Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Không có tầm nhìn, chắc hẳn không đi được xa

Sự có mặt tại những thị trường như Nga, Nhật, Mỹ… trong năm 2008 của Tập đoàn Mai Linh (MLG) có thể được xem là bước đột phá táo bạo, bởi đây là những thị trường khó tính và năm 2008 là năm khó khăn bởi ảnh hưởng của suy thoái kinh tế. Giải thích về "bước chinh phục toàn cầu" này, ông Võ Đăng Cảnh - Phó TGĐ phụ trách Kế hoạch và Nghiên cứu phát triển MLG cho biết:

 Đây quả là một thách thức lớn của MLG nhưng không phải phiêu lưu, bởi kế hoạch này nằm trong chiến lược mở rộng đầu tư toàn cầu của Mai Linh. Trước khi thâm nhập các thị trường này, chúng tôi đã nghiên cứu, phân tích kỹ. Sự suy thoái kinh tế của Mỹ trong năm 2008 thật ra đã được dự báo trước và chúng tôi xem đây là cơ hội đầu tư. Theo định luật bảo toàn, tất cả không mất đi mà sẽ được chuyển hóa từ nơi này sang nơi khác, do vậy khó khăn của nền kinh tế này có khi lại là cơ hội của nền kinh tế khác. Vì vậy, việc có mặt của Mai Linh tại Mỹ, Nga, Nhật cũng có thể được xem là cơ hội và cũng là thách thức của tập đoàn chúng tôi.

 - Ngành chủ lực của Mai Linh là vận tải nhưng vì sao đầu tư vào Nga, Nhật và Mỹ lại là du học và du lịch ?

 - Trong nước, thế mạnh của Mai Linh là vận tải và chúng tôi đang cố gắng vươn đến vị trí số một trong khu vực. Tuy nhiên, ở Nga, Nhật hay Mỹ đều có những tập đoàn rất mạnh về vận tải và Việt Nam khó có thể cạnh tranh. Do đó, Mai Linh chủ trương thu hút khách du lịch và du học. Năm 2008, so với năm học 2006-2007, số lượng du học sinh VN chỉ riêng tại Mỹ tăng 45,3%, tổng số lượng du học sinh VN tại Mỹ hiện nay trên 8.000 người. Đó là một con số cho thấy nhu cầu cho con em du học của các gia đình trung lưu ở VN là rất lớn. Du học và du lịch Mỹ trong thời gian tới cũng là thị trường lớn hứa hẹn nhiều tiềm năng cho các doanh nghiệp Việt Nam nếu biết đón đầu. Nhật cũng là thị trường tốt cho hướng phát triển du học và du lịch trong tương lai. Hơn nữa, hiện nay, trong nước, MLG cũng đã khai thác lĩnh vực kinh doanh du lịch. Để làm tốt lĩnh vực này, không thể không có hoạt động kinh doanh du lịch ở nước ngoài và ngược lại vì Mai Linh mong muốn phục vụ du khách ngay tại nơi họ xuất phát. Với nước Nga, chúng tôi cũng nhận thấy rất nhiều người Nga có nhu cầu đi du lịch các nước châu Á, để tắm nắng, tránh rét… Đây thực sự là nguồn khách hàng tiềm năng chưa được khai thác hết.

 Tập trung khai thác du học và du lịch nhưng chúng tôi cũng đã đàm phán để mua lại một công ty ta-xi bên Mỹ và Nhật, dĩ nhiên đây là bước thâm nhập về kinh nghiệm quản lý, điều hành ở các nước tiên tiến áp dụng trong nước và đem những kinh nghiệm trong suốt 15 năm làm vận tải ở Việt Nam để áp dụng bên ấy. Nói chung, chúng tôi rút ra những kinh nghiệm tốt nhất cho công tác quản lý trong bối cảnh mà ranh giới quốc gia dần dần mờ nhạt thay vào đó là những kỹ năng, những hiểu biết lẫn nhau và giao thoa văn hóa đa sắc tộc.

 - Nhưng Mai Linh chưa phải là một doanh nghiệp lớn, việc có mặt tại Mỹ, Nhật, Nga cũng sẽ gặp không ít khó khăn ?

 - Nếu cứ ngại khó khăn thì sẽ chẳng bao giờ thành công. Khởi nghiệp của Mai Linh cũng đầy rẫy những khó khăn khi số vốn ban đầu chỉ 300 triệu đồng và vài chiếc xe đấy thôi. Tại các nước này, chúng tôi chọn phương thức mua bán và sáp nhập. Có hai lý do: Luật đầu tư nước sở tại không cho phép mở công ty mới trong lĩnh vực vận tải hành khách công cộng bằng ta-xi. Hẳn là chi phí ban đầu để thực hiện việc mua bán, sáp nhập sẽ cao, nhưng khả năng thu lợi nhuận cũng sẽ nhanh hơn, bởi chúng tôi tận hưởng được nguồn khách hàng sẵn có của doanh nghiệp sở tại. Một điểm nữa mà chúng tôi cũng hết sức chú trọng trong khai thác kinh doanh tại các thị trường này là đem đến sự khác biệt về văn hóa như tính thân thiện, cởi mở, nụ cười hiền hòa của người Việt Nam, tại sao không biến những điều giản dị, bình thường thành thế mạnh trong kinh doanh? Mặt khác luật pháp ở những nước này khá hoàn thiện, môi trường kinh doanh tốt nên cơ hội dành cho mọi người là như nhau, doanh nghiệp nào có kỹ năng cao sẽ dễ thành công hơn.

 - Sau Mỹ, Nga, Nhật, Mai Linh sẽ hướng đến các nước nào trong chiến lược mở rộng đầu tư toàn cầu của tập đoàn ?

- Trong một vài năm tới, Mai Linh dự định sẽ nghiên cứu thật nghiêm túc khu vực Nam bán cầu và Đông Âu cho những lĩnh vực mới.

 
- Trong thời điểm khó khăn của suy thoái kinh tế, nhiều doanh nghiệp phải phá sản hoặc  "cố trụ" lại nhưng Mai Linh vẫn tiếp tục mở rộng thị trường, ông có nghĩ rằng Mai Linh thành công nhờ "nhìn xa trông rộng" ?

 - Bối cảnh hiện nay và một vài năm tới thật không dễ cho nhiều doanh nghiệp, nhưng Mai Linh vẫn có những chính sách riêng cho mình để linh hoạt vượt qua những khó khăn tạm thời, nhất định không cứng nhắc và co cụm.

 Nếu nói "nhìn xa trông rộng", Mai Linh thật sự không dám nhận, vì sẽ có rất nhiều nhà kinh tế vĩ mô, kinh tế chiến lược còn nhìn xa hơn chúng tôi rất nhiều nhưng đôi khi vẫn gặp khó khăn… Tuy nhiên, phải khẳng định không có tầm nhìn chắc chắn không đi được xa. Mai Linh hoạch định mục tiêu và luôn có phương án dự phòng, và đặc biệt rất linh hoạt trong chiến thuật để đạt được mục tiêu. Ngay cả trong năm 2008 rất nhiều trong số các doanh nghiệp gặp không ít khó khăn về tài chính thì Mai Linh vẫn ổn định và phát triển. Hiểu hết điều này quả là diệu kỳ, vậy mà Mai Linh đã triển khai thành công trong điều kiện khá bất lợi chung đó, thực tế là Mai Linh đã đổi mới hơn 1.300 đầu xe trong năm 2008 và mở rộng thêm một số tuyến mới cũng như xây dựng sửa chữa một số văn phòng làm việc ở các tỉnh, thành phố lớn.

 - Xin cảm ơn ông !

(Theo báo Hà nội mới )

  • Doanh nghiệp vận tải đang 'ăn thịt chính mình'
  • Tập đoàn Mai Linh cắt giảm một loạt ngành nghề kinh doanh
  • Sếp Quốc Cường Gia Lai: “Thấy tài sản ra đi mà không cứu được”
  • Tribeco: Sập đủ bẫy, anh hùng thành 'phế nhân'
  • Chuyển nợ thành vốn góp: Lợi và hại !
  • Vượt đúng cái dốc cần vượt
  • M&A hướng tới doanh nghiệp nhỏ và vừa
  • “Giá xe đang hời”
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Bầu Đức chọn Israel, Bộ Công Thương chọn Trung Quốc
  • Thay 3 giám đốc, làm ăn thua lỗ vì 2 con sư tử đá?
  • Thăng trầm: Con đường ‘bốc hơi’ ngàn tỷ của ông chủ Tôn Hoa Sen
  • Nghề thiết kế cũng cần luật lệ
  • Trò chuyện với doanh nhân: Không buông tay lúc thị trường mỏi mệt
  • Ông Phạm Nhật Vượng: Tôi chỉ tập trung vào việc của mình thôi
  • Quyết đoán nhưng không độc đoán
  • Những đại gia Việt 'siêu' kiếm tiền trong bão kinh tế
  • Túi khôn của doanh nghiệp
  • Đại gia hút thuốc lào, cưỡi Rolls-Royce: Làm khách sạn cho vui!
  • Ông Thân Đức Nam, từ “thầu phụ” đến 37 Hùng Vương
  • Sống sao để lưng đứng thẳng, đầu ngẩng cao