Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Ông chủ Thế giới di động: Thị trường điện máy Việt chưa có 'đại ca'!

Bắt đầu từ sự ra đi lặng lẽ của Siêu thị điện máy Lộc Lê rồi Vietnamshop.com, đến tuyên bố phá sản gây sốc của Wonderbuy hồi tháng 6/2011, dường như mô hình kinh doanh này đến hồi phá sản. Vậy nhưng, ông Nguyễn Đức Tài - TGĐ Công ty CP Thế Giới Di Động lại đi ngược xu thế.
 

Thị trường chưa có "đại ca"!

- Ông có thể lý giải về quyết định tham gia thị trường kinh doanh điện máy, trong bối cảnh u ám hiện nay?

Thực ra, để ra quyết định này chúng tôi dựa khá nhiều vào những kinh nghiệm có được trong lĩnh vực kinh doanh các thiết bị di động với thương hiệu thegioididong.com. Theo tôi, những nhận định bi quan về thị trường không hoàn toàn chính xác hoặc nó chỉ được đưa ra dựa trên hiện tượng bề nổi, với sự thất bại của một vài thương hiệu. Tôi có thể khẳng định rằng, nhu cầu của thị trường điện máy là rất lớn, có khi gấp 3 lần thị trường điện thoại. Trong khi đó, với các doanh nghiệp kinh doanh kiểu siêu thị điện máy hiện nay, doanh nghiệp nào lớn cũng chỉ mới chiếm khoảng 5% thị phần. Và cũng chưa thực sự có một tên tuổi nào xây dựng được một hệ thống bán hàng trên quy mô lớn. Nói một cách khác, thị trường điện máy chưa có "đại ca" tức là những doanh nghiệp có quy mô lớn, nắm thị phần chi phối.

- Vậy sao vẫn có những doanh nghiệp không tồn tại được và buộc phải phá sản mặc dù có được vị trí kinh doanh đắc địa?

Mặc dù thị trường rất lớn, rất tiềm năng, nhưng không có chuyện ai muốn nhảy vào cũng sẽ thắng. Trên thực tế, để thành công ai cũng biết rằng cần nắm được cơ hội, ngoài ra còn phải có thực lực về tài chính, nhân sự và quan trọng nhất là phải có được quyết định đúng. Theo tôi, với riêng thị trường điện máy, không phải cứ có showroom hoành tráng, nằm tại khu vực trung tâm là thắng.

- Vậy "quyết định đúng" của dienmay.com là gì?

Trước khi quyết định tham gia thị trường điện máy, tôi đã dành một thời gian dài ngồi quan sát bãi đỗ xe của các siêu thị điện máy khác tại các quận trung tâm TP.HCM. Tại đó, xe ôtô và cả xe máy từ các tỉnh khác chiếm phần lớn. Đơn giản là vì tại các địa phương ấy, không có sự lựa chọn cho khách hàng. Tôi khẳng định, đây chính là những khách hàng tiềm năng của mình. Chủ trương của chúng tôi là sẽ mở các cửa hàng tại những quận vùng ven và các tỉnh, nơi mà nhu cầu về các sản phẩm điện máy còn rất lớn chứ không phải là bằng mọi cách len vào khu trung tâm thành phố, đắt đỏ và không hợp lý. Đơn giản là khi gần bờ đã đông rồi thì chúng tôi tiến ra xa, để thả cần vào đúng nơi có cá.

- Là một doanh nghiệp mới tham gia thị trường, ít nhất là hết năm nay dienmay.com có đặt mục tiêu phải vượt qua một đối thủ cạnh tranh nào không?

Kể cả đối với thegioididong.com và hiện tại là dienmay.com tôi không bao giờ đặt mục tiêu cụ thể: trong thời gian này tôi sẽ phải vượt qua ông A, ông B. Vì đơn giản là thị trường có rất nhiều doanh nghiệp. Nếu cứ làm theo cách thông thường là đặt mục tiêu vượt qua người gần nhất thì khi vượt qua họ bạn sẽ ngoái lại nhìn, tự nhiên sẽ nảy sinh cảm giác tự mãn. Và nếu cứ như vậy thì hoặc bạn sẽ khó có thể tiến tiếp hoặc sẽ có nguy cơ đâm vào tường vì còn đang mải nhìn… ông phía sau.

- Như vậy có vẻ hơi ngược, ít ra cũng phải có một slogan hay một chỉ tiêu nào đối với toàn hệ thống chứ?

Tôi chỉ nghĩ một cách đơn giản rằng, chúng tôi luôn phải đặt kết quả của ngày hôm nay cao hơn ngày hôm qua. Vì nếu chúng tôi nhìn ra nhu cầu của thị trường thì không có lý gì mà các doanh nghiệp khác không nhìn ra. Bản thân dienmay.com tham gia thị trường cũng có thể coi như một chất xúc tác để các doanh nghiệp khác phải tăng tốc sau một thời gian dài cầm chừng. Chính vì thế, chúng tôi cũng không thể tiến chậm được.

"Chiêu" của người đến sau

- Ông vừa nói sẽ còn nhiều doanh nghiệp nhảy vào thị trường điện máy. Vậy có thể hiểu là dienmay. com rất trường vốn và có thể "chơi" được những doanh nghiệp khác?

Qui mô của các doanh nghiệp

kinh doanh kiểu siêu thị điện máy hiện nay còn nhỏ. Doanh nghiệp nào lớn cũng chỉ chiếm khoảng 5% thị phần.

Thực ra nhiều doanh nghiệp tham gia, nhưng lại không hề có tiềm lực tài chính đủ để có thể kinh doanh lâu dài. Một số doanh nghiệp đã tham gia thị trường và đã phải rời cuộc chơi vì không theo được. Có thể họ thất bại vì khi đứng ngoài thì thấy thị trường tiềm năng, nhưng tới khi bước chân vào mới thấy rằng, để vớt được cái tiềm năng ấy cũng không hề dễ dàng. Càng không dễ dàng đối với những người không có sự chuẩn bị kỹ càng. Nói một cách dễ hiểu, nếu anh tham gia thị trường sau, ít nhất anh phải trường vốn để có thể cạnh tranh với những người đi trước. Ngoài ra, còn cần phải có hệ thống nhân sự ổn để đảm bảo cho bộ máy vận hành trơn tru, lấy được uy tín của khách hàng, rồi đủ thứ khác nữa.

Nói cho cùng, vốn là một yếu tố tiên quyết, nhưng chỉ một mình vốn chưa đủ. Để trụ được và thành công, còn cần rất nhiều thứ nữa.

- Nói ngắn gọn, ông có gì để nhập cuộc chơi?

Thứ nhất, chúng tôi có một yếu tố mà không doanh nghiệp nào khác có được, đó là kinh nghiệm trong việc phát triển hệ thống bán lẻ với hơn 160 siêu thị thegioididong.com trên cả nước. Quan điểm của tôi rất rõ ràng: Anh chỉ nên đem cái anh giỏi nhất ra thi đấu với mọi người thôi. Chính vì thế nên thegioididong.com chỉ bán laptop chứ không bán desktop, bán USB 3G chứ không làm đại lý ADSL. Chúng tôi chỉ chuyên kinh doanh các thiết bị có thể di động được, theo đúng cái tên của nó và tập trung mọi nguồn lực, mọi nỗ lực theo tiêu chí đó. Vậy nên hiện tại chúng tôi đã có 160 siêu thị bán các thiết bị di động trên toàn quốc, chiếm khoảng 40% thị phần. Toàn bộ kinh nghiệm này là nguồn lực vô giá của chúng tôi khi tham gia thị trường điện máy.

Thứ hai, chúng tôi có một đội ngũ nhân viên hoạt động, làm việc vì một mục tiêu phát triển chung. Tôi quan niệm xây dựng văn hóa doanh nghiệp dựa trên sự tin cậy, không cần kiểm soát. Mỗi người tự ra quyết định và tự chịu trách nhiệm với quyết định ấy của mình, miễn là nó phục vụ cho sự phát triển chung của cả công ty. Và đó, theo tôi, là yêu tố mấu chốt của thành công.

- Đặt giả thiết, trong một vài năm nữa, thegioididong.com chiếm khoảng 70% thị phần, dienmay.com cũng có được 60% thị phần. Khi đó liệu thegioididong có tham gia lĩnh vực khác không? Bất động sản chẳng hạn.

Tôi có thể khẳng định luôn là không bao giờ. Như trên tôi đã nói, chúng tôi chỉ đem cái mình làm tốt nhất ra để thi thố với mọi người, chứ không tham vọng làm được cái không phải sở trường của mình. Có thể sẽ có một thegioigiay, thegioithoitrang… tức là hệ thống bán lẻ các sản phẩm chứ không bao giờ tôi nghĩ tới chuyện sẽ tham gia thị trường bất động sản.

- Xin chúc ông thành công!
 
Nguồn: Thái Duy // Diễn Đàn Doanh Nghiệp

  • Gặp “lao động xuất khẩu” về nước thành CEO
  • Doanh nhân Việt và khát vọng vươn xa
  • Cà phê cuối tuần: “Không khí mới” cho nền kinh tế
  • “Kiến trúc sư” của Tasco
  • Bùi Pháp - Đại gia ‘chơi ngông’ với 2 đội bóng triệu đô
  • Tỷ phú 8x “xuất thân” từ... trại giam
  • Gặp “Bill Gates” Việt Nam: Bỏ học đại học đi mở công ty
  • Nguyễn Tuấn Việt: Từ biến cố gia đình đến bỏ học tự kinh doanh
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Bầu Đức chọn Israel, Bộ Công Thương chọn Trung Quốc
  • Thay 3 giám đốc, làm ăn thua lỗ vì 2 con sư tử đá?
  • Thăng trầm: Con đường ‘bốc hơi’ ngàn tỷ của ông chủ Tôn Hoa Sen
  • Nghề thiết kế cũng cần luật lệ
  • Trò chuyện với doanh nhân: Không buông tay lúc thị trường mỏi mệt
  • Ông Phạm Nhật Vượng: Tôi chỉ tập trung vào việc của mình thôi
  • Quyết đoán nhưng không độc đoán
  • Những đại gia Việt 'siêu' kiếm tiền trong bão kinh tế
  • Túi khôn của doanh nghiệp
  • Đại gia hút thuốc lào, cưỡi Rolls-Royce: Làm khách sạn cho vui!
  • Ông Thân Đức Nam, từ “thầu phụ” đến 37 Hùng Vương
  • Sống sao để lưng đứng thẳng, đầu ngẩng cao