Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Phát triển sản xuất vật liệu xây dựng không nung

Ngày 29-8-2008, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định 121/2008/QÐ-TTg phê duyệt Quy hoạch tổng thể vật liệu xây dựng (VLXD) Việt Nam đến năm 2020, theo đó sẽ tăng dần tỷ lệ sử dụng VLXD không nung từ 10 đến 15% năm 2010 lên 30 đến 40% năm 2020. Tuy nhiên, hiện nay tỷ lệ sử dụng VLXD không nung còn thấp, cần có những giải pháp đồng bộ và xây dựng chương trình cụ thể phát triển loại vật liệu này.

Gạch không nung của Công ty CP Minh Côngở Tứ Kỳ, Hải Dương. Ảnh: Lê Tuấn

Ưu điểm của vật liệu xây không nung

Ðể sản xuất một tỷ viên gạch đất sét nung có kích thước tiêu chuẩn sẽ tiêu tốn khoảng 1.500.000 m3 đất sét, tương đương 75 ha đất nông nghiệp (độ sâu khai thác là 2 m) và 150.000 tấn than, đồng thời thải ra khoảng 0,57 triệu tấn khí CO2 - gây hiệu ứng nhà kính và các khí thải độc hại khác gây ô nhiễm môi trường. Năm 2020 nhu cầu vật liệu xây khoảng 42 tỷ viên quy tiêu chuẩn, nếu đáp ứng nhu cầu này bằng gạch đất sét nung sẽ tiêu tốn khoảng 57 đến 60 triệu m3 đất sét, tương đương 2.800 đến 3.000 ha đất nông nghiệp. Ðồng thời tiêu tốn 5,3 đến 5,6 triệu tấn than, thải ra khoảng 17 triệu tấn khí CO2.

Việc thay thế gạch đất sét nung bằng vật liệu xây không nung (VLXKN) sẽ đem lại nhiều hiệu quả tích cực về các mặt kinh tế - xã hội, bảo vệ môi trường đồng thời hạn chế được các tác động bất lợi nêu trên, góp phần đáng kể tiêu thụ một lượng phế thải của một số ngành khác như: Nhiệt điện, luyện kim, khai khoáng..., tiết kiệm tài nguyên thiên nhiên, giảm thiểu ô nhiễm môi trường và các chi phí xử lý phế thải. Theo quy hoạch phát triển ngành điện và luyện kim, lượng tro, xỉ phát thải hằng năm tăng nhanh, dự kiến đến năm 2020 sẽ khoảng 45 triệu tấn và sẽ cần khoảng 1.100 ha mặt bằng để chứa phế thải. Việc sử dụng VLXKN loại nhẹ còn giảm tải trọng công trình xây dựng, do đó tiết kiệm vật liệu móng và khung chịu lực, đẩy nhanh tiến độ thi công. Mặt khác, gạch nhẹ với tính cách nhiệt cao còn góp phần tích cực vào Chương trình tiết kiệm năng lượng.

Một số vấn đề cần khắc phục

Cả nước hiện nay có khoảng 800 cơ sở sản xuất VLXKN, với tổng công suất là 1.600 triệu viên quy tiêu chuẩn/năm, chiếm 8% tổng số vật liệu xây. Trong đó có 31 dây chuyền công suất vừa và lớn với tổng công suất 552 triệu viên quy tiêu chuẩn/năm (chiếm 33% tổng công suất VLXKN). Số còn lại (67%) là các dây chuyền có công suất nhỏ, quy mô hộ gia đình. VLXKN tại Việt Nam hiện nay được chia thành ba loại: gạch xi-măng, chiếm hơn 80% với khoảng 800 dây chuyền sản xuất, hằng năm cung cấp 550 triệu viên gạch; gạch bê-tông nhẹ, chiếm khoảng 10%, bao gồm bê-tông bọt và bê-tông chưng áp với khoảng bảy dây chuyền và bảy dự án đang triển khai đầu tư tại một số tỉnh.

Những năm gần đây, VLXD không nung đã được sử dụng tại nhiều công trình lớn, chủ yếu của các doanh nghiệp nước ngoài, trong khi các doanh nghiệp trong nước lại chưa mặn mà. Theo số liệu khảo sát của Bộ Xây dựng, năm 2008 tỷ lệ sử dụng VLXD không nung trên phạm vi cả nước chỉ chiếm 8 đến 8,5% VLXD nói chung. Mặc dù tốc độ phát triển vật liệu không nung khá nhanh trong năm 2009 (10%) nhưng vẫn còn nhiều hạn chế do một số nguyên nhân: Quy cách gạch xây tại một số dây chuyền cũ có kích thước và khối lượng quá lớn, gây khó khăn trong thi công; Tài liệu hướng dẫn kỹ thuật, quy trình quy phạm thi công, nghiệm thu, định mức tiêu hao... chưa đầy đủ và thiếu đồng bộ; Công tác tuyên truyền, phổ biến về ưu điểm của VLXD không nung chưa cao dẫn đến nhận thức sử dụng VLXD không nung trong đại bộ phận chủ đầu tư, nhà thầu, người dân còn hạn chế; Cơ chế, chính sách thúc đẩy sản xuất, sử dụng loại vật liệu mới này chỉ dừng ở mức khuyến khích, chưa thu hút được sự quan tâm khách hàng... Hơn nữa, do suất đầu tư sản xuất gạch không nung cao hơn từ 1,4 đến 1,5 lần gạch nung nên giá thành của một số loại VLXKN khá cao, khó cạnh tranh với các vật liệu truyền thống.

Cần giải pháp đồng bộ

VLXKN thay thế gạch nung là định hướng đúng, phù hợp điều kiện Việt Nam và xu hướng phát triển bền vững của thế giới, tuy nhiên cũng cần một chương trình và lộ trình cụ thể vì liên quan trực tiếp đến đời sống của nhiều bộ phận người dân nông thôn, đòi hỏi các bộ, ngành, địa phương phải thực hiện đồng bộ các nhóm giải pháp. Theo Vụ trưởng Vụ vật liệu xây dựng, Bộ Xây dựng Lê Văn Tới, để phát triển VLXKN cần có những nhóm giải pháp đồng bộ.

Thứ nhất, về cơ chế chính sách, cần có những ưu đãi cụ thể, lâu dài về vốn (riêng nhu cầu vốn đầu tư phát triển sản xuất VLXKN của cả nước đến năm 2020 khoảng 5.200 đến 6.500 tỷ đồng), thuế, tiền thuê đất đối với các nhà sản xuất và từng loại VLXKN. Chẳng hạn ở Trung Quốc, các doanh nghiệp sản xuất VLXKN được miễn thuế suất VAT cho sản xuất gạch bê-tông nhẹ. Ðồng thời có chính sách quản lý chặt chẽ sản xuất gạch đất sét nung, hạn chế tối đa việc sử dụng đất nông nghiệp làm nguyên liệu sản xuất gạch đất sét nung. Ngoài ra, cần ban hành đồng bộ, chi tiết các chính sách ưu đãi sử dụng phế thải công nghiệp sản xuất VLXKN và bắt buộc sử dụng vật liệu mới vào các công trình xây dựng theo các tiêu chí cụ thể.

Thứ hai, từng bước hoàn thiện các giải pháp về khoa học kỹ thuật trong điều kiện Việt Nam, xây dựng, công bố và ban hành tiêu chuẩn liên quan đến thiết kế, thi công, nghiệm thu... các công trình sử dụng vật liệu không nung. Hiện nay, nước ta chưa có tài liệu chính thức và chuyên nghiệp về hướng dẫn thiết kế, thi công, định mức tiêu hao cho một đơn vị khối lượng xây dựng sử dụng vật liệu không nung. Tăng cường tuyên truyền, phổ biến ưu điểm và ưu đãi đối với sản xuất và sử dụng VLXKN để từng bước thay đổi thói quen sử dụng gạch đất sét nung vẫn tồn tại trong quá trình xây dựng tại Việt Nam.

Ðể từng bước phát triển loại vật liệu này, Bộ Xây dựng hiện đang nghiên cứu, triển khai Chương trình "Phát triển VLXD không nung từng bước thay thế vật liệu nung", đây là chương trình mang nhiều ý nghĩa, vừa bảo vệ tài nguyên, đất canh tác, đồng thời hạn chế ô nhiễm môi trường, tận dụng phế thải công nghiệp... Trong khi chờ Nhà nước ban hành quy chuẩn, quy phạm về VLXKN, các doanh nghiệp, đơn vị, cá nhân cần thay đổi nhận thức, hình thành thói quen sử dụng loại vật liệu mới này, qua đó thúc đẩy sự phát triển của ngành sản xuất vật liệu không nung.

(Theo MINH THÀNH // Báo Nhân dân)

  • Loại 9 dự án xi măng khỏi quy hoạch
  • Tìm biện pháp “phá vây” cho ngành thép
  • DN xi măng: Làm gì để tránh phá sản?
  • Úc tham gia thị trường vật liệu xây dựng Việt Nam
  • Nguyên Thứ trưởng Bộ Xây dựng "bắt bệnh" các nhà máy xi măng ôm nợ
  • Nhiều doanh nghiệp ngành xi măng nỗ lực tìm đầu ra
  • Ngành công nghiệp xi - măng Thanh Hóa mở hướng xuất khẩu
  • Năm 2010: Việt Nam sẽ xuất khẩu 1 triệu tấn xi măng
  • Đầu tư công nghệ để thúc đẩy phát triển ngành gốm sứ
  • Giá bán ximăng tăng đến trên 40.000 đồng mỗi tấn
  • Năm 2010, giá vật liệu xây dựng khó tăng mạnh
  • Vicem xuất khẩu 1 triệu tấn xi măng năm 2010
  • Năm 2010, giá vật liệu xây dựng khó tăng mạnh
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Phân tích ngành than và điện năm 2010
  • Xuất khẩu Dệt May năm 2010 : Mục tiêu 10,5 tỷ USD
  • Năm 2010, xuất khẩu gỗ đạt 3 tỷ USD?
  • Phấn đấu đến năm 2010, kim ngạch xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ của Việt Nam đạt 1,5 tỷ USD
  • Bàn về quy hoạch phát triển ngành công nghiệp ô tô Việt Nam đến năm 2010, tầm nhìn đến 2020
  • "Đường đi" của giá vật liệu xây dựng sẽ ra sao?
  • Phát triển ngành công nghiệp phụ trợ: Cơ hội đã đến
  • Phát triển công nghiệp ô tô của Việt Nam: Bài học đắt giá
  • Giải pháp hợp lý để phát triển khu kinh tế miền trung
  • Ngành gốm sứ: Công nghiệp phát triển, thủ công lu mờ
  • Còn chỗ cho đầu tư bia, nước giải khát
  • Top 15 hãng tàu container