Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Trung ương và địa phương chênh lệch 23%

Ngày 30-11, tại TP Cần Thơ, Tổng cục Thống kê tổ chức hội nghị tổng kết tổng điều tra nông thôn, nông nghiệp và thuỷ sản năm 2011, cho biết có sự chênh lệch rất lớn về số liệu giữa trung ương và địa phương.

Thống kê diện tích, sản lượng cá tra nuôi ở ĐBSCL lâu nay luôn tù mù. Ảnh: Duy Khương
Thống kê diện tích, sản lượng cá tra nuôi ở ĐBSCL lâu nay luôn tù mù. Ảnh: Duy Khương.

Cụ thể, giá trị sản xuất nông-lâm-thuỷ sản trong giai đoạn 2006-2011 tổng hợp từ các địa phương thường xuyên lớn hơn 20-23% so với số liệu tính toán tại trung ương.

Riêng năm 2011, mức độ chênh lệch là 23%. Cũng vì thế, tốc độ tăng trưởng nhiều năm qua, báo cáo của các địa phương luôn rất cao, trong khi tổng hợp cả nước lại thấp.

Chẳng hạn, tốc độ tăng giá trị sản xuất thuỷ sản năm 2011, theo Tổng cục Thống kê là 6,4%, còn tổng hợp từ các địa phương gấp hơn hai lần, đến 14,9%.

Chênh lệch số liệu, theo Tổng cục Thống kê, “phổ biến, phát sinh ở hầu hết các loại sản phẩm”.

Như về đàn bò, các địa phương báo cáo cao hơn tổng điều tra 24,4%, đồng bằng sông Hồng chênh lệch lớn nhất với 45,7%; các địa phương chênh lệch trên 100% là TP Hải Phòng, tỉnh Hậu Giang, Tây Ninh, Thái Bình.

Số liệu về đàn lợn cũng thường xuyên chênh lệch lớn, trong đó vùng Tây Nguyên lớn nhất với 40,2%.

Tổng cục Thống kê còn phát hiện sự chênh lệch kỳ quặc: “Sản lượng sản xuất một số cây lâu năm thấp hơn so với số liệu xuất khẩu trong nhiều năm”.

Tăng trưởng năng suất lúa cũng khá bất thường và “không có nguyên nhân giải thích thoả đáng”. Giai đoạn 2000-2010, tốc độ tăng năng suất lúa bình quân mỗi năm của Việt Nam là 2,3%, gấp hơn ba lần Trung Quốc, Thái Lan, gần hai lần Indonesia; sản lượng thịt lợn còn cao hơn, bình quân mỗi năm 8,7% và gấp ba lần các nước xung quanh.

“Như vậy, sau hơn 10 năm, sản lượng thịt lợn ở Việt Nam sẽ tăng gấp đôi so với hiện nay’, Tổng cục Thống kê nghi ngờ.

Ông Đỗ Thức, Tổng cục trưởng Tổng cục Thống kê, cho rằng, số liệu thống kê ở các địa phương không đúng về bản chất.

Theo ông, thường có tình trạng một tỉnh đưa số liệu tăng trưởng cao, và các tỉnh xung quanh cũng nâng lên theo. Hội nghị tại Cần Thơ kéo dài đến ngày 1-12 để tập huấn điều tra chăn nuôi trong năm 2013.

(Theo Tienphong Online)

  • Cá tầm Trung Quốc được “độc quyền” tại Việt Nam?
  • Thành tỷ phú nhờ nuôi cá lăng đuôi đỏ
  • Cá tra 'chiến lược' của Việt Nam trong cơn bĩ cực
  • Quảng Ngãi: Tôm chết trắng đồng
  • Nghề nuôi cá tầm: Chưa kịp lớn đã đối diện với cái chết?
  • Khuyến khích mô hình liên kết nuôi cá tra
  • Năm 2020 xuất khẩu thủy sản 10,5 tỉ USD: Có khả thi?
  • Chăn nuôi lớn ngồi chờ phá sản
  • Tổng quan xuất khẩu thủy sản 8 tháng đầu năm
  • Gỡ thủ tục cho doanh nghiệp xuất khẩu thuỷ sản
  • Vua Tôm “mắc kẹt”
  • Doanh nghiệp chế biến thủy sản: Ôm rủi ro vì thiếu quy hoạch
  • Chia sẻ rủi ro cùng doanh nghiệp thủy sản
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Phân tích ngành than và điện năm 2010
  • Xuất khẩu Dệt May năm 2010 : Mục tiêu 10,5 tỷ USD
  • Năm 2010, xuất khẩu gỗ đạt 3 tỷ USD?
  • Phấn đấu đến năm 2010, kim ngạch xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ của Việt Nam đạt 1,5 tỷ USD
  • Bàn về quy hoạch phát triển ngành công nghiệp ô tô Việt Nam đến năm 2010, tầm nhìn đến 2020
  • "Đường đi" của giá vật liệu xây dựng sẽ ra sao?
  • Phát triển ngành công nghiệp phụ trợ: Cơ hội đã đến
  • Phát triển công nghiệp ô tô của Việt Nam: Bài học đắt giá
  • Giải pháp hợp lý để phát triển khu kinh tế miền trung
  • Ngành gốm sứ: Công nghiệp phát triển, thủ công lu mờ
  • Còn chỗ cho đầu tư bia, nước giải khát
  • Top 15 hãng tàu container