Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Sức hút kinh tế cửa khẩu ở An Giang

Với hơn 96 km đường biên giới tiếp giáp với nước bạn Cam-pu-chia, An Giang là tỉnh có lợi thế rất lớn phát triển kinh tế cửa khẩu. Tiềm năng này nhiều năm qua chưa được đầu tư đúng mức. Ðầu năm 2008, khi Khu Kinh tế cửa khẩu (KTCK) An Giang chính thức đi vào hoạt động theo Quyết định số 65/2007/QÐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ, hoạt động kinh tế qua biên giới giữa An Giang và Cam-pu-chia mới thật sự khởi sắc.

Cửa khẩu quốc tế Tịnh Biên (An Giang).

Ðồng chí Lê Hữu Trang, Phó trưởng Ban quản lý (BQL) Khu KTCK tỉnh An Giang cho biết, sau khi Khu thương mại Tịnh Biên chính thức hoạt động vào đầu năm 2009, hoạt động thương mại ở khu vực biên giới tăng rất mạnh. Hiện có 52 doanh nghiệp đăng ký bán hàng miễn thuế ở đây, với số vốn hơn 400 tỷ đồng, doanh số bán hàng đạt hơn 331 tỷ dồng, cùng khoảng 484.000 lượt người mua, trong đó có 4.000 lượt người Cam-pu-chia qua mua sắm. Hàng Việt Nam chất lượng cao chiếm 30% trong số hơn 3.000 mặt hàng bày bán tại đây. Theo đồng chí Trang, các dự án đầu tư vào Khu KTCK đang được khẩn trương đẩy nhanh tiến độ hoàn thành như, khu Cửa khẩu Vĩnh Xương đã hoàn thành việc xác định hiện trạng sử dụng đất tại Khu thương mại - dịch vụ và dân cư đô thị (39 ha); Cửa khẩu Khánh Bình xây dựng xong Trạm kiểm soát liên hợp Vĩnh Hội Ðông và nâng cấp thành cửa khẩu chính của quốc gia; riêng khu vực cửa khẩu Tịnh Biên đã đưa vào sử dụng hai khu chức năng phi thuế quan là Khu thương mại Tịnh Biên (6 ha) và Khu công nghiệp Xuân Tô (57 ha)...

Một trong những nguyên nhân tạo nên sức hút ở khu vực KTCK là công tác kêu gọi đầu tư được triển khai khá đồng bộ, với chính sách ưu đãi: Ðối với doanh nghiệp mới thành lập sẽ được áp dụng mức thuế  suất thu nhập doanh nghiệp 10% trong 15 năm, sau đó  mới áp dụng mức thuế theo quy định là 28%; được miễn thuế bốn năm kể từ khi có thu nhập chịu thuế và giảm 50% số thuế phải nộp cho chín năm tiếp theo đối với cơ sở kinh doanh mới thành lập từ dự án đầu tư...

Theo đánh giá của cơ quan chức năng, các cửa khẩu trên địa bàn An Giang giữ vị trí quan trọng trong việc giao thương giữa các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long (ÐBSCL) với Vương quốc Cam-pu-chia. Ðây còn là cửa ngõ để hàng hóa trong nước tiếp cận với thị trường các nước ASEAN. Nhờ chú trọng đầu tư, kim ngạch xuất khẩu hàng hóa qua các cửa khẩu của An Giang liên tục tăng và chiếm đến 70% tổng kim ngạch xuất nhập khẩu của 10 tỉnh biên giới tiếp giáp Cam-pu-chia. Cụ thể, năm 2006 đạt 600 triệu USD, 2007 đạt 700 triệu USD, năm 2008 tăng lên 930 triệu USD và năm 2009 đạt con số kỷ lục 1,1 tỷ USD.

Bên cạnh hoạt động mậu dịch, các cửa khẩu biên giới cũng thuận lợi cho phát triển du lịch cả đường thủy và đường bộ khi mà khoảng cách từ Cửa khẩu Tịnh Biên đến thủ đô Phnôm Pênh chỉ dài 76 km. Với chính sách thông thoáng về xuất nhập cảnh giữa Việt Nam và Cam-pu-chia, lượng người qua lại các cửa khẩu của An Giang tăng nhanh. Nếu năm 2006, chỉ có gần 44.000 lượt người xuất nhập cảnh thì năm nay dự đoán sẽ tăng lên 530.000 lượt. Kinh tế phát triển, đời sống người dân vùng biên giới cũng khởi sắc. Hiện nay, khu KTCK đã trực tiếp giải quyết việc làm cho hơn 600 lao động trong khu vực. Dự kiến khi Khu thương mại Tịnh Biên được lấp đầy, sẽ tạo việc làm cho hơn 2.000 lao động. Các dịch vụ phụ trợ như nhà hàng, khách sạn, vận chuyển hàng hóa... cũng phát triển sôi động.

Tuy nhiên, theo đồng chí Lê Hữu Trang, để KTCK phát triển bền vững cần đầu tư, nâng cấp hạ tầng giao thông, nhất là đường dẫn ra các cửa khẩu. Bên cạnh đó, cần có sự ổn định trong chính sách thu hút, ưu đãi đầu tư để tránh tâm lý e ngại của doanh nghiệp vì điều kiện kinh tế, xã hội ở khu KTCK vốn còn nhiều khó khăn...

(Bài, ảnh: NGÔ CHUẨN  // Báo Nhân dân)

Khu KTCK An Giang gồm ba khu vực: hai Cửa khẩu quốc tế là Tịnh Biên (diện tích 92 km2), Vĩnh Xương (99 km2) và một Cửa khẩu quốc gia Khánh Bình (87 km2). Đến nay, đã có 25 nhà đầu tư đăng ký hoạt động tại khu KTCK, với số vốn đăng ký gần 1.600 tỷ đồng thuộc các lĩnh vực xây dựng siêu thị, kho bãi hàng hóa, chế biến hàng mộc mỹ nghệ, nước giải khát, nông sản thực phẩm, chợ và khu dân cư... Trong đó, Cửa khẩu quốc tế Tịnh Biên chiếm hơn 50% số vốn đăng ký.

  • Doanh nghiệp vận tải biển: “Chúng tôi sắp hết hơi rồi!”
  • Các đội tàu biển Việt Nam đang...chìm
  • Logistics nội: 'Bán thân' cho nước ngoài?
  • Cảng biển Việt Nam: Nơi quá tải, chỗ thiếu công suất
  • 5 doanh nghiệp Pháp sẽ đến Việt Nam tìm hiểu ngành cảng biển
  • Bàn giao hai tàu chở hàng cho nước ngoài
  • “Giả dụ bán Jestar Pacific, vẫn nhiều người muốn mua”
  • Quy hoạch 211 cảng cá, bến cá
  • Dự báo thị trường hàng không Việt Nam tăng 15%
  • Điều chỉnh Dự án cảng Cái Mép-Thị Vải
  • Ngành vận tải ô tô: Thích ứng với biến động đầu vào
  • Hiện đại hóa Cảng Quy Nhơn
  • Cảng Quảng Ninh : Tự tin vào những thành công mới
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Phân tích ngành than và điện năm 2010
  • Xuất khẩu Dệt May năm 2010 : Mục tiêu 10,5 tỷ USD
  • Năm 2010, xuất khẩu gỗ đạt 3 tỷ USD?
  • Phấn đấu đến năm 2010, kim ngạch xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ của Việt Nam đạt 1,5 tỷ USD
  • Bàn về quy hoạch phát triển ngành công nghiệp ô tô Việt Nam đến năm 2010, tầm nhìn đến 2020
  • "Đường đi" của giá vật liệu xây dựng sẽ ra sao?
  • Phát triển ngành công nghiệp phụ trợ: Cơ hội đã đến
  • Phát triển công nghiệp ô tô của Việt Nam: Bài học đắt giá
  • Giải pháp hợp lý để phát triển khu kinh tế miền trung
  • Ngành gốm sứ: Công nghiệp phát triển, thủ công lu mờ
  • Còn chỗ cho đầu tư bia, nước giải khát
  • Top 15 hãng tàu container