Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

'Mục sở thị' cậu sinh viên kiếm 20 triệu một tháng

Nói tiếng Anh như gió, kiếm được tiền cả chục triệu đồng từ làm thêm và được nhiều doanh nhân Anh mời sang thực tập tại chính công ty của họ, đó là “dấu hiệu nhận biết” về sinh viên Tạ Hồng Phúc, khoa quản trị kinh doanh của Đại học Anh Việt Nam (BUV). Hè năm nay Phúc sẽ sang Anh và làm việc tại Royal Mail (Anh).

Sinh tuổi Ngọ (1990), ở Cầu Giấy, Hà Nội, sau khi tốt nghiệp cấp 3, Phúc dành thời gian trau dồi tiếng Anh với hy vọng được vào học tại BUV (British University Vietnam). Mùa hè năm 2011, một đoàn gồm 50 doanh nhân người Anh là học viên khóa thạc sĩ quản lý cao cấp của Cass Businees School (trường dạy về kinh doanh hàng đầu ở Anh) sang Việt Nam thực tập, dưới sự hướng dẫn của thầy Christopher Jeffery, giám đốc học vụ của BUV. Họ chia thành các nhóm nhỏ đến làm việc và tư vấn cho một số công ty ở Việt Nam. Thầy Christopher Jeffery đã chọn Phúc trở thành người hướng dẫn cho đoàn những ngày ở Việt Nam.

Sinh viên Tạ Hồng Phúc.

Công việc chính của Phúc thời gian này là trả lời những câu hỏi của các doanh nhân về doanh nghiệp và kinh tế Việt Nam, tham gia phiên dịch cho đoàn, đảm nhiệm công tác ăn ở và tham gia cùng đoàn một số sự kiện. Kết thúc khóa thực tập tại Việt Nam, các doanh nhân tổ chức một bữa tiệc chia tay tại Metropole. Câu trả lời tự tin và hiểu biết trước một doanh nhân là quản lý cao cấp của một tập đoàn về thư tín, bưu điện ở Anh đã mang tới cơ hội cho Phúc sang thực tập tại Royal Mail, nơi ông đang làm giám đốc điều hành khu vực phía Nam nước Anh. Ông hứa sẽ giúp đỡ mọi mặt về ăn ở, đi lại cũng như công việc.

Không chỉ là một sinh viên xuất sắc, Phúc còn được nhiều bạn bè thán phục bởi khả năng kiếm tiền. Ngoài việc học khá vất vả ở BUV, Phúc vẫn nhận thêm các công việc qua mạng với các doanh nghiệp nước ngoài. “Mình cũng nhận việc biên dịch tài liệu. Vừa có tiền vừa trau dồi khả năng tiếng Anh”, Phúc hào hứng kể. Không nói cụ thể về số tiền kiếm được từ việc làm thêm, Phúc chỉ nói có thể lên đến bốn con số. Bí quyết của cậu sinh viên BUV này là: đúng giờ, trách nhiệm và học hỏi.

“Nếu có gì băn khoăn, không hiểu bạn nên hỏi trực tiếp sếp của mình thay vì ngại, đi hỏi người khác hoặc tự tìm cách hiểu theo ý mình, có thể dẫn đến sai lệch trong yêu cầu công việc”, cậu sinh viên năm 2 của BUV nhấn mạnh. Mặc dù nhận được lời mời đã khá lâu và liên tục được gợi ý lại nhưng đến mùa hè sắp tới (khoảng tháng 6), Phúc mới có thể sang Anh thực tập. Phúc đang lên lịch trình cụ thể. Ước mơ của cậu sinh viên trẻ nhưng rất năng động này là có thể thành lập một công ty riêng, trở thành một doanh nhân.

(Theo British University Vietnam)

  • Dầu nhớt 'made in Vietnam'
  • 1 tỉ USD và lời nói thật của sếp lớn
  • Hốt bạc từ nuôi hươu, nai
  • Những ông bầu cầm đèn chạy trước ô tô
  • 'Vua yến' Việt Nam với nhà chim lớn nhất thế giới và giấc mơ toàn cầu
  • "Đại gia" bút chì khởi nghiệp cách nào?
  • Khi doanh nhân nhỏ lệ
  • Những tỷ phú người Jơrai ở Tây Nguyên
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Bầu Đức chọn Israel, Bộ Công Thương chọn Trung Quốc
  • Thay 3 giám đốc, làm ăn thua lỗ vì 2 con sư tử đá?
  • Thăng trầm: Con đường ‘bốc hơi’ ngàn tỷ của ông chủ Tôn Hoa Sen
  • Nghề thiết kế cũng cần luật lệ
  • Trò chuyện với doanh nhân: Không buông tay lúc thị trường mỏi mệt
  • Ông Phạm Nhật Vượng: Tôi chỉ tập trung vào việc của mình thôi
  • Quyết đoán nhưng không độc đoán
  • Những đại gia Việt 'siêu' kiếm tiền trong bão kinh tế
  • Túi khôn của doanh nghiệp
  • Đại gia hút thuốc lào, cưỡi Rolls-Royce: Làm khách sạn cho vui!
  • Ông Thân Đức Nam, từ “thầu phụ” đến 37 Hùng Vương
  • Sống sao để lưng đứng thẳng, đầu ngẩng cao