Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Nghịch lý khan hiếm vật liệu xây dựng:: Quy hoạch dự báo không chính xác

 
Một số công trình giao thông ở miền Bắc đang rơi vào tình trạng thiếu vật liệu xây dựng.

 

Với điều kiện địa lý, tự nhiên đặc thù, Việt Nam có nguồn tài nguyên cát, sỏi xây dựng khá dồi dào. Tuy nhiên, hiện nay không ít DN hoạt động trong lĩnh vực xây dựng cơ bản (XDCB) giao thông lại kêu trời vì tình trạng khan hiếm những loại vật liệu xây dựng tự nhiên quan trọng như cát, đá... gây ảnh hưởng tới tiến độ thi công nhiều công trình.

 

Thiếu triền miên

 

Sau "cơn bão giá" vật liệu xây dựng, đặc biệt là những mặt hàng như: xi măng, sắt thép… diễn ra vào năm 2007, 2008, các nhà thầu thuộc khối XDCB giao thông đang dần lấy lại phong độ. Tiến độ nhiều công trình, đặc biệt là những công trình trọng điểm quốc gia được đẩy nhanh. Tốc độ giải ngân 6 tháng đầu năm nay của toàn ngành GT-VT trong lĩnh vực XDCB ở mức cao là minh chứng sinh động nhất khẳng định điều đó. Tuy nhiên, lãnh đạo nhiều DN đang kêu trời về tình trạng khan hiếm vật liệu xây dựng, đặc biệt là cát, đá tiếp tục tái diễn. Giám đốc Công ty CP Cầu 12 (Tổng Công ty Xây dựng công trình giao thông 1) Phạm Xuân Thủy cho biết, cát phục vụ cho các công trình, đặc biệt là công trình giao thông lớn, hết sức khó khăn, nhất là ở phía Nam. Được biết, việc nhập khẩu cát từ Cam-pu-chia về để phục vụ thi công cũng gặp trở ngại. Giá cát bị đẩy lên gấp khoảng 2 lần so với bình thường. Các nhà thầu "mạnh ai nấy chạy" để mua đủ cát. Dù giá cao nhưng việc mua với số lượng lớn cũng không dễ và thường bị "đong thiếu". Biết vậy nhưng DN vẫn phải chịu vì… cần. Được biết, nhiều công trình giao thông lớn đang ở giai đoạn thi công nước rút như cầu Hàm Luông, tuyến Nam Sông Hậu, Trung Lương - Mỹ Thuận, cầu Cần Thơ... cũng bị thiếu cát chất lượng cao.

 

Nếu các tỉnh phía Nam thiếu cát thì tại một số công trường giao thông ở phía Bắc lại rơi vào tình trạng thiếu đá, nhất là các tỉnh khu vực miền núi. Nghe rất bất hợp lý nhưng đó lại là sự thật. Các dự án mở rộng, nâng cấp QL 70, QL 6 đoạn đèo Pha Đin - Tuần Giáo, QL 279... luôn phải đối mặt với cảnh thiếu đá trầm trọng. Ông Nguyễn Kiều Hưng, cán bộ Ban quản lý dự án 6 (Cục Đường bộ Việt Nam), phụ trách công trường thi công QL 70 cho biết, Ban điều hành dự án luôn phải hỗ trợ nhà thầu tìm nguồn đá để bảo đảm tiến độ thi công công trình. Đá thiếu nên không ít nhà thầu phải mua ở xa, chi phí cao để thi công vì không thể đắp chiếu thiết bị chờ… Theo Tổng Giám đốc Công ty CP Đầu tư và xây dựng giao thông (Bộ GT-VT) Phạm Văn Khôi, tình trạng khan hiếm vật liệu là hiện tượng phổ biến, kéo dài. Đây là khó khăn rất lớn cho các nhà thầu ngay từ khi đấu thầu, bởi không được bỏ giá cao hơn mức dự toán và phải căn cứ vào thông báo giá của địa phương. Mà giá thực tế luôn vênh với giá thông báo của địa phương ngay cả khi không khan hiếm vật liệu.

 

Công tác dự báo có vấn đề

 

Theo Bộ Xây dựng, nước ta có nguồn cát dồi dào, phong phú cả về chủng loại, chất lượng để đáp ứng nhu cầu trong nước. Nguyên nhân dẫn tới việc thiếu một số loại vật liệu là do công tác dự báo đã không theo kịp với nhu cầu thực tế. Trong báo cáo mới đây gửi Thủ tướng Chính phủ về nhu cầu và cân đối cung - cầu cát, sỏi xây dựng trong nước đến năm 2015, định hướng đến năm 2020 và đề xuất chủ trương xuất khẩu cát, sỏi xây dựng, Bộ Xây dựng đã thừa nhận điều này. Lãnh đạo Bộ khẳng định, khối lượng tiêu thụ cát xây dựng những năm gần đây đều vượt so với nhu cầu dự báo theo quy hoạch cũ. Năm 2005 cả nước tiêu thụ 64,44 triệu mét khối cát, năm 2006 là 73,09 triệu mét khối, trong khi đó quy hoạch dự báo trước đây đến năm 2010 mới chỉ cần hơn 35 triệu mét khối. Dự báo không chính xác đã ảnh hưởng đến khai thác, đáp ứng phục vụ thi công công trình. Bộ Xây dựng kiến nghị Chính phủ yêu cầu các địa phương điều tra, cân đối nhu cầu sử dụng cát đến năm 2015 để lập quy hoạch sử dụng cũng như có giải pháp quản lý khai thác, cung cấp hiệu quả.

 

Bày tỏ quan điểm về tình trạng thiếu vật liệu, tại hội nghị về XDCB giao thông mới đây, Cục trưởng Cục Quản lý xây dựng và chất lượng công trình giao thông (Bộ GT-VT) Trần Quốc Việt cảnh báo, việc điều tra mỏ vật liệu phục vụ thi công phía tư vấn thực hiện rất sơ sài, chưa xác định được trữ lượng, tiêu chuẩn vật liệu để đề xuất giải pháp phù hợp. Ngoài ra, hàng loạt công trình giao thông lớn khởi công đồng thời trong thời gian qua cũng góp phần dẫn tới khan hiếm vật liệu. Theo Thứ trưởng Thường trực Bộ GT-VT Ngô Thịnh Đức, để hạn chế và ngăn chặn tình trạng thiếu vật liệu tiếp diễn, cần xây dựng bản đồ vật liệu xây dựng trên cả nước và áp dụng các giải pháp thay thế phù hợp nhằm bảo đảm tiến độ, sớm đưa công trình vào khai thác, góp phần thúc đẩy phát triển KT-XH mỗi địa phương và các vùng, miền. 

(Theo Nguyễn Đức Thuật // Hanoimoi Online)

  • Loại 9 dự án xi măng khỏi quy hoạch
  • Tìm biện pháp “phá vây” cho ngành thép
  • DN xi măng: Làm gì để tránh phá sản?
  • Úc tham gia thị trường vật liệu xây dựng Việt Nam
  • Nguyên Thứ trưởng Bộ Xây dựng "bắt bệnh" các nhà máy xi măng ôm nợ
  • Siết chặt quản lý chất lượng kính xây dựng
  • Lăn theo đá xây dựng
  • Giải pháp cứu kính nội
  • Biện pháp tự vệ sẽ giúp DN kính vượt qua khó khăn hiện tại
  • Doanh nghiệp sản xuất kính nổi: Yêu cầu điều tra áp dụng biện pháp tự vệ thương mại
  • Thêm một sản phẩm cho thị trường vật liệu xây dựng
  • Xem xét áp dụng “biện pháp tự vệ” đối với kính xây dựng sản xuất trong nước
  • Hướng đi mới của ngành sản xuất phụ gia xây dựng
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Phân tích ngành than và điện năm 2010
  • Xuất khẩu Dệt May năm 2010 : Mục tiêu 10,5 tỷ USD
  • Năm 2010, xuất khẩu gỗ đạt 3 tỷ USD?
  • Phấn đấu đến năm 2010, kim ngạch xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ của Việt Nam đạt 1,5 tỷ USD
  • Bàn về quy hoạch phát triển ngành công nghiệp ô tô Việt Nam đến năm 2010, tầm nhìn đến 2020
  • "Đường đi" của giá vật liệu xây dựng sẽ ra sao?
  • Phát triển ngành công nghiệp phụ trợ: Cơ hội đã đến
  • Phát triển công nghiệp ô tô của Việt Nam: Bài học đắt giá
  • Giải pháp hợp lý để phát triển khu kinh tế miền trung
  • Ngành gốm sứ: Công nghiệp phát triển, thủ công lu mờ
  • Còn chỗ cho đầu tư bia, nước giải khát
  • Top 15 hãng tàu container