Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Doanh nhân trẻ vượt khó như thế nào ?

Trong bối cảnh nền kinh tế gặp nhiều khó khăn, không ít doanh nghiệp bị đẩy đến bờ vực phá sản, nhiều doanh nhân vẫn nhìn thấy hướng phát triển cho doanh nghiệp mình. Bên lề đại hội Doanh nhân trẻ (DNT) Việt Nam lần thứ IV diễn ra tại Hà Nội ngày 26 và 27-12, TBKTSG Online đã trao đổi với một vài doanh nhân về việc chèo lái doanh nghiệp trong thời điểm khó khăn này.

Ông Nguyễn Cảnh Hồng- Ảnh Thoa Nguyễn

Cơ hội đầu tư với giá rẻ - ông Nguyễn Cảnh Hồng, Chủ tịch Hội DNT Vĩnh Phúc, Tổng Giám đốc Eurowindow

Khi nền kinh tế gặp khó khăn, hầu hết doanh nghiệp than khó, nhưng chúng tôi nhìn thấy cơ hội mở rộng doanh nghiệp nếu tiếp tục đầu tư.

Mới đây, chúng tôi đã quyết định mua lại nhà máy của Compact, với một mức giá rẻ hơn so với thời điểm bình thường. Với việc mua lại doanh nghiệp có vị trí gần kề nhà máy của mình, lại cùng ngành nghề, chúng tôi tin tưởng có thể tiếp tục đầu tư và phát triển tốt.

Ngoài việc mua lại doanh nghiệp, chúng tôi thấy được đây cũng là cơ hội để đầu tư thiết bị, máy móc, nhằm nâng cao công nghệ sản xuất. Khủng hoảng đã ảnh hưởng trên toàn cầu, điều đó tạo cơ hội cho chúng tôi có điều kiện nhập khẩu những công nghệ tại một số nước với mức giá phù hợp. Quyết định táo bạo trong thời điểm này sẽ là tiền đề để phát triển thời gian sau.

Ông Phạm Đình Đoàn- Ảnh Thoa Nguyễn

Có thể hòa vốn, nhưng không được giảm lương công nhân - ông Phạm Đình Đoàn, Phó chủ tịch Hội DNT Việt Nam, Chủ tịch Tập đoàn Phú Thái

Trong điều kiện bình thường, một doanh nghiệp kinh doanh tốt sẽ thu về lợi nhuận khoảng 25% trên vốn. Tuy nhiên, ở giai đoạn khó khăn hiện nay, doanh nghiệp kinh doanh tốt cũng chỉ thu được rất ít lợi nhuận, thậm chí phải chấp nhận hòa vốn để có thể trụ vững.

Ngoài ra, cần tập trung và chiến lược, tập trung vào công nghệ, mô hình kinh doanh phù hợp. Doanh nghiệp phải thường xuyên tái cấu trúc và rà soát để phát triển bền vững,

Điều cốt lõi là không được giảm lương và thưởng của công nhân. Đối với người lao động, khi lạm phát tăng đồng thời với viêc họ muốn tăng lương. Trong khi đó, lạm phát tăng thì phí của doanh nghiệp cũng tăng, dẫn đến lợi nhuận thấp thì doanh nghiệp chỉ muốn giảm lương và thưởng. Tuy nhiên, khi giải quyết được mâu thuẫn về quyền lợi, sẽ giúp doanh nghiệp trụ vững khi có đội ngũ nhân viên “đồng cam cộng khổ”.

Cách đúng nhất để giảm chi phí doanh nghiệp chính là cơ cấu lại doanh nghiệp và giảm chi phí chung gian, giảm bớt nhân sự, tính toán lại kinh doanh nội tại.

Ông Cao Tiến Vị- Ảnh Thoa Nguyễn

Mục tiêu là ổn định doanh nghiệp và giữ thị phần - ông Cao Tiến Vị, Chủ tịch Hội đồng quản trị Công ty cố phần Giấy Sài Gòn

Mục tiêu phát triển thời điểm này không phải là lợi nhuận, mà là ổn định doanh nghiệp và duy trì đời sống, giữ thị trường và thị phần của doanh nghiệp.

Đó cũng là chiến lược mà Giấy Sài Gòn xác định trong thời gian tới.

Khi lãi suất tín dụng cao, doanh nghiệp phải cố gắng đẩy mạnh bán hàng để nâng doanh số, đồng thời cũng phải đẩy mạnh tiết kiệm trong sản xuất, cải thiện hiệu quả quản lý, phát huy sáng tạo để từ đó tìm ra giải pháp tối ưu nhất đem lại sức cạnh tranh trong giai đoạn khó khăn như hiện nay.

Ông Nguyễn Thành Phương- Ảnh Thoa Nguyễn

Niềm tin và sự nỗ lực của công nhân viên là chìa khóa thành công - ông Nguyễn Thành Phương- Chủ tịch kiêm Tổng giám đốc Tập đoàn Kangaroo

Niềm tin và nỗ lực của nhân viên vào tập đoàn, vào sự khởi sắc của thị trường là một trong những chìa khóa giúp doanh thu của tập đoàn Kangaroo trong 6 tháng đầu năm 2011 đã đạt bằng doanh thu cả năm 2010, cho dù kinh tế khó khăn.

Kinh tế khó khăn, người tiêu dùng phải thắt chặt chi tiêu cũng là cơ hội để chúng tôi có thể phát triển mạnh những sản phẩm hướng đến số đông người tiêu dùng.

Ví dụ như thay vì mua một máy điều hòa, nhưng khi phải thắt chặt chi tiêu, người dân có thể chuyển sang sử dụng quạt hơi nước mà Kangaroo sản xuất với giá thấp hơn nhiều.

Đồng thời với đó là việc tìm kiếm thị trường tiềm năng cũng sẽ giúp doanh nghiệp trụ vững trong thời gian này.

Ông Lê Văn Hiểu- Ảnh Thoa Nguyễn

Giải quyết vốn để khai thông những khó khăn - ông Lê Văn Hiểu, Chủ tịch Hội DNT Đà Nẵng, Giám đốc Công ty cổ phần máy và thiết bị Seatech

Khó khăn nhất trong giai đoạn hiện nay là vốn. Theo tôi, có một số kinh nghiệm đơn giản nhưng rất đắc dụng:

- Hợp tác sâu với nhà cung cấp: mua nguyên vật liệu từ nhà cung cấp chậm trả. (có bảo lãnh của ngân hàng, cam kết mua hàng lâu dài..)

- Hợp tác toàn diện với khách hàng: ứng trước từ khách hàng nhiều hơn (có bảo lãnh của ngân hàng, tăng thời gian bảo hành, cam kết chất lượng..)

- Tận dụng nguồn vốn của cổ đông.

- Ban hành chính sách tài chính mới cho đơn vị: bán bớt tài sản, bất động sản không cần thiết, thực hiện tiết kiệm..

- Tuyệt đối không giảm lương, thưởng

- Tiếp cận những ngân hàng tốt hơn.

- Tìm kiếm nguồn tài chính mới: cho thuê tài chính, các quỹ đầu tư tài chính..

(Theo Thời báo kinh tế SG)

  • Sắm ca nô, câu cá lớn
  • Cà phê cuối tuần: “Tư lệnh” VTC và bến đỗ nhiều ưu tư!
  • Giám đốc 29 tuổi và 4 lần nhảy việc
  • Tổng giám đốc Techcombank nói lời chia tay?
  • Nuôi cá dĩa, làm chơi lời thật hàng trăm triệu
  • Ông già bán nộm thu nhập 30 triệu đồng/tháng
  • Doanh nhân Nguyễn Kim Hương: Chổi nhỏ quét sân to
  • Chủ doanh nghiệp Phở 24 từng trượt ĐH, đi làm bồi bàn
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Bầu Đức chọn Israel, Bộ Công Thương chọn Trung Quốc
  • Thay 3 giám đốc, làm ăn thua lỗ vì 2 con sư tử đá?
  • Thăng trầm: Con đường ‘bốc hơi’ ngàn tỷ của ông chủ Tôn Hoa Sen
  • Nghề thiết kế cũng cần luật lệ
  • Trò chuyện với doanh nhân: Không buông tay lúc thị trường mỏi mệt
  • Ông Phạm Nhật Vượng: Tôi chỉ tập trung vào việc của mình thôi
  • Quyết đoán nhưng không độc đoán
  • Những đại gia Việt 'siêu' kiếm tiền trong bão kinh tế
  • Túi khôn của doanh nghiệp
  • Đại gia hút thuốc lào, cưỡi Rolls-Royce: Làm khách sạn cho vui!
  • Ông Thân Đức Nam, từ “thầu phụ” đến 37 Hùng Vương
  • Sống sao để lưng đứng thẳng, đầu ngẩng cao