Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Hướng đến xây dựng Tập đoàn công nghiệp vật liệu xây dựng

Văn phòng Chính phủ vừa phát công văn thông báo kết luận của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng về hoạt động của Tổng Công ty Công nghiệp Xi măng Việt Nam (Vicem). Thủ tướng yêu cầu Hội đồng quản trị Vicem cần sớm phê duyệt chiến lược phát triển đến năm 2020, có kế hoạch cụ thể cho từng năm và định hướng kế hoạch phát triển thành Tập đoàn công nghiệp vật liệu xây dựng với sản phẩm chính là xi măng, sớm hoàn thiện đề án trình Chính phủ.
 

Tập đoàn cần chấn chỉnh, cải tiến mạng lưới phân phối sản phẩm, tiết kiệm chi phí, nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh; đáp ứng đủ xi măng cho nhu cầu thị trường.

Về giá bán xi măng, Thủ tướng chỉ đạo Vicem thực hiện việc điều chỉnh giá theo quy định của pháp lệnh giá, phù hợp với cơ chế thị trường, bảo đảm tính cạnh tranh và hiệu quả sản xuất kinh doanh. Chủ động triển khai việc tìm kiếm nguồn than nhập khẩu phục vụ sản xuất xi măng.


Việc đầu tư các cơ sở sản xuất xi măng sang Lào, Campuchia, Myanmar, Nam Trung Quốc và liên doanh, phát triển công nghiệp khai thác và chế biến thạch cao với các đối tác Lào thuộc thẩm quyền quyết định của Vicem.


Đối với các dự án xi măng, Thủ tướng yêu cầu Bộ Xây dựng rà soát quy hoạch xi măng, giám sát chặt chẽ việc triển khai các dự án hiện có, bảo đảm đủ nguyên liệu cho các nhà máy hoạt động. Đặc biệt, cần tăng cường giám sát, kiểm tra, chấn chỉnh hoạt động của các nhà máy xi măng và công tác khai thác mỏ gần các khu du lịch đáp ứng các tiêu chí về môi trường nhằm giảm thiểu các ảnh hưởng đến cảnh quan; có biện pháp giãn tiến độ huy động của các dự án chậm triển khai.


Trong quý 1-2010 phải trình Thủ tướng phê duyệt Quy hoạch phát triển xi măng đến năm 2015, định hướng đến 2025 phù hợp với yêu cầu mới, bảo đảm cảnh quan, môi trường và cân đối cung cầu. Thủ tướng cũng đồng ý Vicem đầu tư xây dựng trạm nghiền xi măng tại tỉnh Bến Tre. Các dự án đầu tư cải tiến công nghệ sử dụng năng lượng thừa và giảm phát thải khí, bảo vệ môi trường của các nhà máy xi măng sẽ được hỗ trợ lãi suất để đầu tư theo chủ trương của Chính phủ.

Hiện nay, Vicem đang nắm giữ 32,5% công suất thiết kế của các cơ sở sản xuất xi măng trong toàn quốc và chiếm 38,7% thị phần, giảm so với các năm trước đây.

(Theo SGGP)

  • Loại 9 dự án xi măng khỏi quy hoạch
  • Tìm biện pháp “phá vây” cho ngành thép
  • DN xi măng: Làm gì để tránh phá sản?
  • Úc tham gia thị trường vật liệu xây dựng Việt Nam
  • Nguyên Thứ trưởng Bộ Xây dựng "bắt bệnh" các nhà máy xi măng ôm nợ
  • Cấp phép sản xuất xi măng: "Nên dừng lại trước khi quá muộn"
  • Khai thác cát vàng trên sông Mê Kông: Lợi bất cập hại?
  • Năm 2020, Việt Nam thừa 35 triệu tấn xi măng
  • Khởi công xây dựng Nhà máy xi măng Nam Đông
  • Không thừa xi măng!
  • Tháo gỡ vướng mắc cho ngành kính xây dựng
  • Đưa thương hiệu xi măng Việt Nam vươn ra thị trường khu vực và thế giới
  • Quảng Trị: Xây nhà máy ximăng 35 vạn tấn/năm
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Phân tích ngành than và điện năm 2010
  • Xuất khẩu Dệt May năm 2010 : Mục tiêu 10,5 tỷ USD
  • Năm 2010, xuất khẩu gỗ đạt 3 tỷ USD?
  • Phấn đấu đến năm 2010, kim ngạch xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ của Việt Nam đạt 1,5 tỷ USD
  • Bàn về quy hoạch phát triển ngành công nghiệp ô tô Việt Nam đến năm 2010, tầm nhìn đến 2020
  • "Đường đi" của giá vật liệu xây dựng sẽ ra sao?
  • Phát triển ngành công nghiệp phụ trợ: Cơ hội đã đến
  • Phát triển công nghiệp ô tô của Việt Nam: Bài học đắt giá
  • Giải pháp hợp lý để phát triển khu kinh tế miền trung
  • Ngành gốm sứ: Công nghiệp phát triển, thủ công lu mờ
  • Còn chỗ cho đầu tư bia, nước giải khát
  • Top 15 hãng tàu container