1. Hệ thống thiết bị đồng bộ nâng dầm thay gối cầu
Gối cầu (bằng thép hoặc cao su) là một bộ phận kết cấu của các loại cầu, có nhiệm vụ truyền tác động của tĩnh tải (trọng lượng dầm cầu, lớp phủ, lan can...) và hoạt tải đoàn xe xuống móng, trụ mố cầu. Theo chức năng, có hai loại gối cầu khác nhau: Gối cố định và gối di động. Nếu gối bằng thép, sẽ được cấu tạo phù hợp để đảm nhận chức năng cố định hay di động ở các đầu dầm. Riêng đối với gối cầu bằng cao su thì đảm nhận cùng một lúc cả hai chức năng này.
Cũng như các bộ phận kết cấu khác của cầu, theo thời gian khai thác, dưới tác động của môi trường và nhiệt độ…, chất lượng của gối cầu ngày càng suy giảm. Những hư hỏng xuất hiện dưới nhiều dạng: Các hư hỏng của gối cầu bằng thép là do nước mưa chảy xuống từ trên mặt cầu thông qua khe co dãn gây gỉ gối cầu, làm cho sự làm việc của gối cầu kém hiệu quả. Sự gỉ thép ở gối di động sẽ cản trở sự chuyển động của nó, thậm chí gối di động không còn khả năng di chuyển, dẫn tới sự phá hủy cục bộ khe co dãn hay bộ phận kết cấu tiếp giáp với khe co dãn. Các hư hỏng của gối cao su thường là bị biến dạng theo cả hai phương dọc và ngang cầu. Khi gối cao su bị hư hỏng thì khả năng làm việc của gối bị giảm đi đáng kể, không còn tính đàn hồi. Như vậy, để duy trì khả năng khai thác của các cây cầu, cần phải có hệ thống thiết bị nâng dầm thay gối cầu trong khi sửa chữa nhưng vẫn đảm bảo giao thông một cách bình thường. Đáp ứng nhu cầu này, gần đây, thông qua một đề tài độc lập cấp nhà nước, Trung tâm Công nghệ Máy xây dựng và Cơ khí thực nghiệm đã nghiên cứu, chế tạo thành công hệ thống thiết bị nâng dầm thay gối cầu. Ngoài việc ứng dụng để nâng dầm bảo dưỡng, sữa chữa và thay gối cầu; nâng dầm, nâng cao cao độ của cầu, tăng chiều cao thông thuyền; hệ thống này còn được áp dụng trong xây dựng nhà bằng phương pháp nâng sàn; xử lý lún nghiêng cho các công trình xây dựng; sửa chữa nhà, nâng nhà lên cao độ mới.
Hệ thống thiết bị đã được ứng dụng tại công trình sửa chữa cầu Chương Dương; ứng dụng để nâng dầm thay gối cầu cho Cầu Mới, Ngã Tư Sở (Hà Nội); nâng nhà lên độ cao 1 m (Hải Dương) và đã được chuyển giao cho Công ty cầu 1 Thăng Long sử dụng nâng dầm thay gối cầu thuộc Dự án đường Hồ Chí Minh…
Thiết bị đã được trao Cúp vàng tại Chợ Công nghệ và thiết bị Việt
Đề tài đã được Hội đồng KHCN cấp Nhà nước nghiệm thu ngày 1/2/2005 đánh giá loại xuất
2. Thiết bị tạo tia nước áp suất cao 800 bar
Công nghệ sử dụng tia nước áp suất cao (TNASC) đã được công nhận và ứng dụng rộng rãi trong nhiều lĩnh vực khác nhau tại nhiều quốc gia trên thế giới. Việc ứng dụng thiết bị phun TNASC trong làm sạch công nghiệp đã chứng minh một ưu điểm nổi bật của nó so với các phương pháp khác, đó là không làm hư hại đến lớp bên dưới lớp vật liệu cần tẩy rửa. Đặc biệt trong thời gian gần đây, việc ứng dụng phương pháp này trong công tác làm sạch các bề mặt kín như đường ống, xi téc... đã trở lên rất phổ biến.
Ở nước ta, thông qua một đề tài cấp nhà nước, Trung tâm Công nghệ Máy xây dựng và Cơ khí thực nghiệm đã nghiên cứu, ứng dụng công nghệ TNASC để chế tạo thành công thiết bị tẩy phá bê tông bị suy thoái tới mác 150. Ngoài mục đích sử dụng chính là tẩy phá bê tông, thiết bị còn có thể sử dụng để làm sạch đáy cọc khoan nhồi phục vụ công nghệ mở rộng đáy cọc khoan nhồi. Thiết bị đã được ứng dụng tại công trình thi công toà nhà cao tầng EVER PORTUNE PLAZA, cầu Vĩnh Tuy, toà nhà cao tầng của Tập đoàn Đông Dương (Hà Nội); ứng dụng để xói đáy hạ ống vách cọc khoan nhồi tại cầu Măng Thít (Vĩnh Long)…
Thiết bị đã đoạt Cúp vàng tại Chợ Công nghệ và thiết bị Việt Nam năm 2005.
3. Thiết bị bơm vữa xi măng áp lực cao
Như chúng ta đã biết, do bản chất của công nghệ, cọc khoan nhồi luôn tiềm ẩn các khuyết tật, hư hỏng trong quá trình thi công, đặc biệt là các hư hỏng ở đáy cọc (do những sai sót trong quá trình tạo lỗ, giữ ổn định thành vách, hạ lồng cốt thép và đổ bê tông). Có nhiều yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng cọc khoan nhồi, đặc biệt là chất lượng đáy cọc. Để xử lý đáy cọc khoan nhồi theo công nghệ Post-Grouting và công nghệ mở rộng, làm sạch, phun vữa đáy cọc khoan nhồi, cần phải có những thiết bị phù hợp.
Năm 2005, thiết bị bơm vữa xi măng áp lực cao đã được Trung tâm Công nghệ Máy xây dựng và Cơ khí thực nghiệm nghiên cứu, thiết kế và chế tạo thành công. Thiết bị đã được thử nghiệm tài công trình xây dựng cầu Vĩnh Tuy (Hà Nội) cho kết quả khả quan. Các chỉ tiêu chất lượng của thiết bị đã được Cục Đăng kiểm Việt
4. Thiết bị đầm ta luy
Công tác đầm, lèn mái dốc là việc làm phức tạp. Trên thế giới kinh phí để đầm lèn mái dốc gấp từ 5 đến 10 lần mái phẳng. Sự ổn định của mái ta luy ảnh hưởng rất lớn tới chất lượng và tuổi thọ của đường giao thông, đặc biệt đối với nền đường đắp qua các vùng ngập nước.
Trước yêu cầu của thực tế, trên cơ sở các tiềm lực sẵn có trong nước, Trung tâm Công nghệ Máy xây dựng và Cơ khí thực nghiệm đã nghiên cứu và chế tạo thành công thiết bị đầm ta luy. Thiết bị đã được thử nghiệm cho hiệu quả cao; các thông số làm việc đạt yêu cầu theo thiết kế như tần số rung, áp suất, lưu lượng làm việc, thuận tiện trong điều khiển, kết cấu gọn nhẹ, giá thành chỉ bằng 50-60% so với sản phẩm tương đương nhập ngoại. Thiết bị đã được trao Cúp vàng tại Chợ Công nghệ và thiết bị Việt Nam năm 2005.
5. Hệ thống thiết bị điều khiển và định lượng xi măng thi công cọc đất gia cố
Trong những năm gần đây, nhiều công trình xây dựng cơ bản đã được Nhà nước đầu tư như bến cảng, sân bay, bãi đỗ xe... Để xây dựng những công trình này, cần thiết phải gia cố nền đất, đặc biệt là đối với những vùng nền mềm yếu, nhằm nâng cao khả năng chịu lực, đảm bảo công trình làm việc an toàn và hiệu quả. Một trong những công nghệ đang được thế giới sử dụng là gia cố nền đất yếu bằng cọc xi măng đất. Các thiết bị chuyên dung để thi công cọc xi măng đất hiện nay chúng ta phải nhập từ nước ngoài (Thuỵ Điển, CHLB Đức, Trung Quốc…) với giá rất cao. Trên cơ sở phát huy nội lực, tận dụng những tiềm năng sẵn có trong nước và chỉ nhập khẩu những vật tư, phụ tùng chủ yếu, Trung tâm Công nghệ Máy xây dựng và Cơ khí thực nghiệm đã nghiên cứu và chế tạo thành công thiết bị điều khiển và định lượng xi măng để thi công cọc đất gia cố. Qua đó, đã làm chủ được việc chế tạo hệ điều khiển, hệ định lượng và phun xi măng; kết hợp với một số thiết bị sẵn có của Công ty Cổ phần Cơ giới và Xây lắp số 13 (LICOGI 13), tổ hợp thiết bị thi công cọc gia cố đã được ứng dụng thành công và cho hiệu quả cao tại công trường.
So với sản phẩm cùng loại của CHLB Đức, thiết bị do Trung tâm chế tạo có tính năng kỹ thuật tương đương nhưng giá thành chỉ bằng 30%. So với thiết bị của Trung Quốc, thiết bị có nhiều tính năng ưu việt hơn hẳn: Do sử dựng máy cơ sở là loại búa đóng cọc di chuyển bằng bánh xích, nên tính cơ động cao, tốc độ làm việc của thiết bị khoan lớn, năng suất gấp 1,5-2 lần. Đặc biệt, tổ hợp thiết bị được trang bị hệ thống điều khiển hiện đại, toàn bộ các thao tác thi công cọc gia cố được tự động hóa theo các chương trình, các số liệu về lượng xi măng sử dụng trên từng mét cọc được hiển thị, lưu giữ và in thành bảng kết quả thi công cho từng cọc. Đây chính là những chỉ tiêu rất quan trọng đánh giá chất lượng của thiết bị cũng như chất lượng của cọc gia cố được thi công.
Đây là lần đầu tiên ở trong nước chế tạo được tổ hợp thiết bị thi công cọc gia cố. Thiết bị có giá thành thấp, phù hợp với khả năng tài chính của các đơn vị thi công. Hiện tại, thiết bị đang được các nhà thầu sử dụng để thi công tại sân bay Trà Nóc
Mọi thông tin chi tiết xin liên hệ : Trung tâm Công nghệ Máy xây dựng và Cơ khí thực nghiệm, Viện Khoa học và Công nghệ Giao thông Vận tải - Số 1252 Đường Láng - Đống Đa - Hà Nội ; Tel : 04.7664248
(Theo Tạp chí Hoạt động Khoa Học)
Chuyển nhượng, cho thuê hoặc hợp tác phát triển nội dung trên các tên miền:
Quý vị quan tâm xin liên hệ: tieulong@6vnn.com