Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Thị trường VLXD TP HCM: Khó lường!

Nhu cầu xây dựng đang tăng mạnh, “đẩy” giá các mặt hàng VLXD tăng theo

Nhu cầu xây dựng đang tăng mạnh, “đẩy” giá các mặt hàng VLXD tăng theo

Vào thời điểm này, hầu hết vật liệu xây dựng tại TP HCM giá tăng giảm bất ổn khiến cho ngành xây dựng và những người có nhu cầu xây dựng khó tính toán. Các loại mặt hàng như thép, xi măng, cát vàng, gạch men, gạch xây… đều thể hiện sự bất ổn về giá.


Hiện tại, trên thị trường, các cửa hàng lớn nhỏ cùng đua nhau thay bảng giá. Chủ cửa hàng Hạnh Khang, quận Tân Bình cho biết, đầu tháng 7, các loại cát đá và sắt tăng giá rất nhanh do phí vận chuyển lên cao.


Bấp bênh


Tại các cửa hàng nhỏ, giá thép bán lẻ đến tay người mua tăng mạnh hơn so với DN lớn. Chị Phượng, chủ cửa hàng vật liệu ở quận Phú Nhuận cho biết: một kg thép cuộn hiện nay cửa hàng chị bán gia tăng khoảng 700 đồng, còn thép cây vượt thêm 500 đồng. Chủ cửa hàng này cũng cho biết thêm, giá nguyên liệu có chiều hướng tăng cao khiến sức mua tại cửa hàng giảm khoảng 5%. Còn các loại thép cuộn và thép cây (liên doanh Việt -Nhật) đều được điều chỉnh tăng bình quân tương ứng 400.000 đồng và 300.000 đồng một tấn. Chẳng hạn như:  thép phi 6 và phi 8 từ 11,3 triệu đồng một tấn tăng lên 11,7 triệu đồng. Còn đá trộn bêtông tăng thêm 20.000 đồng một m3, lên 130.000 đồng. Các loại vật liệu xây dựng (VLXD) khác tăng nhẹ 2 - 3%. Theo chị Phượng,  giá thép xây dựng bán lẻ đến tay người tiêu dùng tăng khoảng 900 đồng một kg so với cuối tháng 6. giá thép bán lẻ tại cửa hàng cao như vậy là do phải lấy hàng qua nhiều đại lý. Cửa hàng chị vốn không chuyên về sắt thép, chỉ bán xen kẽ với các loại VLXD khác. Thêm vào đó phí vận chuyển cao nên giá bán lẻ từng kg đến tay người mua phải ở mức cao. Giá nguyên vật liệu lúc tăng, lúc giảm khiến cho các Cty xây dựng cũng tỏ ra đau đầu không kém. Ông Lê Thành Chung - Giám đốc Cty xây dựng Nam Vương cho rằng: “Đây là thời điểm làm ăn gặp nhiều khó khăn, nhưng giá nguyên vật liệu lại không ổn định càng thêm khó khăn hơn. Để giảm rủi ro thiệt hại, Cty phải thuyết phục khách hàng ký hợp đồng theo từng giai đoạn hoặc hợp đồng mở, tức nhà đầu tư cùng chia sẻ khoản chênh lệch với chúng tôi khi giá nguyên liệu tăng".


Ông Chung cho biết thêm: "Giờ đang là mùa mưa, VLXD thường giảm giá, nhưng nhu cầu xây dựng đang tăng mạnh, “đẩy” giá VLXD tăng theo". Anh Quang Duy - chủ của hàng nội thất đường Lý Thường Kiệt, Q Tân Bình cho biết, một số mặt hàng nội thất nhà tắm cũng đồng loạt tăng 10% đến 20%, nhưng “khách vẫn đến mua nhiều vì nhu cầu xây dựng nhà ở đang tăng”. Lựa chọn các sản phẩm có giá trị thấp hơn để tiết kiệm chi phí đó là cách mà người tiêu dùng quyết định vào thời điểm này.


Thận trọng


Ông Huỳnh Văn Minh – Chủ tịch Hiệp hội DN TP HCM cũng nhận định: "Giá VLXD lên hay xuống chủ yếu dựa vào giá nguyên liệu đầu vào và nhu cầu của ngành xây dựng. Hiện tại, Chính phủ đang quan tâm đến gói kích cầu phát triển hạ tầng, tình trạng ngưng trệ xây dựng như trước đây không còn, nhiều dự án lớn cùng khởi động khiến thị trường cung ứng khởi sắc cũng tạo đà cho thị trường VLXD “đội giá” tăng theo. Đó là nguyên nhân, các loại vật liệu hoàn thiện như sơn, thiết bị vệ sinh... phụ thuộc vào thị trường bất động sản cũng bắt đầu ấm dần lên".


Mỗi khi thị trường bất động sản hoạt động có chiều hướng đi xuống thì sức tiêu thụ, giá VLXD cũng bị ảnh hưởng theo. Điều dễ nhận thấy nhất là thị trường thép, trước đây do tiêu thụ chậm và phải cạnh tranh với thép nhập ngoại nên các Cty thép đã giữ giá, chấp nhận bán thấp hơn giá thị trường khoảng 200.000 đồng/tấn. Đến nay, thị trường phục hồi và giá nguyên liệu đầu vào tăng nên họ tranh thủ nâng giá bán để tránh lỗ. Tuy nhiên, bà Ninh Thị Bích Thùy - TGĐ Cty TNHH Thép TVP cho rằng, ở thời điểm hiện tại cần cẩn trọng với thị trường thép. Thực tế, sau một thời gian dài nhiều nhà sản xuất thép trong nước đã ngưng nhập khẩu hoặc ngưng sản xuất để cắt lỗ bởi giá thị trường thép trong nước liên tục giảm. Do đó, lượng thép trong nước đã thấp rất nhiều và vừa qua đã xảy ra tình trạng khan một số mặt hàng làm giá thép trong nước có nhúc nhích lên. Đồng thời, gần đây giá nguyên liệu thép mà các DN nhập đang có chiều hướng tăng và theo hợp đồng đã ký nhập nguyên liệu giá tăng trung bình từ 10 đến 15%. Theo bà Thùy, việc nguyên liệu tăng này sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến việc sản xuất và giá thành thép trong nước tăng theo nhưng do đặc thù của DN sản xuất thép là luôn phải ký hợp đồng mua nguyên liệu từ nước ngoài trước 1 đến 3 tháng nên các DN phải tính toán kỹ đầu ra – đầu vào bởi nó còn phụ thuộc rất nhiều vào yếu tố thị trường và nhu cầu xây dựng. Bên cạnh đó, một nguyên nhân cơ bản khác là do giá nguyên nhiên liệu đầu vào tăng, đặc biệt là giá điện và than đã ảnh hưởng đến chi phí sản xuất của các DN sản xuất xi măng, nên họ buộc phải tăng giá bán để bù đắp chi phí sản xuất. Nhất là sau khi giá xăng dầu tăng thì chi phí vận chuyển cũng tăng thêm nên giá các loại vật liệu này sẽ tiếp tục tăng trong tháng 7 với mức tăng từ 10% đến 20%.

 

(Theo Hải Ngọc // Diễn đàn doanh nghiệp)

  • Loại 9 dự án xi măng khỏi quy hoạch
  • Tìm biện pháp “phá vây” cho ngành thép
  • DN xi măng: Làm gì để tránh phá sản?
  • Úc tham gia thị trường vật liệu xây dựng Việt Nam
  • Nguyên Thứ trưởng Bộ Xây dựng "bắt bệnh" các nhà máy xi măng ôm nợ
  • Xuất khẩu xi măng của Trung Quốc vẫn ở mức thấp
  • Thừa Thiên - Huế xây dựng Nhà máy Xi-măng Ðồng Lâm
  • Quy hoạch sản xuất xi măng - Thừa hay thiếu?
  • Nghịch lý khan hiếm vật liệu xây dựng:: Quy hoạch dự báo không chính xác
  • Siết chặt quản lý chất lượng kính xây dựng
  • Lăn theo đá xây dựng
  • Giải pháp cứu kính nội
  • Biện pháp tự vệ sẽ giúp DN kính vượt qua khó khăn hiện tại
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Phân tích ngành than và điện năm 2010
  • Xuất khẩu Dệt May năm 2010 : Mục tiêu 10,5 tỷ USD
  • Năm 2010, xuất khẩu gỗ đạt 3 tỷ USD?
  • Phấn đấu đến năm 2010, kim ngạch xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ của Việt Nam đạt 1,5 tỷ USD
  • Bàn về quy hoạch phát triển ngành công nghiệp ô tô Việt Nam đến năm 2010, tầm nhìn đến 2020
  • "Đường đi" của giá vật liệu xây dựng sẽ ra sao?
  • Phát triển ngành công nghiệp phụ trợ: Cơ hội đã đến
  • Phát triển công nghiệp ô tô của Việt Nam: Bài học đắt giá
  • Giải pháp hợp lý để phát triển khu kinh tế miền trung
  • Ngành gốm sứ: Công nghiệp phát triển, thủ công lu mờ
  • Còn chỗ cho đầu tư bia, nước giải khát
  • Top 15 hãng tàu container