu và uy tín với khách hàng.
Có thể thấy, trong mấy năm qua, sữa là một trong những ngành đạt tốc độ tăng trưởng nhanh nhất trong lĩnh vực thực phẩm ở Việt Nam, với mức tăng trưởng doanh thu trung bình đạt 18% năm.
Cùng với quá trình hội nhập toàn cầu, kinh tế trong nước ngày một phát triển, đời sống nhân dân được cải thiện đã góp phần thúc đẩy tiêu dùng sữa tại Việt Nam. Tiêu thụ sữa bình quân đầu người tại Việt Nam từ mức 8,09 lít/người/năm vào năm 2000 đã lên tới 14,81 lít/người/năm vào năm 2008, với tốc độ tăng trưởng bình quân trên 9%/năm trong giai đoạn 2000-2008. Tuy nhiên so với một số nước khác trong khu vực như Thái Lan, tiêu thụ sữa tại Việt Nam còn thấp hơn rất nhiều. Với mức tăng dân số hàng năm khoảng 1,2%, tỷ lệ tăng trưởng GDP từ 6-8%/năm, thu nhập bình quân đầu người ngày một tăng... Tiềm năng phát triển của thị trường sữa tại Việt Nam còn rất lớn.
Hội nhập kinh tế quốc tế mang đến những cơ hội cho ngành sữa Việt Nam, như: tái cấu trúc lại sản xuất, giải thể, mua bán hoặc sáp nhập các doanh nghiệp kém hiệu quả nhằm tạo ra các doanh nghiệp lớn hơn, có tiềm lực hơn.
Bên cạnh những cơ hội trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế, ngành sữa Việt Nam cũng phải đối diện những thách thức như vấn đề an toàn vệ sinh thực phẩm và chất lượng sữa. Các vụ việc như sữa có Melamine, sữa có chất lượng thấp hơn so với công bố…, khiến cho các hoạt động tiêu thụ sữa gặp khó khăn, ảnh hưởng đáng kể tới các doanh nghiệp sản xuất sữa. Đồng thời, nguồn thức ăn chăn nuôi cho bò sữa phải nhập khẩu trong xu hướng tăng cao, tác động tới chi phí đầu vào. Các hãng sản xuất sữa trong nước còn đang chịu sức ép cạnh tranh ngày một gia tăng do việc giảm thuế cho sữa ngoại nhập theo chính sách cắt giảm thuế quan của Việt Nam khi thực hiện các cam kết Hiệp định ưu đãi thuế quan có hiệu lực chung trong Khu vực Mậu dịch Tự do ASEAN (cam kết CEPT/AFTA) và cam kết với Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO).
Theo ông Phan Chí Dũng, sữa bột nhập khẩu hiện chiếm thị phần trên thị trường khá cao (khoảng 72%), sữa bột trong nước sản xuất thị phần chiếm ít hơn là Vinamilk (20%), Nutifood (5%) và khoảng dưới 10% doanh nghiệp nhỏ trong nước không có thương hiệu nhập về đóng gói. Ngoài ra, giá sữa bột nhập khẩu tại thị trường Việt Nam đôi khi lại vận động trái chiều với xu thế của thị trường thế giới và của giá sữa nguyên liệu nhập khẩu, gây nhiều bức xúc trong xã hội...
Theo các chuyên gia, để xây dựng tốt chiến lược phát triển ngành sữa Việt Nam đến năm 2020; Trong thời gian tới, cần cụ thể hoá quy hoạch phát triển ngành công nghiệp chế biến sữa Việt Nam trên các địa bàn tỉnh, thành phố; Đồng thời khuyến khích các thành phần kinh tế đầu tư xây dựng cơ sở kiểm nghiệm chất lượng sữa với trang thiết bị tiên tiến, hiện đại đạt tiêu chuẩn quốc tế để nâng cao chất lượng thành phẩm, góp phần vào sự phát triển chung của ngành sữa trong thời kỳ hội nhập.
Dù kinh tế khó khăn, tăng trưởng của ngành sữa Việt Nam vẫn đạt ở mức cao, và người tiêu dùng Việt Nam vẫn đánh giá sức khỏe là một trong những quan ngại hàng đầu của mình, chỉ đứng sau quan ngại về tình hình kinh tế và công việc đảm bảo.
Nhu cầu thấp, nguồn cung dồi dào đang tạo áp lực lên thị trường gạo xuất khẩu. Dự báo tiêu thụ lúa hè thu sẽ rất khó khăn và Hiệp hội Lương thực Việt Nam (VFA) đang đề nghị Chính phủ có kế hoạch mua tạm trữ...
Rất nhiều doanh nghiệp đã đổi tên gọi sản phẩm từ “sữa bột” hoặc “sữa công thức” thành “sản phẩm dinh dưỡng”. Nhờ Luật Giá, những sản phẩm với tên gọi mới này đã tránh sự kiểm soát của cơ quan chức năng.
Vì lợi nhuận và đồng tiền mà không ít “lò” sản xuất rượu thật đã biến tướng, chuyển hướng làm rượu giả. Chỉ là rượu bình thường pha loãng, cộng thêm chế phẩm hoặc nước lã pha với phế phẩm là họ có ngay sản phẩm cung cấp ra thị trường với giá rất phải chăng.
Nghịch lý về thừa đường, thừa muối nhưng DN vẫn đòi nhập khẩu chuyện buồn của sản xuất trong nước, nếu không nâng cao chất lượng và hạ giá thành thì những sản phẩm này rất khó có tương lai.
Sau hơn 3 năm gia nhập WTO, sữa là một trong những ngành đạt tốc độ tăng trưởng nhanh nhất trong ngành thực phẩm ở Việt Nam, với mức tăng trưởng doanh thu trung bình đạt 18% năm.
Ngày 29/10 tại TP. Hồ Chí Minh, Vụ Thị trường trong nước (Bộ Công Thương) và Dự án Hỗ trợ Thương mại Đa biên giai đoạn III sẽ tổ chức Hội thảo “Hội nhập kinh tế quốc tế - Những cơ hội và thách thức với sự phát triển của ngành sữa Việt Nam”.
Từ 11-10, sữa nguyên liệu do Công ty FrieslandCampina Việt Nam (Dutch Lady) thu mua sẽ tăng bình quân thêm 1.100 đồng/kg cho tất cả các vùng trên toàn quốc.
Với 3 nhà máy sữa có tổng vốn đầu tư gần 270 triệu USD sẽ đi vào hoạt động trong 2 năm tới, thị phần của Công ty cổ phần Sữa Việt Nam (Vinamilk) sẽ có nhiều thay đổi.
Chính sách “tính đúng, tính đủ” viện phí sẽ là sống/chết đối với không ít người dân, kể cả những người có bảo hiểm y tế do phải đồng chi trả. Để tính đúng, tính đủ viện phí, cũng cần sòng phẳng tính đúng, tính đủ xem cách quản lý thuốc và giá thuốc hiện nay đang đội viện phí như thế nào.
Giá nguyên liệu đầu vào cùng tỷ giá giữa VND/USD liên tục biến động được cho là nguyên nhân chính khiến nhiều hãng sữa chưa thể cam kết sẽ giữ nguyên giá bán cho đến cuối năm 2010.
Sau ba năm thực hiện Quyết định 161/QÐ-TTg ngày 5-2-2007 của Thủ tướng Chính phủ về quy hoạch phát triển muối và bàn biện pháp phát triển sản xuất, tiêu thụ muối, đến nay, diện tích sản xuất muối của cả nước hơn 15.200 ha, đạt mục tiêu tổng thể, nhưng chưa đạt yêu cầu về cơ cấu diện tích sản xuất muối công nghiệp và muối thủ công.
“6 năm qua, chúng tôi phải vật lộn với khủng hoảng vận tải biển, kinh tế suy thoái, những khó khăn do căng thẳng tại Biển đông… Thực sự chúng tôi sắp hết hơi rồi!” - ông Vũ Đức Then - Phó Chủ tịch Hội vận tải biển Diêm Điền - Thái Bình bày tỏ.
Hiệp hội Hồ tiêu Việt Nam (VPA) cho biết khối lượng tiêu xuất khẩu tháng 7 ước đạt 9.000 tấn, với giá trị đạt 74 triệu USD, đưa khối lượng xuất khẩu tiêu 7 tháng đầu năm 2014 lên 119.000 tấn với giá trị 862 triệu USD, tăng gần 29% về khối lượng và tăng 42% về giá trị so với cùng kỳ năm 2013.
Là "công xưởng của thế giới" lâu nay song chi phí đắt lên, cộng với những rủi ro nội tại, Trung Quốc mất dần sự hấp dẫn trong mắt nhà đầu tư quốc tế.
Từ đầu năm đến nay, nhiều doanh nghiệp ngành dệt may, sản xuất xơ, sợi nước ngoài (doanh nghiệp FDI) tìm đến xây dựng nhà máy sản xuất ở Việt Nam với quy mô vốn đầu tư lớn.
EVN lý giải nguyên nhân vẫn phải mua điện từ phía Trung Quốc sau những ý kiến trái chiều của các chuyên gia và dư luận. Để đảm bảo cung cấp điện ổn định và đảm bảo chất lượng điện năng cho các tỉnh Tây Bắc, EVN vẫn phải duy trì mua điện Trung Quốc với một sản lượng tối thiểu.
Nhu cầu sản phẩm công nghiệp có xu hướng tăng trở lại trong khi tồn kho vẫn tiếp tục ở mức cao, giá trị gia tăng thấp là những gam màu chính trong bức tranh sản xuất công nghiệp nửa đầu năm 2014.
Với những người chủ ý mua xe ga cao cấp thì yếu tố đem ra so sánh giữa những sản phẩm của các hãng khác nhau không phải là giá cả, mà là thỏa mãn nhu cầu.
Thủ tướng Chính phủ đã ký Quyết định số 39/2013/QĐ-TTg ngày 27/6/2013 về việc sửa đổi, bổ sung Khoản 1 Điều 2 Quy chế hoạt động của Khu kinh tế Đình Vũ - Cát Hải, thành phố Hải Phòng ban hành kèm theo Quyết định số 69/2011/QĐ-TTg ngày 13/12/2011.
“Thông minh như thế mà tại sao làm những chuyện như thế, nói thực là tôi không hiểu”, Phó chủ Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP) Nguyễn Hữu Dũng nói tại cuộc gặp gỡ báo chí sáng 5/7.
Mặc dù ảnh hưởng của cuộc suy thoái kinh tế toàn cầu đã làm cho sức mua tại hầu hết các thị trường lớn của ngành dệt may như Mỹ, EU, Nhật... sụt giảm nghiêm trọng, nhưng ngành dệt may VN đã nỗ lực cạnh tranh với các nước XK để giành lấy phần thị trường đang bị co hẹp, đồng thời đẩy mạnh việc chiếm lĩnh thị trường nội địa. Ông Lê Quốc Ân - Chủ tịch Hiệp hội Dệt May VN đã có cuộc trao đổi với báo giới xung quanh nội dung này.
"Năm 2010, chúng tôi sẽ cố gắng phấn đấu tăng trưởng giá trị xuất khẩu sản phẩm gỗ từ 8-10% so với năm nay. Hiệp hội sẽ đăng ký với Bộ Công Thương kim ngạch khoảng 3 tỷ USD", Tổng thư ký Hiệp hội Gỗ và Lâm sản Việt Nam, ông Nguyễn Tôn Quyền, nói với VnEconomy ngày hôm qua.
Chiến lược phấn đấu đến năm 2010, kim ngạch xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ (TCMN) phải đạt 1,5 tỷ USD là có khả năng thực hiện được. Tuy nhiên, theo đánh giá của các chuyên gia kinh tế để đạt được chỉ tiêu này, nhất là trong bối cảnh khó khăn như hiện nay thì thời gian tới cần có sự liên kết giữa các cơ quan quản lý nhằm kết hợp hài hòa và tối ưu hóa các nguồn lực cho phát triển ngành hàng này. Trong đó, các DN rất cần sự hỗ trợ kịp thời từ Chính phủ thông qua các chương trình bảo tồn làng nghề, khuyến công và xây dựng hạ tầng cơ sở.
Xác định rõ tầm quan trọng của ngành công nghiệp ô tô trong quá trình phát triển của đất nước, từ những năm đầu của thập niên 90, Việt Nam đã đưa ra nhiều khuyến khích nhằm thu hút các nhà đầu tư trong và ngoài nước tham gia vào ngành công nghiệp này. Ngày 5/10/2004, Thủ tướng Chính phủ đã ký quyết định số 177/2004/QĐ-TTg “Về việc phê duyệt quy hoạch phát triển ngành công nghiệp ô tô Việt Nam đến năm 2010, tầm nhìn đến 2020”. Tuy nhiên, sau gần 5 năm triển khai thực hiện, nhiều chỉ tiêu của quy hoạch đã không thực hiện được hoặc hầu như chắc chắn không thực hiện được, nhất là những chỉ tiêu đến năm 2010. Những chỉ tiêu đến năm 2020 cũng rất khó có thể thực hiện được. Để làm rõ vấn đề này cần phải tính các nguyên nhân, thực trạng phát triển và đưa ra các giải pháp để bảo đảm thực hiện được các mục tiêu phát triển của ngành ô tô ở Việt Nam.
Trong 3 tháng qua, giá nhiều loại vật liệu xây dựng (VLXD) đã tăng liên tục. Giới kinh doanh dự báo, khả năng giá nhiều loại VLXD còn tăng. Thông tin này đã làm cho nhiều người có kế hoạch xây dựng nhà phải tính toán lại...
Việc chọn Việt Nam làm cứ điểm sản xuất để xuất khẩu ra toàn thế giới của các tập đoàn như Samsung, Canon, Intel... là tín hiệu cho thấy cơ hội để phát triển ngành công nghiệp phụ trợ của Việt Nam đã đến.
Cách tạo dựng công nghiệp ô tô dựa quá nặng vào các nhà đầu tư nước ngoài đã khiến ngành ô tô của VN phát triển khá ì ạch, tạo ra những khó khăn cho các doanh nghiệp VN khi tham gia lĩnh vực này. Tinkinhte xin đăng lại bài viết của chuyên gia kinh tế Phạm Chi Lan trên SGGP về vấn đề này.
Cuộc khủng hoảng tài chính và suy thoái kinh tế toàn cầu đã ảnh hưởng tới nền kinh tế cả nước nói chung và thu hút đầu tư vào các khu kinh tế (KKT) miền trung nói riêng. Nhiều nhà đầu tư đã xin giãn tiến độ triển khai dự án. Các KKT miền trung cần điều chỉnh, lựa chọn những dự án và giải pháp hợp lý để thu hút đầu tư, phát triển mô hình KKT một cách có hiệu quả.
Được đánh giá là một ngành hàng mà Việt Nam có nhiều thế mạnh, nhưng ngành gốm sứ Việt Nam đang có sự phân cực rất rõ. Những đơn vị sản xuất công nghiệp - đa phần là gốm sứ xây dựng - đã và đang phát triển mạnh mẽ, trong khi dòng gốm thủ công mỹ nghệ đang gặp khó khăn rất lớn.
Tăng trưởng của Tổng công ty cổ phần Bia - Rượu – Nước giải khát Sài Gòn (Sabeco) là 38,3%; của Tổng công ty cổ phần Bia - Rượu – Nước giải khát Hà Nội (Habeco) là 28,3% và của toàn ngành nói chung là 11,8% trong năm 2008 đã cho thấy sức hấp dẫn của những ngành hàng này, đặc biệt khi mà nhiều ngành hàng khác đang phải vật lộn để có đơn hàng.
Theo ASX Alphaliner, đội tàu của 100 hãng tàu vận tải hàng đầu trên thế giới hiện gồm khoảng 6,000 tàu đang hoạt động, trong đó có khoảng 5,000 tàu là các tàu container.