Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Những ông bầu cầm đèn chạy trước ô tô

Năm 2001, 2002 khi ông Đoàn Nguyên Đức bạt rừng cao su làm Trung tâm bóng đá rồi mua Kiatisak về phố Núi… ai cũng nói ông chơi ngông. Bây giờ thì tuyến trẻ được xem là rường cột bóng đá lại trông hết vào học viện của ông.

* 11 năm sau lại có một ông bầu cũng cầm đèn chạy trước ô tô nhưng lần này là lý lẽ làm cho bóng đá Việt Nam và đi hàng loạt bước khiến chính những nhà làm bóng đá Việt Nam phải liên tục chống đỡ, đó là bầu Kiên, một ông “trùm” của các ông “trùm” đang có tầm ảnh hưởng lớnđến bóng đá Việt Nam dù CLB của ông đang lẹt đẹp ở nhóm rớt hạng.

Hồi ông Đức học làm bóng đá và bắt đầu nhúng tay vào từ đội bóng địa phương thì ông Tổng cục Phó TC TDTT bây giờ là Phạm Văn Tuấn đang làm Giám đốc Sở TDTT Gia Lai. Ông Tuấn lúc đấy với kinh phí nhà nước như baođội bóng đầu tư đội Gia Lai chỉ đá để trụ hạng Nhất và nhiều lúc mệt mỏi trước mỗi mùa giải với câu hỏi “tiền đâu”.

Phá hàng chục hecta cao su mở lò bóng đá

Khi có chỉ đạo của Tỉnh từ việc mở lời của ông Đoàn Nguyên Đức muốn nuôi và chăm lo cho đội bóng tỉnh một cách tử tế thì ông Giám đốc SởPhạm Văn Tuấn mừng lắm. Ông Tuấn hồi đấy tâm sự: “Cả tỉnh nuôi đội bóng bằng kinh phí nhà nước chật vật, giờ có một doanh nghiệp giang tay ômđội bóng vào đầu tư tốt thu hút mọi người mọi giới làm Gia Lai trở nênđiểm nóng thì ai mà không mừng. Trách nhiệm của những nhà quản lý chúng tôi là hợp tác với doanh nghiệp về mặt chuyên môn để đội bóng phát triển tốt và đây được xem là bước chuyển đầu tiên trong cơ chế xã hội hóa của bóng đá Việt Nam…”.

Rất nhiều tiền của đã được đổ vào học viện bóng đá

Chỉ hai năm bắt tay vào đội bóng, từ một đội Gia Lai đá ì ạch, đội bóng mà bầu Đức can thiệp vào đã trở nên một thế lực với chức vô địch hạng Nhất rồi vô địch luôn V-League 2003 và 2004…

Cái kiểu cầm đèn chạy trước ô tô đấy của bầu Đức sau này đã trở nên mô hình nhân rộng ở nhiều đội bóng Việt Nam.

Dù rằng sau này có nhiều ông bầu đổ tiền nhiều hơn, mang lại quyền lợi cho địa phương lớn hơn và thành tích cao hơn nhưng phần “hậu” với bóng đá lại không đi sâu vào thế hệ tương lai như bầu Đức dám làm. Ông phá cả chục hecta cao su để xây học viện mà ông mày mò sang Anh kết hợp với Arsenal mở lò đào tạo. Cái kiểu nuôi gà chọi mà ông kết hợp với nước ngoài thực hiện để tạo ra sản phẩm mới, lạ cho bóng đá nước nhà tốn kém rất nhiều so với việc “hớt ngọn” để một CLB lấy thành tích. Ông kiên trì với lối đi riêng khác với kiểu đi tắt của nhiều ông bầu làm bóng đá chỉ đầu từ để đổi đất vàng hoặc đổi dự án. Ông tin vào lứa HAGL –Arsenal JMG mà ba năm nữa ra trường sẽ có sản phẩm độc cho đội tuyển Việt Nam…

Trong khi mọi người vẫn tranh cãi chuyện đào tạo của CLB là của Liênđoàn hay của CLB thì ông tự quyết vẫn với kiểu cầm đèn chạy trước ô tô của mình…

những cậu nhóc này là tương lai của bóng đá Việt Nam

Chưa thể xem đấy là thành công khi thời gian sẽ kiểm chứng nhưng với những gì mà bầu Đức “mất” cho bóng đá Việt Nam rõ ràng có phần khác rất nhiều so với những ông bầu “được” đất vàng, được dự án qua việc “ôm”bóng đá.

Phá cơ chế và phát động cuộc chơi “vì bóng đá Việt Nam”

Không thành công từ cấp CLB và không có những đột phá bắt đầu từ bóngđá địa phương như bầu Đức nhưng bầu Kiên vẫn được xem là người cầm đèn chạy trước ô tô. Cách làm của bầu Kiên khác với bầu Đức ở chỗ nếu bầuĐức xác định ông làm cho địa phương Gia Lai trước rồi từ đó nhân lên và bóng đá Việt Nam được hưởng thì bầu Kiên lại có những thu hoạch rất kém ởcấp CLB. Ông nhiều lần thay tên đổi họ lẫn sáp nhập từ CA Hà Nội sang Hàng không Việt Nam rồi LG Hà Nội ACB đến Hà Nội ACB và nay là CLB Hà Nội để giữ sự tồn tại ở hạng chuyên nghiệp của đội bóng bất kể có những lần rớt hạng. Cái cách “lách” để tồn tại đấy là chiêu cũ trong bóng đá nhưng khá phổ biến để giữ “xác” sau động tác thêm tên, đổi họ…

Thế nhưng từ cuối mùa bóng 2011 thì bầu Kiên bỗng nổi như cồn nhờ“cuộc cách mạng” mà ông xuất hiện như một nhà hùng biện khiến nhiều người quên rằng đội ông đã xuống hạng. Cái kiểu hùng biện mà ông thừa nhận mình không được mời dự họp tổng kết và phải chơi chiêu, phải cướp diễn đàn, phải đề nghị cho báo chí dự… thì ông mới bắt đầu kế hoạch “vì bóng đá Việt Nam”.

VPF thành lập từ ý tưởng của bầu Kiên sau những cuộc họp kín với các ông bầu. Ông “kéo” được các ông bầu như bầu Thắng, bầu Đức, bầu Tiến Anh hưởng ứng mình không phải vì quan hệ làm ăn mà các ông bầu phải “theo”ông nhưng vì những đề án đưa ra theo kiểu “lấy CLB làm gốc”.

Và từ cái gốc đấy ông được “trao” rất nhiều quyền để làm “cuộc cách mạng” trong bóng đá dù không phải tất cả các ông bầu đồng ý với cách làm mà họ đã “ủy quyền” cho bầu Kiên dẫn dắt. Chẳng hạn bầu Đức nói thẳng ông không đồng tình với cách làm “đập” AVG mà bầu Kiên đang làm. Ông Đức nói thẳng nếu là mình thì ông chọn cách ngồi lại uống với AVG uống một chai bia và thương thảo trên tinh thần tôn trọng lẫn nhau và thực sự vì bóng đá Việt Nam chứ không cần phải đánh đấm rồi kéo VTV vào như thế.

Bầu Kiên đang đại diện cho VPF làm rất nhiều và kéo nhiều ông bầu vào thế đứng về chiến tuyến “chống” VFF lẫn lạm quyền của VFF. VPF dưới trướng của bầu Kiên đang biến nhiều quan chức của VFF thành người làm thuê và mất chính kiến trong phần mà VFF lẽ ra cần phản biện theo đúng chức năng của một tổ chức xã hội được nhà nước trao quyền quản lý vàđiều hành bóng đá.

VPF không thể là đơn vị làm thay phần việc của VFF nhưng cách làm của bầu Kiên lại dễ bị hiểu là VPF đang “gặm nhấm” vào VFF nhờ cách làm, các đặt vấn đề, nhờ mối quan hệ và nhờ được dư luận ủng hộ.

Bầu Kiên đang chủ trì việc cầm đèn chạy trước ô tô với “chiến dịch” vì bóng đá Việt Nam.

Lạ ở chỗ bầu Kiên càng dấn sâu thì bầu Đức càng có vẻ tránh ra dù cả hai đồng cấp Phó Chủ tịch HĐQT.

Bóng đá Việt Nam đang có những ông bầu cầm đèn chạy trước ô tô và không phải là tất cả đều chạy chung một con đường.

Đấy lại là nỗi lo khác. Nỗi lo xuất phát từ những người bỏ tiền làm bóng đá nhưng chắc chắn không phải ai cũng vì bóng đá dù họ rất mạnh miệng tuyên bố điều đấy.
 
(Theo NN)

  • 'Vua yến' Việt Nam với nhà chim lớn nhất thế giới và giấc mơ toàn cầu
  • "Đại gia" bút chì khởi nghiệp cách nào?
  • Khi doanh nhân nhỏ lệ
  • Những tỷ phú người Jơrai ở Tây Nguyên
  • Doanh nhân Việt dám ''qua mặt'' ông chủ Tây
  • Trò chuyện với người giàu thứ 7
  • Giám đốc cơm kẹp phấn đấu thành triệu phú trước 30 tuổi
  • Giám đốc “ve chai” được vị Bộ trưởng Tài chính cứu: Tôi có niềm tin vào công lý
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Bầu Đức chọn Israel, Bộ Công Thương chọn Trung Quốc
  • Thay 3 giám đốc, làm ăn thua lỗ vì 2 con sư tử đá?
  • Thăng trầm: Con đường ‘bốc hơi’ ngàn tỷ của ông chủ Tôn Hoa Sen
  • Nghề thiết kế cũng cần luật lệ
  • Trò chuyện với doanh nhân: Không buông tay lúc thị trường mỏi mệt
  • Ông Phạm Nhật Vượng: Tôi chỉ tập trung vào việc của mình thôi
  • Quyết đoán nhưng không độc đoán
  • Những đại gia Việt 'siêu' kiếm tiền trong bão kinh tế
  • Túi khôn của doanh nghiệp
  • Đại gia hút thuốc lào, cưỡi Rolls-Royce: Làm khách sạn cho vui!
  • Ông Thân Đức Nam, từ “thầu phụ” đến 37 Hùng Vương
  • Sống sao để lưng đứng thẳng, đầu ngẩng cao