Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Chân dung “nữ tướng” đang tạm điều hành FPT: 38 tuổi, 9 năm làm lãnh đạo

Ông Trương Đình Anh sẽ nghỉ phép 2 tháng từ 1/8-30/9. Trong khoảng thời gian này, bà Chu Thị Thanh Hà sẽ đảm nhận các công việc của Tổng giám đốc.

Tiểu sử:

Họ tênChu Thị Thanh Hà
Năm sinh1974 (38 tuổi)
Trình độ văn hóaCử nhân Kinh tế
Trình độ chuyên mônThạc sĩ Quản trị kinh doanh
Chức vụPhó Tổng GĐ - Công ty Cổ phần FPT (FPT)      Phó Chủ tịch HĐQT FPT TelecomThành viên HĐQT FPT Online
Gia đình:Chồng: Lê Thế Hùng 

1994: Tốt nghiệp Đại học Kinh tế Quốc dân Hà Nội

1995: Gia nhập FPT

2003-2005: Phó Tổng Giám đốc Công ty Truyền thông FPT (tiền thân của FPT Telecom)

Từ 2005: Phó Tổng Giám đốc FPT Telecom; Phó Chủ tịch HĐQT FPT Telecom

2006: Lấy bằng Thạc sĩ Quản trị Kinh doanh tại Đại học Hawaii, Manoa, Hoa Kỳ

Từ 8/2009 - 31/12/2011: Tổng Giám đốc FPT Telecom

Từ 25/03/2011: Phó Tổng Giám đốc FPT

Đặt cược sự nghiệp vào FPT

Cuối năm 1993, FPT lần đầu tiên tổ chức tuyển dụng theo quy trình bài bản tại Trường Đại học Kinh tế Quốc dân. Với kết quả học tập xuất sắc và ấn tượng đối với các nhà tuyển dụng, ứng viên Chu Thị Thanh Hà đã trở thành một trong những người FPT đầu tiên được tuyển dụng chính thức.

Ở trường đại học, Chu Thị Thanh Hà học rất xuất sắc và tốt nghiệp chuyên ngành du lịch marketing ĐH Kinh tế Quốc dân khóa K32 (dưới TGĐ Trương Đình Anh 2 khóa).

Vào FPT, Chu Thị Thanh Hà đảm nhiệm vị trí trợ lý của TGĐ Trương Gia Bình.

Trong những năm đầu bà làm việc tại FPT, bà Hà đã làm việc tại nhiều vị trí khác nhau giữa các bộ phận của FPT theo chương trình đào tạo nhân viên mới do ông Lê Thế Hùng thiết kế. (Sau đó, bà Hà và ông Hùng kết hôn năm 1995).

Đầu năm 1997, ông Trương Đình Anh thành lập Trung tâm Dữ liệu trực tuyến (FPT eXchange - FOX) tiền thân của FPT Telecom bây giờ. Bà Hà cùng tham gia và gắn bó với nơi này cho đến hiện tại.

Trong những năm đầu, hoạt động chính của Trung tâm Internet FPT là cung cấp dịch vụ thiết kế và lưu trữ website. Đến năm 2002 mới trở thành nhà cung cấp kết nối Internet (IXP- Internet Exchange Provider).

Năm 2003, Trung tâm Internet được truyền đổi thành Công ty truyền thông FPT (FPT Communications), được cấp phép cung cấp vụ ứng dụng Internet trong viễn thông OSP (Online Service Provider); cung cấp dịch vụ thẻ Internet Phone, Internet băng thông rộng tại Hà Nội và TP HCM.

Năm 2005, Công ty truyền thông FPT đổi tên thành Công ty viễn thông FPT (FPT Telecom) và giữ tên gọi này cho đến bây giờ. Cũng trong năm 2005, FPT bắt đầu cung cấp dịch vụ game online.

Ba Thành viên trong ban Tổng giám đốc của FPT:
Bà Chu Thị Thanh Hà, ông Trương Đình Anh và ông Nguyễn Thế Phương

... Trở thành TGĐ FPT Telecom và phó TGĐ FPT

Trương Đình Anh và Chu Thị Thanh Hà là hai nhân vật thuộc thế hệ kế cận thứ 2 ở FPT.

Bà Chu Thị Thanh Hà hiện nắm giữ 11 cổ phiếu FPT.

Chồng bà Chu Thị Thanh Hà là ông Lê Thế Hùng (sinh năm 1958), hiện 2.300.250 cổ phiếu, (tương đương 0,85% cổ phần) tại FPT. 

Ông Lê Thế Hùng (thường gọi là Hùng "râu")   là một trong 14 thành viên sáng lập ban đầu của FPT; từng giữ chức Trưởng Ban kiểm soát của FPT.

Nếu TGĐ Trương Đình Anh được biết đến với vai "thuyền trưởng", lo chiến lược, đường hướng, công nghệ thì bà Hà là một "nữ quản gia" điều hành hầu hết mảng nội chính ở FPT Telecom.

Bà Hà giữ vị trí Phó Tổng giám đốc từ năm 2003 và đến tháng 8/2009, tiếp quản chức vụ TGĐ FPT Telecom từ ông Trương Đình Anh.

Ông Trương Đình Anh tiếp tục giữ vai trò Chủ tịch FPT Telecom.

Tháng 3/2011, khi ông Trương Đình Anh được bổ nhiệm chức Tổng giám đốc thì bà Chu Thị Thanh Hà cũng được cất nhắc vào vị Phó TGĐ Tập đoàn FPT.

Đến cuối năm 2011, bà Hà đã chuyển giao chức vụ Tổng giám đốc FPT Telecom cho ông Nguyễn Văn Khoa để tập trung điều hành FPT.

Đầu tháng 8/2012, FPT tổ chức gặp gỡ 52 nhà đầu tư với sự chủ trì của hai phó tổng giám đốc Chu Thị Thanh Hà và Nguyễn Thế Phương, mà không có Tổng giám đốc Trương Đình Anh tham dự.

Tin đồn Trương Đình Anh đã bị tạm dừng làm Tổng giám đốc FPT rộ lên trong bối cảnh FPT vừa ra quyết định nêu rõ lãnh đạo các đơn vị trong tập đoàn sẽ bị miễn nhiệm nếu không hoàn thành 80% kế hoạch kinh doanh do chủ quan.

Theo thông báo của FPT, ông Trương Đình Anh sẽ nghỉ phép 2 tháng từ 1/8-30/9 vì việc gia đình và sức khỏe cá nhân. Trong khoảng thời gian này, bà Chu Thị Thanh Hà sẽ đảm nhận các công việc của Tổng giám đốc.

Lợi nhuận trước thuế của FPT và FPT Telecom

Kết quả kinh doanh của FPT Telecom giai đoạn 2007-2011 

(Theo TTVN/CafeF)

  • Bà chủ TH True Milk và những phát ngôn cực 'sốc'
  • Làm giàu nhờ kinh doanh 'vitamin tâm hồn'
  • Bà Thái Hương: “Nhận ngạo mạn, xin kiêu hãnh”
  • Những doanh nhân U30 vận hành khối tài sản nghìn tỷ
  • Những doanh nhân U30 vận hành khối tài sản nghìn tỷ
  • Andy Ho và “hành trình” tới Giám đốc Điều hành VinaCapital
  • "Hé cửa sổ" về ông chủ bí ẩn của Eurowindow
  • Nữ thủ lĩnh Việt hốt bạc nhờ kinh doanh 'vitamin tâm hồn'
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Bầu Đức chọn Israel, Bộ Công Thương chọn Trung Quốc
  • Thay 3 giám đốc, làm ăn thua lỗ vì 2 con sư tử đá?
  • Thăng trầm: Con đường ‘bốc hơi’ ngàn tỷ của ông chủ Tôn Hoa Sen
  • Nghề thiết kế cũng cần luật lệ
  • Trò chuyện với doanh nhân: Không buông tay lúc thị trường mỏi mệt
  • Ông Phạm Nhật Vượng: Tôi chỉ tập trung vào việc của mình thôi
  • Quyết đoán nhưng không độc đoán
  • Những đại gia Việt 'siêu' kiếm tiền trong bão kinh tế
  • Túi khôn của doanh nghiệp
  • Đại gia hút thuốc lào, cưỡi Rolls-Royce: Làm khách sạn cho vui!
  • Ông Thân Đức Nam, từ “thầu phụ” đến 37 Hùng Vương
  • Sống sao để lưng đứng thẳng, đầu ngẩng cao