Với tốc độ phát triển mạnh mẽ của cá tra liên tục trong hơn 10 năm, ai cũng nghĩ năm nay sẽ là “năm cá tra” khi nó làm một cuộc “truất ngôi” ngọt ngào đối với con tôm đông lạnh, mặt hàng luôn có kim ngạch xuất khẩu cao nhất trong ngành thủy sản những năm qua.
Nhưng 2 tháng gần đây, kim ngạch và sản lượng cá tra, ba sa sụt giảm mạnh, tôm đông lạnh lại vượt lên vị trí số 1. Có quá nhiều khó khăn khiến cho mặt hàng này vẫn chưa thể soán ngôi con tôm ở thời điểm hiện nay. Chỉ riêng tháng 8-2009, xuất khẩu cá tra giảm trên 20% cả về khối lượng và giá trị so với cùng kỳ năm ngoái.
Chế biến cá xuất khẩu tại Công ty APT. Ảnh: ĐỨC TRÍ |
Điều lo ngại là EU, thị trường nhập khẩu nhiều nhất mặt hàng cá tra, ba sa (chiếm 41,4% thị phần) lại sụt giảm mạnh về khối lượng (14%) và giá trị (19%), đặc biệt Tây Ban Nha, Đức, Hà Lan và Bỉ là những nước tiêu thụ nhiều nhất trong khối EU đều giảm từ 18% - 35% về giá trị. Nếu tính cả 8 tháng giảm 2,4% về giá trị so với cùng kỳ năm ngoái. Đó là chưa kể Nga và Ucraina, thị trường tăng đột biến năm ngoái, nhưng từ tháng 12-2008 đã đột ngột đóng băng, dù Nga đã “ăn hàng” trở lại từ tháng 5, nhưng với việc hạn chế số doanh nghiệp xuất khẩu làm cho kim ngạch và sản lượng giảm chỉ đạt 43 triệu USD, khiến tổng xuất khẩu 8 tháng giảm 67,7% so với cùng kỳ, thị trường Ucraina cũng giảm 44,5%. Trong khi đó, thị trường tiềm năng ở Trung Đông là Ai Cập cũng giảm mạnh (trên 40%) lượng nhập cá tra trong tháng 8.
Như vậy lượng xuất khẩu cá tra 8 tháng chỉ đạt 860 triệu USD, giảm 7,3% so cùng kỳ năm 2008 là với 928 triệu USD. Trong đó đáng lo ngại là thị trường EU đã sụt giảm mạnh về khối lượng và giá trị nhập khẩu mặt hàng này với tỷ lệ tương ứng là 14% và 19% (các thị trường lớn trong khối như Tây Ban Nha, Đức, Hà Lan và Bỉ đều giảm từ 18% - 35% về giá trị nhập khẩu). Ai Cập, vốn được coi là thị trường tiềm năng ở Trung Đông, cũng giảm mạnh nhập khẩu cá tra Việt Nam trong tháng này với mức trên 40%.
Năm 2009, xuất khẩu cá tra khá lao đao bởi những rào cản từ các nước nhập khẩu chính, trong khi nguồn cung nguyên liệu trong nước không ổn định. Những thông tin không trung thực nhằm hạ uy tín con cá tra Việt Nam của báo chí một số nước như Italia, Tây Ban Nha, Na Uy, khu vực Trung Đông và New Zealand đã làm hạn chế việc xuất khẩu con cá này. Đó là chưa kể đến nguy cơ sắp tới khi Mỹ dự định đưa cá tra Việt Nam vào danh mục cá da trơn (trước đây cũng chính Mỹ không cho Việt Nam sử dụng tên gọi này khi xuất vào Mỹ) theo Luật Farmbill 2008, nếu hiện thực sẽ là điều cực kỳ bất lợi cho con cá tra Việt Nam vốn đã bị “đánh” bởi thuế chống bán phá giá những năm qua. Vì phải đầu tư thêm nhiều thời gian, công sức, tiền của mới có thể đáp ứng những yêu cầu theo Luật Farmbill. Vì vậy, kim ngạch xuất khẩu cá tra 8 tháng đầu năm giảm 7,3% so với 928 triệu USD cùng kỳ năm ngoái đạt 860 triệu USD. Mặt hàng này chiếm trên 1/4 mức sụt giảm xuất khẩu thủy sản của cả nước. Nếu điều gì đó phấn khởi là cá tra vẫn là mặt hàng có lợi thế cạnh tranh của Việt Nam và được nhiều thị trường mới đón nhận.
Trong khi đó, mặt hàng tôm đông lạnh, cụ thể là tôm sú, gần 2 năm nay luôn gặp khó khăn đầu ra, bị tôm chân trắng cạnh tranh quyết liệt về giá, khủng khoảng kinh tế càng làm cho mặt hàng này thêm khó khăn hơn. Những thị trường truyền thống tiêu thụ nhiều tôm sú kích cỡ lớn từ 16 - 20 con/kg như Nhật Bản, Mỹ đã chuyển thói quen ăn tôm cỡ lớn sang cỡ trung, thậm chí sử dụng tôm thẻ chân trắng. Vì vậy ngành nuôi tôm thật sự lao đao. Đã có nhiều ý kiến chuyển sang nuôi tôm thẻ chân trắng vùng ở đồng bằng sông Cửu Long, vốn là vùng thế mạnh của Việt Nam về nuôi tôm sú cỡ lớn mà những nước khác như Thái Lan… khó có khả năng cạnh tranh với nước ta.
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã phải đồng ý quy hoạch, khoanh vùng để cho nuôi tôm chân trắng khu vực này, vốn trước đây cấm nghiêm ngặt vì lo sợ nguy cơ bệnh tôm thẻ chăn trắng, nhất là hội chứng Taura, vốn chưa có thuốc chữa bệnh sẽ lây qua con tôm sú.
Vậy mà thời điểm này, nhu cầu tôm sú ở nhiều thị trường đã tăng cao trở lại, nhưng do nguồn nguyên liệu tôm sú cỡ lớn giảm mạnh do bà con ngại nuôi vì giá cả giảm liên tục thấp hơn giá thành, khiến người dân dè dặt thả nuôi so với những năm trước. Ngoài ra, còn do yếu tố thời tiết diễn biến bất thường nên sản lượng càng giảm mạnh. Ngay tại Cà Mau (được xem là “mỏ tôm” của cả nước), lượng tôm chỉ đáp ứng khoảng 30% - 40% công suất nhà máy. Doanh nghiệp không mua được tôm sú cỡ lớn cho nhà máy chế biến xuất khẩu.
(Theo SGGP Online)
Chuyển nhượng, cho thuê hoặc hợp tác phát triển nội dung trên các tên miền:
Quý vị quan tâm xin liên hệ: tieulong@6vnn.com