Xi măng đang chịu áp lực tăng giá trong năm nay dù sản lượng dư thừa hơn 2 triệu tấn. Ảnh: Lê Toàn |
Nhiều doanh nghiệp cho biết sắp tới sẽ điều chỉnh giá xi măng tăng thêm khoảng 40.000-50.000 đồng/tấn do các biến động về nguyên liệu đầu vào đã đẩy giá thành xi măng lên cao.
Theo tiến sĩ Nguyễn Văn Thiện, Chủ tịch Hiệp hội Xi măng Việt Nam, việc giá điện tăng 6,8% từ ngày 1-3, cùng với giá than, xăng và các loại vật tư khác cũng tăng khiến giá thành xi măng tăng thêm khoảng 2-3% và vì thế các doanh nghiệp đã tính toán sẽ tăng giá xi măng thêm 40.000-50.000 đồng/tấn, để vừa bảo đảm doanh thu, vừa giữ thị phần và tăng sức cạnh tranh. Công ty Xi măng Hoàng Thạch cho biết do giá than tăng cùng nguyên liệu đầu vào tăng, nên năm 2009 lợi nhuận giảm 10% nhưng công ty vẫn không tăng giá bán. Nhưng trong tháng 2, công ty đã tăng giá bán lên thêm 40.000 đồng nhằm bảo đảm lợi ích cho doanh nghiệp cùng mức lương cho người lao động. Riêng Công ty Xi măng Bỉm Sơn, trong năm nay sẽ điều chỉnh tăng giá khoảng 3 lần, với tổng mức tăng là 100.000 đồng/tấn vì năm 2009 công tyđã cố gắng giữ nguyên giá, nhưng những lo ngại về lạm phát cũng như giá điện tăng đã khiến Bỉm Sơn phải điều chỉnh kế hoạch về giá. Theo nhận định của một chuyên gia, năm nay ngành xi măng chịu nhiều áp lực cạnh tranh khi sản lượng dư thừa lớn, đồng thời chi phí nguyên liệu cũng như giá than tăng đã đẩy giá thành tăng lên khoảng hơn 60.000 đồng/tấn và hơn 70.000 đồng/tấn clinker. Với mức thuế VAT tăng từ 5% năm 2009 lên 10% năm nay, cộng thêm chính sách kích cầu hết hiệu lực, giá bán xi măng của một số đơn vị trực thuộc và liên doanh với Tổng công ty Công nghiệp xi măng Việt Nam (VICEM) đã tăng từ 19.700 đồng đến 60.000 đồng/tấn trong tháng 1. Tháng 2, giá bán xi măng đầu nguồn tiếp tục tăng từ 30.000-50.000 đồng/tấn so với tháng trước do tác động của chi phí đầu vào, dao động từ xi măng PCB30 là 897.000-930.000 đồng/tấn, và xi măng PCB40 từ 920.000 đến 1.400.000 đồng/tấn. Thị trường xi măng ở phía Nam chịu nhiều áp lực hơn khi nguồn cung luôn thấp hơn cầu, trong khi chi phí vận chuyển xi măng luôn chiếm một mức cao, tuy nhiên mức giá trong tháng 2 vẫn ổn định ở mức 1.100.000 – 1.400.000 đồng/tấn. Trong khi đó, thị trường phía Bắc có sự tăng nhẹ 30.000 đồng đến 50.000 đồng, phổ biến ở mức 950.000-1.150.000 đồng/tấn. Bộ Công Thương dự báo do tác động của chi phi đầu vào, nên giá xi măng trong tháng 3 sẽ tiếp tục tăng nhẹ. Thị trường năm nay được dự báo sẽ không có nhiều biến động giá vì nguồn cung đã vượt cầu rất lớn, tuy nhiên việc tăng tỷ giá khiến nhiều doanh nghiệp lỗ nặng, cộng thêm giá điện tăng (vốn chiếm 18% giá thành xi măng) đã khiến cho các doanh nghiệp xi măng phải tính đến bài toán tăng giá. Dù vậy, đây cũng là bài toán nan giải khi thị trường lượng cung đã vượt nhiều hơn cầu. Sản lượng tồn kho xi măng tính đến cuối tháng 2 khoảng 1,84 triệu tấn, clinker là 0,51 triệu tấn. Riêng VICEM tồn 789.000 tấn, trong đó clinker là 547.000 tấn, cụ thể là CÔng ty Xi Măng Hoàng Thạch còn 190.000 tấn, Công tyXi măng Bút Sơntồn 107.000 tấn và Công ty Xi măng Hà Tiên 1 tồn 80.000 tấn. Bộ Xây dựng cho biết nhu cầu tiêu thụ xi măng nămnay vàokhoảng 50-51,5 triệu tấn, tăng 11% so với năm 2009, trong đó (VICEM) sản xuất và tiêu thụ khoảng 18-18,9 triệu tấn, các công ty liên doanh 15-15,5 triệu tấn và xi măng lò đứng ở các địa phương và các trạm nghiền xi măng khoảng 17-17,5 triệu tấn.
(Theo Phi Tuấn // Thời báo kinh tế Sài Gòn)
Chuyển nhượng, cho thuê hoặc hợp tác phát triển nội dung trên các tên miền:
Quý vị quan tâm xin liên hệ: tieulong@6vnn.com