Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Thừa xi măng: Các doanh nghiệp cần lên kế hoạch tính toán lại

Trong những năm gần đây, tình trạng tồn kho xi măng ngày càng trở nên phổ biến mà nguyên nhân sâu xa là do sự phát triển ồ ạt của các nhà máy sản xuất xi măng. Vậy cách khắc phục tình trạng này là thế nào? Đây là câu hỏi đặt ra cho công tác quản lý quy hoạch sản xuất xi măng ở nước ta.

 

Theo Hiệp hội Xi măng Việt Nam, tổng số các dây chuyền sản xuất xi măng ở Việt Nam năm 2009 là 105 dây chuyền với tổng công suất thiết kế hơn 61 triệu tấn, ước tính sản xuất 50 triệu tấn. Theo đó, việc sản xuất xi măng hoàn toàn đáp ứng được nhu cầu tiêu thụ trong nước. 

Năm 2008, Việt Nam tiêu thụ xấp xỉ 40,1 triệu tấn xi măng, năm 2009 tiêu thụ khoảng 44 - 45 triệu tấn. Dự báo tiêu thụ xi măng trong năm 2010 sẽ tăng thêm 4 - 5 triệu tấn, lên 48 - 50 triệu tấn. Do đó, hết năm 2009, Việt Nam sẽ đứng trong danh sách 10 quốc gia có sản lượng xi măng lớn nhất thế giới (Trung Quốc1.370 triệu tấn/năm, Ấn Độ 160 triệu tấn/năm, Mỹ 113 triệu tấn/năm, Nhật Bản 68 triệu tấn/năm, Thái Lan 65,7 triệu tấn/năm, Tây Ban Nha 54 triệu tấn/năm, Brazil 52,9 triệu tấn/năm). So với các nước trong khu vực thì tốc độ phát triển các dự án xi măng tại Việt Nam đạt mức kỷ lục. 

Để góp phần giải bài toán khó này, Tổng Công ty công nghiệp xi măng Việt Nam VICEM đã nỗ lực tìm thị trường ở các nước láng giềng như Trung Quốc, Lào, Campuchia để xuất khẩu xi măng. Trong tháng 6 vừa qua, công ty xi măng Hoàng Thạch đã xuất được lô hàng đầu tiên sang Trung Quốc theo con đường tiểu ngạch là một tín hiệu vui cho hướng ra này.

Tuy nhiên, ông Nguyễn Ngọc Anh - Tổng giám đốc Vicem cho rằng: “Việc xuất khẩu xi măng phải cân nhắc kỹ lưỡng bởi giá cước vận chuyển cao và phải cắt giảm các định phí, tài chính trong nước. Trên thế giới không có nước nào đầu tư sản xuất xi măng để xuất khẩu mà họ chỉ xuất khẩu khi trong nước dư thừa. Xuất khẩu xi măng hiệu quả kinh tế nhất là đầu tư xây dựng nhà máy xi măng tại chính thức nước đó và bán tại địa phương”.

Về giải pháp khác, Thứ trưởng Bộ Xây dựng Nguyễn Trần Nam cho rằng:“Các cơ quan liên quan cần xúc tiến sớm việc tìm kiếm thị trường xuất khẩu để đảm bảo sản xuất ổn định. Đồng thời, sẽ tập trung đầu tư xây dựng hệ thống giao thông đường bộ bằng bê tông xi măng, đặc biệt là hệ thống đường cao tốc, đường qua khu vực thường xảy ra lũ lụt, lũ quét, đường ven biên giới, nhằm nâng cao tuổi thọ của công trình”.

Tính đến cuối năm 2011, dự kiến có 63 dự án hoàn thành và sẽ đi vào sản xuất, cứ theo đà phát triển như hiện nay thì đến năm 2020, Việt Nam có khoảng 115 triệu tấn xi măng và sẽ thừa khoảng 30 - 35 triệu tấn. Bởi vậy, các doanh nghiệp cần lên kế hoạch tính toán lại vấn đề đầu tư sản xuất xi măng ở nước ta hiện nay.

 

(Theo Lưu Vân // Diễn đàn doanh nghiệp)

  • Loại 9 dự án xi măng khỏi quy hoạch
  • Tìm biện pháp “phá vây” cho ngành thép
  • DN xi măng: Làm gì để tránh phá sản?
  • Úc tham gia thị trường vật liệu xây dựng Việt Nam
  • Nguyên Thứ trưởng Bộ Xây dựng "bắt bệnh" các nhà máy xi măng ôm nợ
  • Nigeria ngừng nhập khẩu xi măng đóng bao
  • Việt Nam sẽ trong “top” 10 quốc gia có sản lượng xi măng lớn nhất thế giới
  • Inđônêxia sẽ trở thành nước nhập khẩu xi măng ròng vào năm 2011
  • Vật liệu xây dựng có nguy cơ khủng hoảng thừa cần đẩy mạnh xuất khẩu
  • Việt Nam có nguy cơ thừa xi măng cần phải tính đến xuất khẩu
  • Vật liệu xây dựng: Tăng giá để bù lỗ lúc ế
  • Nhập khẩu nhựa đường dạng lỏng tăng mạnh
  • Thị trường VLXD TP HCM: Khó lường!
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Phân tích ngành than và điện năm 2010
  • Xuất khẩu Dệt May năm 2010 : Mục tiêu 10,5 tỷ USD
  • Năm 2010, xuất khẩu gỗ đạt 3 tỷ USD?
  • Phấn đấu đến năm 2010, kim ngạch xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ của Việt Nam đạt 1,5 tỷ USD
  • Bàn về quy hoạch phát triển ngành công nghiệp ô tô Việt Nam đến năm 2010, tầm nhìn đến 2020
  • "Đường đi" của giá vật liệu xây dựng sẽ ra sao?
  • Phát triển ngành công nghiệp phụ trợ: Cơ hội đã đến
  • Phát triển công nghiệp ô tô của Việt Nam: Bài học đắt giá
  • Giải pháp hợp lý để phát triển khu kinh tế miền trung
  • Ngành gốm sứ: Công nghiệp phát triển, thủ công lu mờ
  • Còn chỗ cho đầu tư bia, nước giải khát
  • Top 15 hãng tàu container