Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Cước vận tải biển nội địa tăng mạnh

Giá cước vận tải biển nội địa đã liên tục tăng với tổng mức tăng khoảng 30-35% so với thời điểm tháng 10/2010
Từ hơn 2 tháng nay, cước vận tải biển nội địa đã liên tục tăng giá với tổng mức tăng khoảng 30 - 35% so với thời điểm tháng 10/2010. Trong đó, cước vận tải container có mức tăng mạnh nhất, còn cước hàng rời và hàng dầu cũng tăng nhưng chậm hơn. 

Tại khu vực Hải Phòng, trước tháng 10, cước vận tải biển tuyến Hải Phòng - TP.Hồ Chí Minh là 3,8 - 4,3 triệu đồng/container 20 feet và tăng thêm 500.000 đồng với container loại 40 feet. Nhưng đến thời điểm này, cước vận tải biển chiều Hải Phòng - TP.Hồ Chí Minh đã tăng gấp 1,5 - 1,7 lần, tương đương 6 triệu đồng/container 20 feet và 7 triệu đồng/container 40 feet.

Chiều TP.Hồ Chí Minh - Hải Phòng, giá cước vận chuyển cũng tăng đột biến, ở mức 5,8 - 6 triệu đồng/container 20 feet và 11,5 - 12 triệu đồng/container 40 feet. Đối với container 40 feet, do nhu cầu vận chuyển ra Hải Phòng lớn hơn nên doanh nghiệp phải tăng chi phí điều chuyển container loại này.

Theo một cán bộ của CTCP Vận tải biển Việt Nam (VOSCO), thì giá cước cao và không ngừng tăng nhưng tàu luôn đầy hàng. Vị này cho biết: “Tất cả các doanh nghiệp đều đã điều chỉnh tăng giá cước. Mức tăng tùy thuộc từng doanh nghiệp, miễn sao khách hàng chấp nhận là được”.

Nguyên nhân chính đẩy giá cước vận tải biển tăng mạnh là do hiện đã vào thời điểm gió mùa thổi, biển động mạnh, dẫn tới kéo dài thời gian chạy tàu, làm phát sinh thêm nhiều chi phí… Trước kia, tàu chạy tuyến Hải Phòng - Sài Gòn chỉ mất khoảng 7 ngày, nhưng hiện nay, mỗi chuyến kéo dài hơn 8 ngày, tùy thuộc tình hình thời tiết.

Đồng thời, cuối năm là thời điểm có sự đột biến về nhu cầu vận chuyển hàng hóa. Thời điểm này, mặt hàng phân bón nhập khẩu từ Trung Quốc tăng đột biến do nguồn cung trong nước khan hiếm. Trong khi đó, phía Trung Quốc đang tích cực thu gom các mặt hàng từ Việt
Nam, đặc biệt là hàng nông sản, thực phẩm.

Khảo sát tại cảng Hải Phòng cho thấy, nhu cầu vận chuyển Bắc – Nam và ngược lại đã tăng tới 200 - 300% chỉ trong vòng hơn 1 tháng qua. Thời điểm cuối tháng 10 sang đầu tháng 11 đã xảy ra hiện tượng quá tải, khi lượng hàng vượt quá khả năng vận tải của doanh nghiệp. Hơn nữa, tình trạng thiếu container để đóng hàng cùng với việc phát sinh các chi phí trong quá trình điều chuyển, xếp dỡ container… đã buộc doanh nghiệp vận tải phải tăng giá cước. 

Cước vận tải hàng rời và hàng dầu có mức tăng ít hơn, khoảng 10 - 15%. Cùng với cước vận tải biển, cước vận tải hàng lẻ bằng đường bộ cũng rục rịch tăng trên dưới 20%. Dù giá cước ở các tuyến lên biên giới phía Bắc như Lạng Sơn, Móng Cái, Cao Bằng đều tăng cao, nhưng thời điểm này, các chủ hàng cũng khó thuê được xe vận tải.

“Giá cước có tăng thêm 1 - 2 lần nữa nhưng khách hàng buộc phải chấp nhận vì nguồn cung xe vận tải đang ít hơn so với nhu cầu”. Đại diện một doanh nghiệp vận tải khẳng định.

(Theo Báo đầu tư)

  • Doanh nghiệp vận tải biển: “Chúng tôi sắp hết hơi rồi!”
  • Các đội tàu biển Việt Nam đang...chìm
  • Logistics nội: 'Bán thân' cho nước ngoài?
  • Cảng biển Việt Nam: Nơi quá tải, chỗ thiếu công suất
  • 5 doanh nghiệp Pháp sẽ đến Việt Nam tìm hiểu ngành cảng biển
  • Vận tải hàng không là phương tiện an toàn nhất
  • Vận tải biển lời nhờ... bán tàu!
  • Hàng hóa ùn ứ tại các cảng biển: Lỗi tại thủ tục?
  • Vận tải biển Bắc-Nam: những nghịch lý
  • Cảng Đà Nẵng sẽ tiếp nhận tàu container trên 40.000 TEU
  • Cảng Vũng Áng đón tàu 5 vạn tấn vào “ăn” hàng
  • Tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu: Đột phá công nghiệp - cảng biển
  • Mười tháng, vận chuyển 585,5 triệu tấn hàng hoá
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Phân tích ngành than và điện năm 2010
  • Xuất khẩu Dệt May năm 2010 : Mục tiêu 10,5 tỷ USD
  • Năm 2010, xuất khẩu gỗ đạt 3 tỷ USD?
  • Phấn đấu đến năm 2010, kim ngạch xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ của Việt Nam đạt 1,5 tỷ USD
  • Bàn về quy hoạch phát triển ngành công nghiệp ô tô Việt Nam đến năm 2010, tầm nhìn đến 2020
  • "Đường đi" của giá vật liệu xây dựng sẽ ra sao?
  • Phát triển ngành công nghiệp phụ trợ: Cơ hội đã đến
  • Phát triển công nghiệp ô tô của Việt Nam: Bài học đắt giá
  • Giải pháp hợp lý để phát triển khu kinh tế miền trung
  • Ngành gốm sứ: Công nghiệp phát triển, thủ công lu mờ
  • Còn chỗ cho đầu tư bia, nước giải khát
  • Top 15 hãng tàu container