Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Bảo tồn, nhân giống thủy sản đặc hữu sông Mekong

 Cá trên sông Mekong. (Nguồn: www.savethemekong.org)
Tiến sĩ Phạm Văn Khánh, Giám đốc Trung tâm Quốc gia Giống thủy sản nước ngọt Nam Bộ cho biết hiện nay đơn vị đang tập trung lưu giữ, bảo tồn, nghiên cứu và nhân giống các loại thủy sản đặc hữu.

Việc này không chỉ giúp các loài này tránh được nguy cơ tuyệt chủng mà còn góp phần giúp nghề nuôi cá nước ngọt tại các tỉnh Nam Bộ phát triển mạnh, đúng hướng.

Tiến sĩ Phạm Văn Khánh cũng cho biết dựa trên kết quả nghiên cứu về sinh học và sinh sản các loài cá nước ngọt, Trung tâm đã thiết lập gần 30 quy trình kỹ thuật sản xuất giống các loài cá nuôi ở Đồng bằng sông Cửu Long. Từ đó, góp phần xây dựng 15 bộ Tiêu chuẩn ngành của Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn về giống các loài cá nước ngọt đồng thời nhập nội và thuần hóa ba loài cá Ấn Độ từ năm 1984.

Hàng năm, Trung tâm còn thực hiện chương trình thường xuyên cấp nhà nước là “Lưu giữ nguồn gen và giống thủy sản nước ngọt” với kết quả tốt. Qua đó, đã lưu giữ gen của gần 20 loài cá kinh tế và nuôi truyền thống ở Đồng bằng sông Cửu Long đồng thời ứng dụng và phát triển công nghệ trữ tinh đông một số loài cá kinh tế, quí hiếm như cá tra cờ, cá chép, cá hô...

Đặc biệt, Trung tâm đã nghiên cứu và cho đẻ nhân tạo thành công giống cá hô - một giống cá đặc hữu của sông Mekong đang đứng trước nguy cơ tuyệt chủng và đang nghiên cứu sưu tầm, lưu giữ tiến tới cho sinh sản nhân tạo giống cá Trà Sóc chỉ có trên sông Mekong và cũng đang đứng trước nguy cơ tuyệt chủng trong tự nhiên.

Nhiều chương trình, dự án lớn trên cơ sở hợp tác quốc tế và hợp tác vùng, tiểu vùng trong các tỉnh phía Nam đang được Trung tâm Giống thủy sản nước ngọt Nam Bộ triển khai có hiệu quả cao như chọn lọc giống tôm càng xanh, nuôi cá trong vùng ngập lũ, khuyến ngư phát triển thủy sản ở Đồng bằng sông Cửu Long, nuôi các loài cá bản địa hạ lưu sông Mekong...

Chỉ tính trên lĩnh vực hỗ trợ khuyếch trương nghề nuôi thủy sản nước ngọt các tỉnh thành phía Nam, trung bình mỗi năm Trung tâm có khả năng sản xuất 300 triệu cá bột các loài thủy sản nước ngọt đặc hữu và 20-40 triệu con giống trong đó có những giống như cá hô khi nông dân có nhu cầu nuôi chỉ có thể tìm mua tại đây./.

Minh Trí (Vietnam+)

  • Cá tầm Trung Quốc được “độc quyền” tại Việt Nam?
  • Thành tỷ phú nhờ nuôi cá lăng đuôi đỏ
  • Cá tra 'chiến lược' của Việt Nam trong cơn bĩ cực
  • Quảng Ngãi: Tôm chết trắng đồng
  • Nghề nuôi cá tầm: Chưa kịp lớn đã đối diện với cái chết?
  • Cá tra Việt Nam chiếm lĩnh thị trường thế giới
  • Cải tạo chất lượng tôm giống
  • Sản phẩm cá tra Việt Nam chiếm 99,9% thị trường thế giới
  • Tiềm năng thủy sản Việt Nam trên đường hội nhập
  • Mất cân đối nguồn tôm chân trắng
  • Phát triển thủy sản ĐBSCL: Gây dựng thương hiệu toàn vùng
  • Người nuôi cá vẫn khổ
  • Phương hướng tăng cường xuất khẩu thủy sản vào các thị trường hiện hữu và tiềm năng
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Phân tích ngành than và điện năm 2010
  • Xuất khẩu Dệt May năm 2010 : Mục tiêu 10,5 tỷ USD
  • Năm 2010, xuất khẩu gỗ đạt 3 tỷ USD?
  • Phấn đấu đến năm 2010, kim ngạch xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ của Việt Nam đạt 1,5 tỷ USD
  • Bàn về quy hoạch phát triển ngành công nghiệp ô tô Việt Nam đến năm 2010, tầm nhìn đến 2020
  • "Đường đi" của giá vật liệu xây dựng sẽ ra sao?
  • Phát triển ngành công nghiệp phụ trợ: Cơ hội đã đến
  • Phát triển công nghiệp ô tô của Việt Nam: Bài học đắt giá
  • Giải pháp hợp lý để phát triển khu kinh tế miền trung
  • Ngành gốm sứ: Công nghiệp phát triển, thủ công lu mờ
  • Còn chỗ cho đầu tư bia, nước giải khát
  • Top 15 hãng tàu container