Khởi đầu, tài sản của Thành Dương là tuổi trẻ, đam mê, giờ đây, anh là đồng sở hữu thương hiệu trị giá 2,25 triệu USD.
Giám đốc trẻ Nguyễn Thành Dương. |
Thử nghiệm 30 loại gạo mới tìm được loại phù hợp
- Điều gì đã khiến anh bén duyên với việc kinh doanh cơm kẹp?
Ngay từ thời sinh viên tôi đã hay đi du lịch bụi ra nước ngoài, hồi ấy đi cũng tranh thủ ngó nghiêng, thấy người ta sử dụng sản phẩm ăn nhanh nhiều, cũng rất thích nhưng không nghĩ là có thể gây dựng một thương hiệu riêng mang tính chất đặc trưng của người Việt.
Rồi năm ngoái, vô tình thôi, tôi gặp anh Thanh (một trong 3 thành viên chủ chốt của doanh nghiệp bây giờ), được chia sẻ ý tưởng thì mới thực sự thấy thôi thúc cần triển khai dự án này. Trong thời điểm khan hiếm ý tưởng thì quả thực ý tưởng xây dựng thương hiệu cơm kẹp là một bước đột phá.
- Việc biến một món ăn nhanh theo phong cách nước ngoài thành một sản phẩm mang đậm hương vị Việt Nam chắc hẳn là một quá trình không hề đơn giản đối với anh và các đồng nghiệp?
Quả thực là rất vất vả, bởi sản phẩm làm từ cơm thì khó hơn sản phẩm làm từ bánh mì nhiều. Chúng tôi đã phải chọn ít nhất 30 loại gạo mới chọn được những loại phù hợp.Vì gạo cho sản phẩm này phải có cái đặc trưng là phải dẻo, phải dính được với nhau, nhưng ăn không được gây ngán.
Khi đóng vào bánh cơm, dưới lực ép thì phải dính vào với nhau. Đặc biệt, do chúng tôi sản xuất theo quy trình nên chất lượng gạo phải ổn định, tuyệt đối không có sạn.
Quá trình đó, chúng tôi phải mày mò thử nghiệm từ con số 0, bởi là sản phẩm mới hoàn toàn, không ai dạy mình nên làm thế nào. Thời gian đầu, chúng tôi chỉ mới bán thử nghiệm cho bạn bè, người thân. Và khi chỉ số hài lòng của khách hàng đạt tới 65- 70% chúng tôi mới bán rộng rãi. Thời điểm đó cũng là thời điểm chúng tôi chấp nhận đối mặt với dư luận.
- Đến thời điểm này thì anh đã đi vào guồng của công việc chưa?
Tôi đã từng đi làm thêm nhiều và đảm nhận nhiều vị trí khác nhau, trong đó từng có một thời gian làm phục vụ tại nhà hàng, và đó là thời gian giúp tôi rất nhiều trong việc quản lý cửa hàng.
Trông thế thôi nhưng mình cũng phải biết lau một cái cốc như thế nào cho sạch, lau cái bàn như thế nào cho mọi thứ đều ổn... để truyền đạt lại cho nhân viên. Hoặc những ngày làm việc bình thường, tôi mặc rất lịch sự, nhưng khi cần đưa hàng gấp thì cũng sẵn sàng khoác áo đồng phục, đóng một cái thùng rất to để đưa hàng, thậm chí cũng có lúc bán hàng rất khỏe, bán từ sáng đến tối luôn.
Sau này, khi bắt đầu ra chuỗi các cửa hàng thì quy mô lớn hơn nhiều thì tôi tập trung vào việc phát triển. Đây là thế mạnh của tôi và tôi nghĩ mình đang đi rất đúng hướng.
- Một điều nhiều người khá băn khoăn là khi khởi nghiệp, đặc biệt là trong ngành dịch vụ ẩm thực thì người ta thường chọn TP.HCM làm điểm bắt đầu, nhưng anh và cơm kẹp lại khởi động tại Hà Nội, nơi mà về việc thưởng thức đồ ăn dường như khó tính hơn?
Thực ra cái gốc của vấn đề là nhóm làm dự án VietMac đều ở Hà Nội. Ngoài ra còn có một chiêm nghiệm như thế này, đó là về ẩm thực, người Hà Nội khó tính hơn rất nhiều. Nhưng nếu như khẩu vị làm thành công ở Hà Nội thì sẽ rất tự tin ở TP.HCM (dĩ nhiên là phải điều chỉnh cho phù hợp với người miền Nam).
Và thực tế là sau khi mở ở Hà Nội, rất nhiều người ở TP.HCM đã ăn và muốn nhượng quyền thương hiệu. Hiện tại thì chúng tôi đã mở chi nhánh tại TP HCM và sẽ khai trương cửa hàng vào đầu năm 2012 tới.
"Làm một mình chắc có lúc đập đầu vào tường"
Bản thân anh thời sinh viên có nhiều ý tưởng về kinh doanh và chắc hẳn anh rất mong muốn thực hiện sớm nhất các ý tưởng của mình?
Tôi là tuýp học Toán, dân ý tưởng, thích nghĩ nên hay đi để nhìn ngó. Bản thân tôi thì cũng có nhiều ý tưởng hay để làm, nhưng phải tại một thời điểm nào đó thì mình cần phải biết ưu tiên ý tưởng nào cho phù hợp.
- Nói về sự sáng tạo, theo anh thì các bạn trẻ có ý tưởng rồi nhưng sáng tạo như thế nào để có được thành công?
Ý tưởng là một phần, nhưng thực ra nó liên quan đến những thứ khác như vốn, kinh nghiệm và cách thức bạn triển khai dự án đó thế nào. Khi làm một cái gì đó, điều đầu tiên mình nghĩ là chi bao tiền, nhưng tôi nghĩ rằng điều quan trọng là phải sáng tạo hơn, để chúng ta vẫn hoàn thành công việc tốt nhất với một mức chi tiêu thấp nhất.
Các bạn sinh viên thì thường có một điểm chung là thiếu vốn. Tôi nghĩ trong trường hợp này, chúng ta nên tìm kiếm những người mà mình tin tưởng. Đừng nhìn vào điểm yếu của mình. Nếu mình nhìn vào điểm yếu của mình là vốn thì sẽ không làm được cái gì. Thay vào đó, cần tính đến điểm mạnh của mình, đó tuổi trẻ, là nhiệt tình và quan trọng nhất là khả năng sáng tạo không hạn chế.
Nhưng không it bạn trẻ khi khởi nghiệp đã lựa chọn cho mình việc “độc lập tác chiến”, bởi họ thích làm ông chủ, dù chỉ với một số vốn rất ít ỏi.
Tôi nghĩ rằng mỗi người khi lập nghiệp đều có những sự lựa chọn phù hợp cho bản thân, không phủ nhận việc đi làm thuê hay làm ông chủ là con đường không hề sai. Nhưng từ kinh nghiệm của rất nhiều doanh nhân thành đạt cũng như những người đang theo đuổi lĩnh vực này thì làm bất kỳ công việc nào cũng cần có những người đồng hành, với ít nhất là “ba cái đầu”.
Nếu làm một mình, tôi nghĩ chắc có lúc mình “đập đầu vào tường mà chết”, vì có những thời điểm thực sự rất khủng khiếp và nếu không có người cùng chia sẻ khó khăn, chúng ta khó mà vượt qua. Bởi vậy nếu có sự chia sẻ và đạt được sự đồng thuận thì khả năng thành công sẽ nhiều hơn.
Nguyễn Thành Dương quan niệm ổn định gia đình sớm để tập trung cho việc phát triển sự nghiệp. |
Thời gian lông bông ngắn ngủi
- Dường như anh kết hôn khá sớm, đó có phải là điểm chung của các doanh nhân trẻ thành đạt?
Với những người khác thì tôi không biết, nhưng bản thân tôi thì có tư duy là ổn định. Ổn định sớm rồi làm gì thì làm, chứ chơi nhiều, lông bông nhiều thì mất thời gian lắm.
- Vậy dường như thời gian lông bông của anh khá ít so với nhiều bạn bè, bởi vừa ra trường thì đã kết hôn, đi làm mải miết ngay khi còn sinh viên và sau đó thì "bập" vào công việc mới mẻ này?
Đúng là tôi rất ít khi đi chơi, đến mức bố mẹ, rồi vợ thường xuyên gọi điện hỏi thăm xem tôi sống thế nào. Vì một năm nay chúng tôi thường xuyên họp với nhau lúc 9-10h tối, ngày nào cũng thế, sau đó mới về.
Bố mẹ nói rất nhiều về việc đó nhưng tôi chỉ biết nói với bố mẹ là công việc mang lại cho tôi niềm vui và tôi không thấy mệt. Tôi biết khi tôi nói vậy bố mẹ sẽ ủng hộ bởi nếu bảo con đang kiếm tiền thì ngay lập tức bố mẹ tôi sẽ nói rằng đừng cố quá, giàu cũng là cái số...
- Nói vậy nhưng anh có đặt một cái mốc cụ thê cho cuộc đời của mình trong lĩnh vực kinh doanh?
Ngay khi lên Hà Nội học đại học là lập tức tôi muốn trở thành một phần trong cuộc sống này, bởi tôi thấy mình hợp nó và phải chiến đấu với nó. Và tới thời điểm này, tôi đặt ra mục tiêu là trước 30 tuổi trở thành triệu phú. Và đến thời điểm này thì mình thấy vẫn còn cơ hội thực hiện mục tiêu đó.
- Anh có nghĩ là kiếm được ngày càng nhiều tiền thì mình sẽ càng "hăng" và không bao giờ ngừng nghỉ, rồi sẽ mãi không có thời gian cho gia đình và những thú vui khác không?
Chuyển nhượng, cho thuê hoặc hợp tác phát triển nội dung trên các tên miền:
Quý vị quan tâm xin liên hệ: tieulong@6vnn.com