Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Thị trường xi măng năm 2009: Đề phòng nguy cơ mất cân đối

Sau nhiều năm thiếu hụt, phải nhập khẩu clinker và xi măng thành phẩm, dự báo năm 2009, sản lượng xi măng trong nước sẽ đáp ứng nhu cầu. Tuy nhiên, có một vấn đề khác là do phát triển nhà máy mất cân đối, nên thị trường phía Nam vẫn thiếu hụt nghiêm trọng, buộc các doanh nghiệp (DN) phải chủ động vận chuyển sản phẩm vào thị trường này.

 Năm 2009, đủ xi măng

 Theo Bộ Xây dựng, năm 2009, dự kiến cả nước sẽ có 18 dự án xi măng hoàn thành xây lắp và đưa vào sản xuất với tổng công suất 20,47 triệu tấn. Như vậy đến hết năm 2009, tổng công suất các nhà máy xi măng đạt gần 60 triệu tấn. Trong khi đó, nhu cầu tiêu thụ xi măng khoảng 44 - 45,5 triệu tấn, tăng 10 - 11% so với năm 2008, nên Bộ Xây dựng dự báo, năng lực sản xuất xi măng trong nước  đáp ứng được nhu cầu tiêu thụ, không còn hiện tượng thiếu về nguồn.

 Tuy nhiên, cũng như mọi năm, do việc phát triển các dự án xi măng mất cân đối nên thị trường phía Nam vẫn sẽ bị thiếu hụt. Tại khu vực miền Nam, tính đến nay chỉ có 4 nhà máy xi măng lò quay sản xuất từ nguyên liệu đá vôi, với tổng công suất 7,3 triệu tấn, khả năng sản xuất năm 2009 đạt 5,5 triệu tấn. Trong khi đó, theo thống kê 5 năm trở lại đây, nhu cầu tiêu thụ xi măng phía Nam chiếm 38 - 40% nhu cầu cả nước. Năm 2009, nếu nhu cầu cả nước là 45 triệu tấn thì ở phía Nam khoảng 17,5 - 18 triệu tấn. Lượng còn thiếu khoảng 12 triệu tấn phải vận chuyển từ phía Bắc vào. Vận chuyển xi măng là giải pháp cấp bách song chi phí vận chuyển cao và không đồng đều khiến cho giá bán sẽ có biến động. Thực tế năm 2008, giá xi măng ở thị trường này leo thang chóng mặt bởi cung không đáp ứng cầu, nhiều đầu mối tiêu thụ tranh thủ găm hàng, nâng giá, buộc Chính phủ, Bộ Xây dựng phải chỉ đạo quyết liệt. Vì vậy, để khắc phục tình trạng trên, Bộ Xây dựng đã yêu cầu các DN chủ động kế hoạch, phương tiện vận chuyển clinker và xi măng vào phía Nam ngay từ ngày đầu, tháng đầu năm. Về lâu dài, để tăng nguồn cung, bảo đảm ổn định thị trường, Bộ đã yêu cầu chủ đầu tư 4 nhà máy xi măng là Hà Tiên 2, Holcim, An Phú và Minh Tâm (Bình Phước)  đẩy nhanh tiến độ, đưa công trình vào hoạt động đúng kế hoạch.

 

Văn phòng Chính phủ vừa có công văn truyền đạt ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, đồng ý giao hai bộ Giao thông - Vận tải và Xây dựng, nghiên cứu chương trình phát triển hệ thống giao thông đường bộ bằng bê tông xi măng, đặc biệt là đường cao tốc, đường qua khu vực biên giới, khu vực thường xảy ra lũ lụt, lũ quét, nhằm nâng cao tuổi thọ công trình và kích cầu xi măng trong nước. Nếu đề án được thông qua, sẽ có một lượng lớn xi măng được tiêu thụ cho các dự án làm đường.

Kích cầu xi măng

 Nếu năm 2009, dự báo sản lượng xi măng đủ đáp ứng nhu cầu trong nước, thì năm 2010, sau khi một số dự án đi vào hoạt động, sản lượng được dự báo dư thừa từ 5 đến 7 triệu tấn. Vậy giải quyết lượng dư này như thế nào?

 Ông Trần Quang Tuấn, Chánh Văn phòng Tổng Công ty Công nghiệp xi măng Việt Nam cho biết: Ngoài việc tìm hướng xuất khẩu, hiện tại trong nước vẫn có nhiều lĩnh vực cần vật liệu này nhưng chưa khai thác hết. Chẳng hạn đầu tư hệ thống giao thông đường bộ bằng bê tông xi măng thay cho bê tông nhựa, đặc biệt là hệ thống đường cao tốc, đường qua khu vực thường xảy ra lũ lụt, đường ven biên giới, nhằm nâng cao tuổi thọ công trình. Từ trước đến nay, có nhiều lần dự báo thừa xi măng, song thực tế, sản lượng vẫn thiếu, có lúc phải nhập khẩu để bổ sung.

 Bộ Xây dựng cũng đề xuất các giải pháp kích cầu xi măng trong nước, trong đó có giải pháp phát triển vật liệu không nung từ xi măng thay thế gạch, ngói từ đất sét nung. Phát triển vật liệu xây dựng không nung có nhiều cái lợi, trước hết là nhu cầu thị trường vật liệu này trong nước còn rất lớn, trong khi DN vẫn chưa khai thác hết. Mặt khác, phát triển vật liệu không nung thay thế cho vật liệu đất sét nung còn góp phần bảo đảm môi trường sinh thái, quỹ đất cho an ninh lương thực. Đồng thời với kích cầu, Bộ Xây dựng khuyến khích DN đẩy mạnh áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật, tận dụng nhiệt thải lò nung để sản xuất điện; tận dụng phế thải của các ngành công nghiệp khác làm nguyên, nhiên liệu cho ngành xi măng để tiết kiệm chi phí sản xuất, nâng cao hiệu quả đầu tư và tăng sức cạnh tranh khi tìm đường xuất khẩu. Theo Bộ Xây dựng, việc tìm giải pháp tiêu thụ xi măng khi dự báo thừa cần sớm được DN chủ động thực hiện.

(Theo báo Hà nội mới )

Bài thuộc chuyên đề: Tổng hợp thông tin dự báo kinh tế Việt Nam 2009

  • Loại 9 dự án xi măng khỏi quy hoạch
  • Tìm biện pháp “phá vây” cho ngành thép
  • DN xi măng: Làm gì để tránh phá sản?
  • Úc tham gia thị trường vật liệu xây dựng Việt Nam
  • Nguyên Thứ trưởng Bộ Xây dựng "bắt bệnh" các nhà máy xi măng ôm nợ
  • Nhiều dự án xi măng chậm tiến độ
  • Giải pháp "cứu" ngành xi măng
  • Tháo gỡ khó khăn về giá vật liệu xây dựng của Dự án đầu tư mở rộng sản xuất giai đoạn 2 Công ty Gang thép Thái Nguyên
  • Bình ổn thị trường xi-măng năm 2009
  • Năm 2009: Sản xuất xi măng đáp ứng đủ nhu cầu tiêu dùng trong nước
  • Gạch “nano” xuất hiện trên thị trường
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Phân tích ngành than và điện năm 2010
  • Xuất khẩu Dệt May năm 2010 : Mục tiêu 10,5 tỷ USD
  • Năm 2010, xuất khẩu gỗ đạt 3 tỷ USD?
  • Phấn đấu đến năm 2010, kim ngạch xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ của Việt Nam đạt 1,5 tỷ USD
  • Bàn về quy hoạch phát triển ngành công nghiệp ô tô Việt Nam đến năm 2010, tầm nhìn đến 2020
  • "Đường đi" của giá vật liệu xây dựng sẽ ra sao?
  • Phát triển ngành công nghiệp phụ trợ: Cơ hội đã đến
  • Phát triển công nghiệp ô tô của Việt Nam: Bài học đắt giá
  • Giải pháp hợp lý để phát triển khu kinh tế miền trung
  • Ngành gốm sứ: Công nghiệp phát triển, thủ công lu mờ
  • Còn chỗ cho đầu tư bia, nước giải khát
  • Top 15 hãng tàu container