Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Vật liệu xây dựng có nguy cơ khủng hoảng thừa cần đẩy mạnh xuất khẩu

Nhiều ngành sản xuất vật liệu xây dựng đang đứng trước nguy cơ khủng hoảng thừa và chịu cạnh tranh quyết liệt từ hàng ngoại nhập tràn vào. Từ hơn một năm nay, kính, gạch ceramic, gỗ, xi măng, sắt, thép bị rơi vào khủng hoảng thừa.

Trong khi đó, nhiều thị trường bên ngoài Việt Nam có quan hệ thương mại thân thiết đang thiếu sản phẩm vật liệu xây dựng. Xuất khẩu là hướng đi nhiều doanh nghiệp nghĩ tới nhưng sau nhiều năm cố gắng, đây vẫn là nhóm ngành có kim ngạch thấp và thấp đến nỗi không được thống kê.

Theo thống kê của Hiệp hội Xi măng, năm 2009 Việt Nam có 105 dây chuyền sản xuất xi măng, với tổng công suất thiết kế hơn 61 triệu tấn, ước tính sản xuất 50 triệu tấn. Tiêu thụ năm 2009 ước khoảng 44 - 45 triệu tấn, dự báo tiêu thụ xi măng trong năm 2010 tăng thêm 4 - 5 triệu tấn. Như vậy, nếu các nhà máy chạy hết công suất thì Việt Nam có thể dư thừa hơn 10 triệu tấn xi măng trong năm 2010.

Thống kê của Hiệp hội Thép cho hay, nhu cầu thép cho giai đoạn 2009 - 2010 chỉ xấp xỉ 4 triệu tấn nhưng đến thời điểm này, tổng công suất đã lên tới 7 triệu tấn. Còn gạch ốp lát, hiện cả nước có trên 60 doanh nghiệp sản xuất với tổng công suất lên tới gần 200 triệu m2/năm, nhu cầu tiêu thụ chỉ khoảng 150 triệu m2/năm.

Tình trạng khủng hoảng thừa khiến nhiều doanh nghiệp phải áp dụng các biện pháp giảm thiểu chi phí sản xuất, nghiên cứu tìm kiếm thị trường mới cả trong và ngoài nước…

Theo Hội Vật liệu xây dựng Việt Nam, tổng kim ngạch xuất khẩu vật liệu xây dựng trong 5 năm gần đây của Việt Nam chưa đạt tới con số 1 tỷ USD, trong đó tập trung chủ yếu ở những doanh nghiệp có quy mô, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài. Hơn nữa, sản phẩm xuất khẩu có nguyên vật liệu đầu vào chủ yếu là nhập khẩu, Việt Nam cũng chỉ hưởng lợi ở công đoạn gia công.

Nguyên nhân xảy ra tình trạng khó khăn trong xuất khẩu hàng vật liệu xây dựng do đầu tư cho sản xuất vật liệu xây dựng ở Việt Nam quá cao, giá thành sản phẩm Việt Nam do đó thường cao hơn 15 - 20% so với mức trung bình trên thế giới. Cước vận chuyển và chi phí cho vận chuyển hàng vật liệu xây dựng tại Việt Nam cũng cao hơn so với nhiều nước.

Trong khi đó, tính liên kết vẫn là điểm yếu muôn thuở của doanh nghiệp Việt Nam. Để cạnh tranh, nhiều doanh nghiệp giảm giá bán ồ ạt, khiến cho phía Việt Nam thường gặp thiệt thòi khi đàm phán giá với đối tác nước ngoài.

Đơn cử như xi măng, hiện Nga đang có nhu cầu rất lớn, châu Âu cũng cần nhiều, một số doanh nghiệp nước ngoài đã khảo sát khả năng nhập hàng từ Việt Nam, nhưng giá thì doanh nghiệp Việt Nam không thể chấp nhận được, vì nếu tính cả cước vận tải thì chỉ có lỗ. Đặc biệt, trong xuất khẩu vật liệu xây dựng, đối tác thường yêu cầu trả chậm, đây cũng là rủi ro khó lường. Nhiều doanh nghiệp cũng được đối tác châu Phi mời hợp tác nhưng vì xuất theo đường tiểu ngạch, rủi ro vô cùng lớn, thậm chí cả mất hàng, nên doanh nghiệp chỉ tiêu thụ tại thị trường nội địa.

Vì vậy, 8 tháng đầu năm 2009, gốm sứ (gạch ốp là mặt hàng xuất khẩu chủ lực) là một trong những nhóm có mức độ sụt giảm kim ngạch nhiều nhất. Cụ thể, tháng 8 kim ngạch xuất khẩu gốm sứ đạt 18 triệu USD, giảm 1 triệu USD so với tháng trước; tính chung 8 tháng đầu năm 2009 kim ngạch đạt 167 triệu USD, so với cùng kỳ giảm 27,7%.

Bộ Xây dựng mới đây kêu gọi các doanh nghiệp, hiệp hội và chuyên gia hiến kế đẩy mạnh xuất khẩu, các hiệp hội thì đồng loạt đề nghị tạm dừng cấp phép đầu tư mới để khai thác tốt các cơ sở đã có. Hội Vật liệu xây dựng đề xuất Chính phủ làm việc với các nước để giảm thuế nhập khẩu, thi hành hiệp định vận tải với một số nước châu Âu, nhằm hỗ trợ cước phí vận tải cho hàng vật liệu xuất khẩu…

Tuy nhiên, theo các chuyên gia, bên cạnh mong muốn có chính sách hỗ trợ tầm vĩ mô, sự năng động, nỗ lực của bản thân mỗi doanh nghiệp đóng vai trò quyết định.

(Tin kinh tế hàng ngày)

  • Loại 9 dự án xi măng khỏi quy hoạch
  • Tìm biện pháp “phá vây” cho ngành thép
  • DN xi măng: Làm gì để tránh phá sản?
  • Úc tham gia thị trường vật liệu xây dựng Việt Nam
  • Nguyên Thứ trưởng Bộ Xây dựng "bắt bệnh" các nhà máy xi măng ôm nợ
  • Việt Nam có nguy cơ thừa xi măng cần phải tính đến xuất khẩu
  • Vật liệu xây dựng: Tăng giá để bù lỗ lúc ế
  • Nhập khẩu nhựa đường dạng lỏng tăng mạnh
  • Thị trường VLXD TP HCM: Khó lường!
  • Xuất khẩu xi măng của Trung Quốc vẫn ở mức thấp
  • Thừa Thiên - Huế xây dựng Nhà máy Xi-măng Ðồng Lâm
  • Quy hoạch sản xuất xi măng - Thừa hay thiếu?
  • Nghịch lý khan hiếm vật liệu xây dựng:: Quy hoạch dự báo không chính xác
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Phân tích ngành than và điện năm 2010
  • Xuất khẩu Dệt May năm 2010 : Mục tiêu 10,5 tỷ USD
  • Năm 2010, xuất khẩu gỗ đạt 3 tỷ USD?
  • Phấn đấu đến năm 2010, kim ngạch xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ của Việt Nam đạt 1,5 tỷ USD
  • Bàn về quy hoạch phát triển ngành công nghiệp ô tô Việt Nam đến năm 2010, tầm nhìn đến 2020
  • "Đường đi" của giá vật liệu xây dựng sẽ ra sao?
  • Phát triển ngành công nghiệp phụ trợ: Cơ hội đã đến
  • Phát triển công nghiệp ô tô của Việt Nam: Bài học đắt giá
  • Giải pháp hợp lý để phát triển khu kinh tế miền trung
  • Ngành gốm sứ: Công nghiệp phát triển, thủ công lu mờ
  • Còn chỗ cho đầu tư bia, nước giải khát
  • Top 15 hãng tàu container