Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Bắt chước

Bỏ "phần cứng" để tập trung hết cho "phần mềm" là nội dung cốt lõi của cuộc cải tổ ở tập đoàn công nghệ thông tin Hewlett-Packard. Chuyện rất mới mẻ đối với tập đoàn này trong thực chất lại không lạ lẫm gì trên cùng lĩnh vực kinh doanh và đối với các đối thủ cạnh tranh lâu nay cũng như tiềm năng trong tương lai của Hewlett-Packard.

Kinh doanh PC đem lại doanh số hàng năm 40 tỉ USD cho Hewlett-Packard

 Sáu năm trước đây, tập đoàn IBM đã quyết định như Hewlett-Packard vừa mới quyết định. IBM là tập đoàn đã chế tạo ra chiếc máy tính cá nhân (PC) đầu tiên trên thế giới cách đây đúng 30 năm. Vậy mà IBM vẫn quyết định từ bỏ kinh doanh trên lĩnh vực sản xuất PC để tập trung vào khai phá khu vực các chương trình phần mềm cho máy tính. PC bị máy tính xách tay ngày càng lấn át, thay đổi thế hệ rất nhanh chóng và giá bán ra có xu hướng giảm chứ không thấy tăng, trong khi chương trình máy tính là thị trường rộng lớn vô tận, cạnh tranh quyết liệt nhưng vẫn có rất nhiều khoảng trống trên thị trường. IBM đã bỏ ra 14 tỉ USD để thâu tóm về hàng loạt Cty Software và đến nay đã thuộc nhóm tập đoàn hàng đầu trên lĩnh vực này.

Bây giờ, Hewlett-Packard làm theo cách IBM đã làm, đi theo lối đường IBM đã đi. Hewlett-Packard bán đi toàn bộ phần chế tạo PC, bỏ ra 8 tỉ USD để mua về Cty Software Autonomy ở Anh. Autonomy là một trong những Cty hàng đầu thế giới chuyên về chương trình máy tính dùng để sắp xếp và hệ thống hoá những khối lượng thông tin khổng lồ trong các tập đoàn kinh tế và tổ chức.  Cứ sau hai năm thì khối lượng những thông tin trong các tập đoàn kinh tế và tổ chức xã hội tăng lên gấp đôi. Chuyển đổi cơ cấu kinh doanh muộn hơn thì Hewlett-Packard sẽ phải dồn bước, tăng tốc, đón đầu và có được độc chiêu mới. Kinh doanh PC đem lại doanh số hàng năm 40 tỉ USD cho Hewlett-Packard và bỏ ra 8 tỉ USD chưa phải là nhiều so với khoảng 50 tỉ USD mà các tập đoàn khác như IBM hay Microsoft, SAP hay Oracle đang dự định bỏ ra để thâu tóm các Cty Software trên thế giới. Vì thế, cho dù được coi là thức thời đến đâu thì cuộc cải tổ cơ cấu kinh doanh của Hewlett-Packard cũng phải đợi đến hạ hồi mới có thể biết thành bại thế nào.

(Theo Diễn đàn doanh nghiệp)

  • FamilyMart không từ bỏ thị trường Việt Nam
  • Các phó chủ tịch Coca-Cola lên tiếng về nghi án chuyển giá ở VN
  • Myanmar, “sàn đấu” mới của Coca-Cola và Pepsi
  • Bước chân Huawei tại Việt Nam
  • Hãng bia lớn nhất thế giới sắp vào Việt Nam
  • Nhiều DN Nhật muốn chuyển nhà máy ra nước ngoài
  • Những trò nhái hàng hiệu “nhức mắt” ở Trung Quốc
  • Nokia vẫn muốn xin ưu đãi đặc biệt
  • Macau: Doanh thu tháng 7 từ casino đạt 3 tỷ USD
  • Xe Nhật kéo lùi thị trường ôtô cả nước
  • Xe hơi Nhật bị lấn sân ngay tại quê nhà
  • Tập đoàn Nhật muốn đặt nhà máy linh kiện ôtô tại Đà Nẵng
  • HSBC đặt mục tiêu “tỷ đô la” tại Châu Á
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Bầu Đức chọn Israel, Bộ Công Thương chọn Trung Quốc
  • Thay 3 giám đốc, làm ăn thua lỗ vì 2 con sư tử đá?
  • Thăng trầm: Con đường ‘bốc hơi’ ngàn tỷ của ông chủ Tôn Hoa Sen
  • Nghề thiết kế cũng cần luật lệ
  • Trò chuyện với doanh nhân: Không buông tay lúc thị trường mỏi mệt
  • Ông Phạm Nhật Vượng: Tôi chỉ tập trung vào việc của mình thôi
  • Quyết đoán nhưng không độc đoán
  • Những đại gia Việt 'siêu' kiếm tiền trong bão kinh tế
  • Túi khôn của doanh nghiệp
  • Đại gia hút thuốc lào, cưỡi Rolls-Royce: Làm khách sạn cho vui!
  • Ông Thân Đức Nam, từ “thầu phụ” đến 37 Hùng Vương
  • Sống sao để lưng đứng thẳng, đầu ngẩng cao