Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Cá tra Việt Nam chiếm lĩnh thị trường thế giới

Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP) vừa cho biết, sản phẩm cá tra Việt Nam đang chiếm 99,9% thị trường thế giới và dự báo vị trí này còn được giữ vững trong nhiều năm tới.

Thu hoạch cá tra ở Thốt Nốt (Cần Thơ) - Ảnh: Báo ảnh Đất Mũi

Trong quý I/2010, kim ngạch xuất khẩu cá tra đạt hơn 320 triệu USD, tăng khoảng 30% so với cùng kỳ năm 2009.

Các thị trường đều rộng cửa

Từng là thị trường tiêu thụ lớn nhất của cá tra Việt Nam, năm 2009 vừa qua, sản lượng nhập khẩu vào nước Nga đã giảm 66%. Tuy nhiên, thị trường này đã có dấu hiệu phục hồi.

Ông Dương Ngọc Minh, Trưởng ban điều hành xuất khẩu cá tra sang thị trường Nga, cho biết, không phải chỉ có thị trường Nga, hầu hết các thị trường tiêu thụ cá tra Việt Nam đều tăng trưởng mạnh, kể cả thị trường Mỹ. Các DN xuất khẩu sang Mỹ đều đã có đơn hàng cho quý II/2010.

Có nhiều động thái đang ủng hộ con cá tra, cá ba sa của Việt Nam. Với giá cả hiện nay, người nuôi đã có lãi 1.000 -1.500 đồng/ kg. Thêm vào đó, quy định nới rộng tỷ giá giữa đồng Việt Nam  so với đồng USD của Chính phủ cũng là một thuận lợi cho xuất khẩu sản phẩm này sang Mỹ.

Theo đánh giá của VASEP, cá tra Việt Nam là sản phẩm thủy sản duy nhất có tốc độ phát triển nhanh và được nhiều thị trường ưa chuộng.

Trong khoảng 10 năm gần đây, sản lượng cá tra của Việt Nam đã tăng 50 lần, giá trị xuất khẩu tăng khoảng 65 lần và hiện chiếm tới 99,9% thị phần thế giới. Cá tra hiện là một trong những sản phẩm xuất khẩu chủ lực của Việt Nam.

Phát triển cá tra thành sản phẩm xuất khẩu chủ lực

Để tiếp tục phát triển sản phẩm thủy sản này, vừa qua Chính phủ đã phê duyệt đề án “Phát triển sản xuất và tiêu thụ cá tra vùng đồng bằng sông Cửu Long đến năm 2020” với vốn  đầu tư 1.340 tỷ đồng, trong đó giai đoạn từ 2009 - 2015 đầu tư 800 tỷ đồng, từ năm 2016 - 2020 đầu tư 540 tỷ đồng.

Còn theo quy hoạch của Bộ NN&PTNT, đến năm 2020, diện tích nuôi cá tra nước ta đạt khoảng 13.000 ha (gấp đôi hiện nay), sản lượng xấp xỉ 2 triệu tấn, kim ngạch xuất khẩu hơn 2 tỷ USD.

Theo nhận định, Việt Nam hoàn toàn có khả năng tăng diện tích nuôi cá tra, cá ba sa lên gấp đôi, gấp ba lần diện tích hiện nay tại vùng ven sông Tiền, sông Hậu, với điều kiện phải làm tốt việc quản lý và xử lý nước thải từ vùng nuôi.

Để thực hiện được Đề án trên, VASEP kiến nghị cần ban hành các quy định cụ thể. Bên cạnh công tác quy hoạch và tổ chức nuôi cá tra chất lượng tốt cần quan tâm đến chất lượng VSATTP cho sản phẩm cá tra phi-lê đông lạnh xuất khẩu thông qua việc ban hành các tiêu chuẩn thống nhất; đồng thời, cần nghiên cứu ban hành các chính sách, biện pháp ổn định giá nhằm giúp người nuôi dự kiến được giá thành, chủ động ký kết các hợp đồng tiêu thụ với nhà máy chế biến, cũng như cân đối cung cầu theo mùa vụ trong năm.

Chính quyền các địa phương cần cân nhắc khi cấp phép xây mới hoặc mở rộng các nhà máy chế biến cá tra, lưu ý đến yếu tố quan trọng phải có vùng nguyên liệu, có thị trường ổn định. Hiện năng lực chế biến của các nhà máy tại đồng bằng sông Cửu Long đã vượt qua mức 600.000 tấn sản phẩm do phong trào xây dựng rầm rộ trong năm 2008.

Đặc biệt, VASEP cho rằng, cần có các chính sách và biện pháp quản lý cộng đồng thông qua các hiệp hội trong xuất khẩu cá tra. 

Với 125 thị trường nhập khẩu trên khắp thế giới, rất đa dạng về mức chất lượng, quy cách đóng gói, để ổn định thị trường, dự báo cung cầu hợp lý cho từng thị trường thì việc tổ chức để các doanh nghiệp cùng xuất vào một thị trường tham gia quản lý cộng đồng là hết sức cần thiết, góp phần nâng cao hiệu lực công tác quản lý của các cơ quan thẩm quyền trong việc ổn định và phát triển xuất khẩu một cách hiệu quả và bền vững.

VASEP cũng kiến nghị đẩy mạnh thực hiện các chương trình xúc tiến thương mại, nhằm giúp người tiêu dùng hiểu rõ giá trị của sản phẩm cá tra Việt Nam, đồng thời ngăn chặn các hoạt động "nói xấu cá tra" vì mục đích cạnh tranh từ phía các thị trường nhập khẩu.

(Theo Vũ Trọng // Tin Chính phủ)

  • Cá tầm Trung Quốc được “độc quyền” tại Việt Nam?
  • Thành tỷ phú nhờ nuôi cá lăng đuôi đỏ
  • Cá tra 'chiến lược' của Việt Nam trong cơn bĩ cực
  • Quảng Ngãi: Tôm chết trắng đồng
  • Nghề nuôi cá tầm: Chưa kịp lớn đã đối diện với cái chết?
  • Cải tạo chất lượng tôm giống
  • Sản phẩm cá tra Việt Nam chiếm 99,9% thị trường thế giới
  • Tiềm năng thủy sản Việt Nam trên đường hội nhập
  • Mất cân đối nguồn tôm chân trắng
  • Phát triển thủy sản ĐBSCL: Gây dựng thương hiệu toàn vùng
  • Người nuôi cá vẫn khổ
  • Phương hướng tăng cường xuất khẩu thủy sản vào các thị trường hiện hữu và tiềm năng
  • Xuất khẩu thủy sản: Tăng trưởng nhưng vẫn lo
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Phân tích ngành than và điện năm 2010
  • Xuất khẩu Dệt May năm 2010 : Mục tiêu 10,5 tỷ USD
  • Năm 2010, xuất khẩu gỗ đạt 3 tỷ USD?
  • Phấn đấu đến năm 2010, kim ngạch xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ của Việt Nam đạt 1,5 tỷ USD
  • Bàn về quy hoạch phát triển ngành công nghiệp ô tô Việt Nam đến năm 2010, tầm nhìn đến 2020
  • "Đường đi" của giá vật liệu xây dựng sẽ ra sao?
  • Phát triển ngành công nghiệp phụ trợ: Cơ hội đã đến
  • Phát triển công nghiệp ô tô của Việt Nam: Bài học đắt giá
  • Giải pháp hợp lý để phát triển khu kinh tế miền trung
  • Ngành gốm sứ: Công nghiệp phát triển, thủ công lu mờ
  • Còn chỗ cho đầu tư bia, nước giải khát
  • Top 15 hãng tàu container