Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

18 công ty bị người Mỹ ghét nhất

picture
Facebook bị chê vì tính năng bảo mật thông tin cá nhân yếu kém.

Tổ chức Chỉ số hài lòng của người tiêu dùng Mỹ (ACSI) cho rằng, phong trào “Chiếm Phố Wall” đã phản ánh được cái hố ngăn cách giữa người tiêu dùng với các ngân hàng và tổ chức tín dụng, theo trang Business Insider.

Mới đây, ACSI đã công bố danh sách các doanh nghiệp Mỹ bị người tiêu dùng chán ghét nhất. Tuy nhiên, trong top 18 chỉ có duy nhất Bank of America, còn đa phần là các công ty, nghiệp đoàn liên quan tới lĩnh vực viễn thông hay hàng không…

Đáng chú ý, nhiều công ty nổi tiếng thế giới như hãng quản lý mạng xã hội Facebook, nhà cung cấp dịch vụ mạng điện thoại di động AT&T, cùng một loạt hãng hàng không, truyền hình cáp… cũng bị liệt vào danh sách đen này.

“Chỉ trong vòng một năm qua, chi phí trung bình cho bảo hiểm y tế đã tăng tới 9%”, người sáng lập ACSI, Claes Fornell, cho biết. “Trong bối cảnh kinh tế yếu kém, thị trường lao động yếu ớt và thu nhập ứ đọng, giá cả tăng cao khiến người tiêu dùng bất mãn”.

Dưới đây là 18 doanh nghiệp Mỹ bị người tiêu dùng ghét nhất trong năm 2011.

18. Ngân hàng Bank of America

Điểm số hài lòng: 68/100

Bank of America bị chê vì thiếu hiểu biết khách hàng, khi đưa ra kế hoạch thu phí 5 USD/tháng với khách hàng dùng thẻ ghi nợ hồi cuối tháng 9/2011. Kế hoạch này đã bị hủy bỏ hồi đầu tháng 11, nhưng thiệt hại vô cùng lớn.

17. Blue Cross and Blue Shield

Điểm số hài lòng: 68/100

Blue Cross và Blue Shield bị người tiêu dùng Mỹ phàn nàn về mức phí cao và chậm trễ trong việc liên hệ với khách hàng khi lãi suất thay đổi. Đây là chỉ số ASCI thấp nhất của công ty trong vòng sáu năm qua.

16. Aetna

Điểm số hài lòng: 67/100

Trong ngành bảo hiểm y tế, Aetna có điểm số hài lòng khách hàng bét nhất, vì các thủ tục bị chê là rườm rà.

15. Dish Network

Điểm số hài lòng: 67/100

Hóa đơn thanh toán không chính xác và dịch vụ khách hàng yếu kém là những lý do chính khiến điểm số hài lòng của hãng bị giảm 4 điểm so với năm ngoái.

14. Cox Communication

Điểm số hài lòng: 67/100

Khách hàng của Cox thực sự phiền lòng vì phải chờ đợi quá lâu mỗi khi cần giải quyết việc gì với hãng. Chưa kể, muốn hủy bỏ dịch vụ, người tiêu dùng còn phải trả phí rất cao.

13. Pacific Gas and Electric

Điểm số hài lòng: 67/100

Việc cung cấp sản phẩm của hãng điện và khí đốt này bị chê là mất an toàn, khiến khách hàng lo ngại mỗi khi sử dụng. Tháng này, hãng đã chấp nhận nộp phạt 38 triệu USD cho vụ nổ ga năm 2008 làm 1 người chết, 5 người khác bị thương.

12. AT&T

Điểm số hài lòng: 66/100

Đây là năm thứ hai liên tiếp, AT&T đứng hạng bét trong 4 nhà cung cấp dịch vụ mạng điện thoại di động lớn nhất nước Mỹ. Tình trạng sóng yếu, chập chờn là lý do khiến khách hàng của AT&T bực bội.

11. Facebook

Điểm số hài lòng: 66/100

Mặc dù tăng 2 điểm so với năm ngoái, nhưng Facebook vẫn xếp hạng khá cao trong top 18 doanh nghiệp Mỹ bị người tiêu dùng chán ghét nhất. Điểm dở của mạng xã hội này là khả năng bảo mật thông tin cá nhân kém. Việc thay đổi thường xuyên giao diện và bổ sung tính năng mới của Facebook cũng khiến người dùng khó chịu.

10. LADWP

Điểm số hài lòng: 66/100

Phải thừa nhận Cơ quan điện, nước thành phố Los Angeles này đã tích cực cải thiện quan hệ với khách hàng, song những tranh chấp xung quanh đề xuất tăng phí trong vòng 3 năm tới đã khiến điểm số hài lòng đối với dịch vụ của cơ quan này ở mức thấp.

9. Long Island Power Authority

Điểm số hài lòng: 65/100

Việc xử lý chậm chạp sự cố mất điện hồi tháng 9 đã khiến uy tín của hãng điện này giảm sút mạnh. Tuy nhiên, sự bất mãn của khách hàng chủ yếu xuất phát từ việc hãng đã thu sai 230 triệu USD trong vòng 10 năm qua. Công ty đã nhận lỗi và cho biết sẽ hoàn tiền cho khách hàng, song điểm số hài lòng của hãng vẫn ở mức thấp nhất lĩnh vực năng lượng.

8. American Airlines

Điểm số hài lòng: 63/100

Khách hàng chủ yếu phàn nàn về cách tính phí hàng hóa và việc cắt giảm dịch vụ. Đây cũng là những yếu tố mà các hãng hàng không khác đều đang mắc phải.

7. United Airlines

Điểm số hài lòng: 61/100

Ngoài hai yếu tố bị chê trách như ở American Airlines, việc hoãn chuyến bay quá nhiều lần cũng khiến điểm số hài lòng của khách hàng với hãng này ở mức thấp.

6. US Airways

Điểm số hài lòng: 61/100

Khách hàng chê trách khá nhiều về hãng hàng không này, từ phục vụ của tổ bay, phí hàng hóa, cho tới ít những chọn lựa giải trí… Công ty này hiện đang bị Bộ Giao thông Mỹ khiển trách vì thiếu trao đổi với các khách hàng.

5. Charter Communications

Điểm số hài lòng: 59/100

Sai sót trong hóa đơn thanh toán đã từng dẫn tới một vụ kiện tập thể đối với hãng truyền thông này vào năm 2004. Thêm vào đó, dịch vụ khách hàng nghèo nàn cũng là những yếu tố khiến Charter bị khách hàng chê trách.

4. Comcast

Điểm số hài lòng: 59/100

Công ty truyền hình này bị chê tới tấp vì cung cấp quá ít thông tin cho khách hàng về cước thanh toán, nâng cấp dịch vụ. Việc phải chờ đợi quá lâu các nhân viên kỹ thuật và mức giá cao cũng khiến khách hàng phiền lòng.

3. Time Warner Cable

Điểm số hài lòng: 59/100

Khách hàng của Time Warner không hài lòng về việc hãng mỗi năm tăng phí dùng cáp nhanh hơn tốc độ tăng của lạm phát. Ngoài ra, việc kinh doanh gian lận và dịch vụ tồi tệ cũng đều là điểm đen của hãng truyền hình cáp này.

2. Delta

Điểm số hài lòng: 56/100

Trong số 4 công ty dịch vụ hàng không, điểm số hài lòng của khách hàng dành cho Delta là thấp nhất. Kể từ khi thâu tóm hãng bay Northwest vào năm 2008 tới nay, uy tín của Delta đã rơi rớt mạnh. Hãng bị chê trách thì tăng phí ăn uống, hàng hóa và dịch vụ khách hàng nghèo nàn.

1. Pepco

Điểm số hài lòng: 54/100

Một lần nữa tập đoàn điện lực này lại đứng đầu bảng danh sách các công ty bị người Mỹ ghét nhất. Theo tờ Washington Times, công ty này hiện đang cung cấp dịch vụ cho gần 800 nghìn hộ ở Washington D.C. và tiểu bang Maryland. Hãng từng tuyên bố kế hoạch 500 triệu USD cải thiện cơ sở hạ tầng và dịch vụ. Tuy nhiên, điểm số hài lòng của khách hàng dành cho công ty này rất thấp.

(Theo Vneconomy)

  • FamilyMart không từ bỏ thị trường Việt Nam
  • Các phó chủ tịch Coca-Cola lên tiếng về nghi án chuyển giá ở VN
  • Myanmar, “sàn đấu” mới của Coca-Cola và Pepsi
  • Bước chân Huawei tại Việt Nam
  • Hãng bia lớn nhất thế giới sắp vào Việt Nam
  • “Canh bạc” điện toán đám mây nguy hiểm của Microsoft
  • Khi đại gia Mỹ “nhòm ngó” Việt Nam
  • Doanh nghiệp Trung Quốc bán tàu với giá sắt vụn
  • Nhân tài bắt đầu tháo chạy khỏi Yahoo!
  • Starbucks đã vượt khủng hoảng như thế nào?
  • Phố Wall đọc lại bài học của McDonald's
  • Nhân tài bắt đầu tháo chạy khỏi Yahoo!
  • Doanh nghiệp phòng bị thế nào nếu đồng Euro sụp đổ?
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Bầu Đức chọn Israel, Bộ Công Thương chọn Trung Quốc
  • Thay 3 giám đốc, làm ăn thua lỗ vì 2 con sư tử đá?
  • Thăng trầm: Con đường ‘bốc hơi’ ngàn tỷ của ông chủ Tôn Hoa Sen
  • Nghề thiết kế cũng cần luật lệ
  • Trò chuyện với doanh nhân: Không buông tay lúc thị trường mỏi mệt
  • Ông Phạm Nhật Vượng: Tôi chỉ tập trung vào việc của mình thôi
  • Quyết đoán nhưng không độc đoán
  • Những đại gia Việt 'siêu' kiếm tiền trong bão kinh tế
  • Túi khôn của doanh nghiệp
  • Đại gia hút thuốc lào, cưỡi Rolls-Royce: Làm khách sạn cho vui!
  • Ông Thân Đức Nam, từ “thầu phụ” đến 37 Hùng Vương
  • Sống sao để lưng đứng thẳng, đầu ngẩng cao