Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Chuyện về “cú ngã ngựa” của AMD

picture
Một biếm họa về cuộc chiến trường kỳ giữa AMD và Intel trong lĩnh vực sản xuất bộ vi xử lý.

AMD - cái tên từ lâu luôn chiếm vị trí thứ hai sau “gã khổng lồ” Intel trong lĩnh vực bộ vi xử lý và các sản phẩm bộ nhớ - lại đang chật vật đương đầu với thách thức.

Hồi cuối tuần trước, AMD tuyên bố sẽ cắt giảm 1.400 nhân viên, tương đương với 10% lực lượng lao động của hãng.

Theo tờ Forbes, nhiều người đổ lỗi sự suy giảm của thị trường máy tính cá nhân (PC) toàn cầu hiện nay là nguồn cơn cho những rắc rối mà AMD, công ty có trụ sở ở Sunnyvale, California, gặp phải. Một số khác lại cho rằng, thất bại của AMD chính là việc hãng này không chịu nhảy vào lĩnh vực điện thoại thông minh (smartphone).

Tuy nhiên, “cú ngã ngựa” của AMD không phải đột nhiên mà đến. Hãng này đã 42 năm tuổi. Mặc dù đạt doanh thu hàng tỷ USD mỗi năm trong suốt nhiều năm qua, kết quả làm ăn của AMD kể từ khi chào đời đến nay lại là mức lỗ ròng 2,5 tỷ USD - theo tính toán của Forbes. Nói cách khác, một người chỉ cần gửi 50 USD vào ngân hàng trong cùng khoảng thời gian là đã có thể thu được lợi nhuận ròng lớn hơn so với những gì mà nhà sản xuất bộ vi xử lý có tên tuổi này đạt được.

Tờ Forbes cho rằng, lý do cho thất bại của AMD thật đơn giản nhưng cũng sâu xa. Đó là vì AMD không tin tưởng vào những con người mà hãng sử dụng.

Ra đời năm 1969 dưới bàn tay của Jerry Sanders, trong suốt quá trình tồn tại, AMD luôn đứng chông chênh trên ranh giới giữa tồn tại và không tồn tại, một phần vì mô hình kinh doanh “chẳng giống ai”.

Khi Intel - công ty được thành lập 4 năm trước AMD bởi Robert Noyce và Gordon Moore - bắt đầu bán các sản phẩm bộ nhớ cho các khách hàng doanh nghiệp lớn, các công ty này lần lượt nói với Intel rằng, họ sẽ mua sản phẩm của Intel chỉ khi Intel có thể đảm bảo một nguồn hàng thứ hai. Không ai muốn phải đối mặt rủi ro gián đoạn sản phẩm trong trường hợp nhà máy của Intel có vấn đề.

Intel bởi thế đã chọn AMD làm nhà sản xuất được hãng cấp phép. Đây là một lựa chọn mà nhiều nhân vật kỳ cựu ở Sillicon Valley cho là có chủ ý. AMD có những kỹ sư có thể thiết kế và sản xuất những con chip tương tự như hàng của Intel, nhưng lại không có đủ tiền và chiều sâu công nghệ. Nói cách khác, AMD có thể hỗ trợ Intel, nhưng không bao giờ có thể tạo ra thách thức thực sự đối với “người khổng lồ” này.

Mối quan hệ phiến diện này tiếp tục duy trì khi thị trường bộ vi xử lý hình thành vào thập niên 1970 và 1980. Đến đây, AMD bắt đầu rơi vào vòng xoáy gồm các bước: tung ra sản phẩm con chip của riêng mình, giành thị phần, để rồi sau đó đối mặt với những lỗi về sản xuất hoặc thiết kế dẫn tới một chiến khốc liệt về giá cả mà phần thua chắc chắn thuộc về AMD.

“AMD cứ có một năm ăn nên làm ra rồi lại đến ba năm lao đao. Trong khi đó, Intel cứ ba năm tốt mới đến một năm xấu”, một nhà phân tích nói.

Tuy nhiên, thi thoảng, AMD cũng đạt được một chiến thắng bền vững nhờ biết kích thích năng lực sáng tạo của nhân viên.

Nhà sáng lập hãng Sanders chính là người tạo ra sự kích thích này. Sanders là một người khá lập dị, thích diện những bộ cánh lòe loẹt và nói thẳng những gì ông nghĩ trong đầu. Nhưng ông cũng là một người có sức lôi cuốn kỳ diệu, sở hữu dinh cơ ở những địa chỉ xa hoa như Malibu và San Francisco, và đã từng mời ca sĩ nổi tiếng người Anh Rod Stewart hát trong các bữa tiệc của công ty vào những năm trước khi những bữa tiệc doanh nghiệp xa hoa và tốn kém trở nên phổ biến.

Một ưu điểm của Sanders trong mắt giới phân tích là ông có niềm tin vào con người. Năm 1996, AMD mua một công ty sản xuất bộ vi xử lý có tên NexGen. Sanders khi đó đã tập trung nhân viên của NextGen lại là và nói với họ rằng, số phận của AMD sẽ phụ thuộc vào NexGen. Và cách làm này đã có hiệu quả, với sự ra đời của K6 - dòng sản phẩm con chip đem lại sự hồi sinh cho AMD.

“Sanders nhận thức được tầm quan trọng của việc không can thiệp, và đây là quan điểm đúng đắn. Chúng tôi vẫn làm việc trong một tòa nhà riêng, với các quy tắc riêng. Chúng tôi không phải đeo biển nhân viên hay làm việc với các quản lý của AMD”, một cựu nhân viên của NexGen nhớ lại.

Sau đó, các sản phẩm con chip mang tên Opteron và Athlon64 chào đời. Opteron là con chip đầu tiên của AMD dành cho máy chủ, được “thai nghén” chủ yếu bởi Dirk Meyer - một người từng làm cho Intel và Digital, cùng Fred Weber - một nhà thiết kế con chip sở hữu bằng Đại học Havard trong các lĩnh vực về vật lý và lịch sử.

Con chip này có một tính năng kiểm soát bộ nhớ tích hợp, cầu nối (bus) của Digital, có thể xử lý phần mềm 64 bit, và được coi là một “siêu phẩm” của thời đó. Thiết kế của chip Opteron đầy tính sáng tạo và hầu như không có điểm chung nào với những sản phẩm cùng thời của Intel.

Mặc dù báo giới chú trọng đề cao tính năng xử lý phần mềm 64 bit của Opteron, chính bộ phận kiểm soát bộ nhớ tích hợp và cầu nối mới mới chính là những gì tạo nên sự khác biệt. Meyer đã đảm nhận việc chào hàng con chip này đến các khách hàng doanh nghiệp, còn Weber phụ trách việc thuyết minh thiết kế sản phẩm với các hãng sản xuất máy tính.

Cách làm này đem đến hiệu quả tích cực. IBM, Dell và các hãng máy tính khác đã chọn Opteron cho sản phẩm máy chủ của họ. Trong khi đó, Intel lâm vào cảnh xuống dốc với các con chip mang tên Pentium 4 và Itanium. Lợi nhuận và thị phần của AMD cùng cất cánh.

Nhưng sau đó, AMD bất ngờ cho Weber thôi việc.

Chưa hết, mặc dù Athlon được sinh ra trong thời kỳ Sanders là CEO, dòng sản phẩm con chip này lại được sản xuất chủ yếu dưới thời người kế nhiệm Sanders là Hector Ruiz.

Ở cương vị CEO, Ruiz không bao giờ thực thi đầy đủ một kế hoạch sản phẩm mới có tính sáng tạo đủ tầm. Dòng sản phẩm chip Fusion sau đó ra đời, kết hợp giữa bộ xử lý và chip đồ họa. Đây là một dòng sản phẩm tốt, nhưng lại không mở ra được những thị trường mới như dòng chip Athlon mở ra thị trường máy chủ. Từ chỗ đang đi lên, AMD lại quay đầu đi xuống.

Meyer cuối cùng cũng trở thành CEO của AMD trước khi tự xin thôi chức. Một số người chỉ trích Meyer không nhảy vào thị trường smartphone, nhưng chính câu nói “không” này của Meyer lại có ích. Thị trường chip dành cho smartphone và máy tính bảng (tablet) không đem lại mức lợi nhuận cao, trong khi đòi hỏi phải chi hàng trăm triệu USD cho thiết kế. Các nhà sản xuất loại chip này thông thường còn phải trả tiền bản quyền cho hãng thiết kế con chip ARM của Anh quốc.

Điều AMD lẽ ra nên làm là đưa ra những sản phẩm con chip tiết kiệm điện năng dùng cho máy chủ, tương tự như sản phẩm của hãng Calxeda có trụ sở ở Austin, bang Texas. Hãng cũng có thể tạo ra một loại máy chủ tiết kiệm năng lượng hoặc bảng mạch máy chủ như công ty mới nổi SeaMicro. Công thức bí mật của SeaMicro là một con chip nối mạng tạo kết nối giữa các bộ xử lý tiết kiệm năng lượng, tương tự như ý tưởng của một số công nghệ cầu nối sử dụng trong con chip Opteron.

Nhưng thay vì làm những việc trên, AMD tiếp tục bị cuốn vào một cuộc chiến về giá cả mà phần thua thuộc về họ.

Cần nói rằng, AMD không phải là công ty duy nhất rơi vào cái bẫy này. Yahoo là người đưa ra ý tưởng kiếm tiền từ các lệnh tìm kiếm, nhưng thành công vượt trội với ý tưởng này lại thuộc về Google. Nhiều mạng xã hội, các trang chia sẻ video trực tuyến đã có thâm niên cũng không thành công với việc kiếm tiền từ thị trường tìm kiếm trực tuyến, một phần vì sự trì trệ, không chịu thay đổi.

Tuy nhiên, trong trường hợp của AMD, những sai lầm là quá hiển nhiên và quá kinh niên để công ty này có thể tránh được một số phận không thể “bết bát” hơn.

(Theo Vneconomy)

  • FamilyMart không từ bỏ thị trường Việt Nam
  • Các phó chủ tịch Coca-Cola lên tiếng về nghi án chuyển giá ở VN
  • Myanmar, “sàn đấu” mới của Coca-Cola và Pepsi
  • Bước chân Huawei tại Việt Nam
  • Hãng bia lớn nhất thế giới sắp vào Việt Nam
  • Toyota “ngập đầu” trong khó khăn
  • Vì sao Google+ có thể “ép chết” Twitter?
  • Nokia World 2011: Sự thức tỉnh của người khổng lồ
  • Lợi nhuận của nhiều doanh nghiệp Nhật Bản giảm
  • Samsung lật đổ Apple về doanh số smartphone
  • Chiến thuật PR phản tác dụng của “đại gia” xe điện Trung Quốc
  • CEO Coca-Cola: “Làm ăn ở Trung Quốc dễ hơn ở Mỹ”
  • Doanh nghiệp xe hơi Mỹ ngày một ăn nên làm ra
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Bầu Đức chọn Israel, Bộ Công Thương chọn Trung Quốc
  • Thay 3 giám đốc, làm ăn thua lỗ vì 2 con sư tử đá?
  • Thăng trầm: Con đường ‘bốc hơi’ ngàn tỷ của ông chủ Tôn Hoa Sen
  • Nghề thiết kế cũng cần luật lệ
  • Trò chuyện với doanh nhân: Không buông tay lúc thị trường mỏi mệt
  • Ông Phạm Nhật Vượng: Tôi chỉ tập trung vào việc của mình thôi
  • Quyết đoán nhưng không độc đoán
  • Những đại gia Việt 'siêu' kiếm tiền trong bão kinh tế
  • Túi khôn của doanh nghiệp
  • Đại gia hút thuốc lào, cưỡi Rolls-Royce: Làm khách sạn cho vui!
  • Ông Thân Đức Nam, từ “thầu phụ” đến 37 Hùng Vương
  • Sống sao để lưng đứng thẳng, đầu ngẩng cao