Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Mua hàng theo nhóm dưới góc nhìn của người trong cuộc

picture
Ông Tom Trần, CEO của MJ Group.

Mua hàng theo nhóm tại Việt Nam đang diễn biến khá phức tạp, khó đoán được hướng phát triển kế tiếp. Ông Tom Trần, CEO của MJ Group - tập đoàn mẹ Công ty Thương mại trực tuyến Nhommua (www.nhommua.com) - có một số chia sẻ về vấn đề này.

Ông nghĩ sao về mua hàng theo nhóm tại Việt Nam hiện nay?

Tôi thấy thị trường hiện nay khá hỗn tạp. Nhiều công ty không hiểu rõ mô hình này nên loay hoay trong chiến lược kinh doanh dẫn đến phá sản. Mọi người đang cạnh tranh khá gay gắt, mà không nghĩ đến việc cùng chung tay đưa mô hình này đi lên và mang lại lợi ích thiết thực cho người tiêu dùng.

Còn về phía người tiêu dùng cũng đã có thay đổi đáng kể. Họ không còn mua ào ạt như thời gian đầu mà đã có sự chọn lọc. Bây giờ họ chỉ mua những cái cần thiết và chất lượng thật sự tốt.

Do đó, Nhommua.com cũng thay đổi theo. Chúng tôi đầu tư nhiều hơn nữa vào hạ tầng, con người, kỹ thuật và hệ thống để phát triển. Ngay từ đầu chúng tôi đã quyết định sẽ đi con đường lâu dài, chứ không “ăn xổi ở thì”.

Vậy hướng đi của Nhommua.com thế nào?
   
Chúng tôi luôn thay đổi để theo kịp thị trường nhằm làm hài lòng đối tác lẫn người tiêu dùng. Cho nên có thể nói Nhommua.com luôn tìm hướng đi mới cho mình. Phần lớn công ty uy tín tại Tp.HCM hiện là đối tác của Nhommua.com chứng tỏ chúng tôi đang đi đúng hướng.

Bên cạnh đó, trước khi chính thức đưa ra sản phẩm mới nào chúng tôi cũng đều có bản thử nghiệm để kiểm tra thị trường, ví dụ như Hungry.vn và Zap.vn. Vì sao chúng tôi làm vậy? Tất cả chỉ vì người tiêu dùng Việt Nam. Chẳng hạn như chúng tôi không bao giờ bán hàng giả, chỉ bán hàng chính hãng.

Ông muốn "nhắn nhủ" gì với đối thủ của mình?

Thực ra ai cũng có chiến lược kinh doanh riêng, ai giỏi và nhạy hơn thì thắng. Nhưng hãy thắng bằng cách “fair play” chứ đừng bày chiêu trò. Thử tưởng tượng mỗi chủ doanh nghiệp là một ca sĩ. Ca sĩ thì nên chinh phục khán thính giả bằng chất giọng và khả năng của mình. Đừng lấy vũ đạo, kỹ thuật phối âm phối khí hoặc gây scandal để tạo danh tiếng.

Chắc chắn một ngày nào đó khán giả sẽ nhận ra ai là ca sĩ có thực lực. Ngoài ra, mô hình này không đơn giản như mọi người nghĩ. Phải có đủ tiềm lực mới có thể tồn tại trong thị trường khốc liệt này.

Thời gian gần đây có khá nhiều bình luận tiêu cực về lĩnh vực này, ông nghĩ sao? Ông có giải pháp nào không?


Bình luận tiêu cực hoặc tích cực thì lĩnh vực kinh doanh nào cũng gặp phải. Tuy nhiên, tôi xin chân thành cám ơn tất cả mọi người. Đây sẽ là động lực cho nhómMua vững bước cũng như cố gắng cải thiện những điều chưa tốt.

Chúng tôi đang rà soát lại toàn bộ công ty, đầu tư thêm cơ sở hạ tầng, nâng cao chất lượng dịch vụ… là câu trả lời cho những phản hồi của người tiêu dùng. Bản thân tôi cũng thay đổi. Tôi sẽ dùng chữ “tâm” nhiều hơn nữa để dẫn dắt con tàu Nhommua.com cập bến an toàn. Cũng như lấy “tâm” để kinh doanh. Làm điều gì xuất phát từ tâm cũng sẽ thành công.

Ông có gì muốn nói với khách hàng của mình, là nhà đầu tư và đối tác?

Tôi chỉ muốn nói với người tiêu dùng Việt Nam là hãy thông cảm và cho chúng tôi thêm thời gian. Nếu có sơ suất, hãy góp ý một cách chân thành và mang tính xây dựng. người tiêu dùng cũng nên tìm hiểu về lĩnh vực mua hàng theo nhóm để tránh những hiểu lầm không đáng có.

Để tôi làm một phép tính đơn giản cho mọi người hiểu nhé: voucher trị giá 70.000 đồng nhưng chỉ bán với giá 35.000 đồng. Chưa kể vô vàn chi phí như: thiết kế, in voucher, giao hàng, "hoa hồng" cho sales... Vậy Nhommua.com còn lại gì?

Về phía đối tác, các bạn nên hiểu từng chân tơ kẽ tóc của mô hình này để áp dụng sao cho hiệu quả. Hiểu mô hình này hoạt động thế nào và mang lại lợi ích gì cho công ty bạn. Và chúng ta cũng nên hiểu rõ nhau để cùng phát triển và đưa ra những sản phẩm chất lượng mà người tiêu dùng cần.

Xin mượn hình ảnh sau để nói về hậu “cơn bão” mua hàng theo nhóm tại Việt Nam: sau khi bão tan, cây nào có rễ bám sâu vào lòng đất sẽ sống sót và tiếp tục phát triển, còn những cây non và rễ nông đã “bay” theo cơn bão.

(Theo Vneconomy)

  • Doanh nghiệp vận tải đang 'ăn thịt chính mình'
  • Tập đoàn Mai Linh cắt giảm một loạt ngành nghề kinh doanh
  • Sếp Quốc Cường Gia Lai: “Thấy tài sản ra đi mà không cứu được”
  • Tribeco: Sập đủ bẫy, anh hùng thành 'phế nhân'
  • Chuyển nợ thành vốn góp: Lợi và hại !
  • Ông Phạm Nhật Vượng tìm và dùng 'tướng' thế nào?
  • “Giải cứu” DN bằng khai thông thị trường
  • Chuyên gia kinh tế Nguyễn Trần Bạt: Phẩm hạnh quan trọng số 1
  • 'Vua hồ tiêu' Việt Nam: "Hãy 'đục tường' và bước ra thế giới!"
  • Đường đến ngôi vua của Vinasun
  • “Đây chính là lúc dồn nguồn lực để nuôi ý chí”
  • Đúng ngành đúng nghề, bớt lo khủng hoảng
  • “Cái khó hiện nay chính là tâm lý”
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Bầu Đức chọn Israel, Bộ Công Thương chọn Trung Quốc
  • Thay 3 giám đốc, làm ăn thua lỗ vì 2 con sư tử đá?
  • Thăng trầm: Con đường ‘bốc hơi’ ngàn tỷ của ông chủ Tôn Hoa Sen
  • Nghề thiết kế cũng cần luật lệ
  • Trò chuyện với doanh nhân: Không buông tay lúc thị trường mỏi mệt
  • Ông Phạm Nhật Vượng: Tôi chỉ tập trung vào việc của mình thôi
  • Quyết đoán nhưng không độc đoán
  • Những đại gia Việt 'siêu' kiếm tiền trong bão kinh tế
  • Túi khôn của doanh nghiệp
  • Đại gia hút thuốc lào, cưỡi Rolls-Royce: Làm khách sạn cho vui!
  • Ông Thân Đức Nam, từ “thầu phụ” đến 37 Hùng Vương
  • Sống sao để lưng đứng thẳng, đầu ngẩng cao