Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Đại gia mỹ phẩm Avon cân nhắc rời Việt Nam

 Bất chấp dự báo thị trường mỹ phẩm Việt Nam rất tiềm năng, hãng mỹ phẩm hàng đầu thế giới Avon tuyên bố sẽ rời bỏ thị trường Việt Nam trong một nỗ lực cơ cấu lại hoạt động.

Theo thông tin từ Reuters, Tập đoàn mỹ phẩm Avon cho biết họ sẽ cắt giảm khoảng 1.500 việc làm trên toàn cầu và sẽ bỏ thị trường Hàn Quốc và Việt Nam khi việc kinh doanh của hãng gặp nhiều khó khăn.

Reuters dẫn thông tin, trong tháng 11/2012, Avon, hãng bán mỹ phẩm trực tiếp lớn nhất thế giới, tuyên bố cắt giảm cổ tức gần 74% và công bố các biện pháp cắt giảm hàng trăm triệu USD chi phí trong vài năm tới khi việc kinh doanh tiếp tục gặp khó tại các thị trường chính.

Avon dự tính đợt tái cơ cấu này sẽ "tiêu tốn" khoảng 80-90 triệu USD chi phí truớc thuế, trong đó khoảng 50-60 triệu USD trong quý 4/2012. Dự kiến Avon sẽ cắt giảm được khoảng 20% tổng chi phí dự tính.

Chi phí sản xuất cao, tỷ giá không thuận lợi và liên tiếp khó khăn tại các thị trường mục tiêu như Brazil, Mỹ và Nga, tiếp tục làm điêu đứng Avon trong quý 3/2012 khi công ty công bố lợi nhuận sụt giảm mạnh. Theo Reuters, các bước nhằm cắt giảm chi phí sẽ được tiếp tục.

Hiện tại Avon Việt Nam vẫn chưa đưa ra bất cứ thông tin gì liên quan việc này.

Avon xuất hiện tại Việt Năm 2004. Hiện tại, Avon Việt Nam có chi nhánh tại TP Hồ Chí Minh và gần 30 văn phòng đại diện trên cả nước. Để hỗ trợ hoạt động kinh doanh tại Việt Nam, Avon Việt Nam đã xây dựng một nhà máy tại Khu Công Nghiệp Việt Nam - Singapore tỉnh Bình Dương với tổng vốn đầu tư gần 3 triệu USD Mỹ. Nhà máy có khả năng sản xuất đầy đủ các chủng loại mỹ phẩm và hóa mỹ phẩm khác nhau với công suất ban đầu là 7 triệu đơn vị sản phẩm.

Việc Avon tuyên bố sẽ dời bỏ thị trường Việt Nam được coi là một bất ngờ lớn khi trước đó Nielsen Việt Nam dự báo thị trường mỹ phầm Việt Nam rất tiềm năng, đặc biệt là phân khúc làm trắng da, do nhu cầu làm đẹp của phụ nữ Việt rất cao.

Việt Nam là thị trường rất tiềm năng đối với ngành mỹ phẩm do người tiêu dùng chi tiền cho mỹ phẩm bình quân chỉ 4 USD/người/năm, quá ít so với Thái Lan là 20 USD/người.

Bà Nguyễn Hương Quỳnh, giám đốc bộ phận đo lường bán lẻ của Nielsen Việt Nam, hãng nghiên cứu thị trường hàng đầu thế giới tại Việt Nam, cho biết trên kênh truyền thống tại thị trường thành thị hiện nay, sản phẩm chăm sóc da mặt, đặc biệt là kem dưỡng da, tiếp tục tăng trưởng cao về mặt giá trị.

Phân khúc thị trường mỹ phẩm trắng da tại Việt Nam cũng rất phát triển. Thị trường kem dưỡng da của Việt Nam khá thú vị khi phân khúc làm trắng chiếm hơn 70% thị trường. Với dân số gần 90 triệu, trong đó một nữa là phụ nữ có mong muốn làm đẹp hơn khi điều kiện kinh tế đang phát triển.

Hiện có khoảng 430 doanh nghiệp mỹ phẩm trong nước nhưng thị phần lại chủ yếu nằm trong tay một số hãng nước ngoài như L'Oréal, Shiseido, Clarins... Hiện có khoảng 100 nhãn hiệu mỹ phẩm tại Việt Nam, tuy nhiên 90% là nhập khẩu.

Các mỹ phẩm nước ngoài cao cấp như Esteé Lauder, Clinique, Menard, Lancôme, Kosé, Clarins, Elizabeth Arden, Shiseido, Wigleys, Carita, DeBon, Nivea, Fendi, Lower, Clairins, LOreal, Estee Lauder....

(Theo VEF)

  • FamilyMart không từ bỏ thị trường Việt Nam
  • Các phó chủ tịch Coca-Cola lên tiếng về nghi án chuyển giá ở VN
  • Myanmar, “sàn đấu” mới của Coca-Cola và Pepsi
  • Bước chân Huawei tại Việt Nam
  • Hãng bia lớn nhất thế giới sắp vào Việt Nam
  • “Bí quyết” vượt khó của Hitachi
  • Tiết lộ “kỹ nghệ” đóng thuế của Apple
  • Hàng hiệu Trung Quốc ra hải ngoại lấy danh
  • Vì sao hãng viễn thông Nhật đổ “tiền tấn” vào Mỹ?
  • Thời khốn khó của doanh nghiệp xuất khẩu Trung Quốc
  • DN Nhật ở Trung Quốc: Sống trong sợ hãi
  • Doanh nghiệp thiệt hại vì biểu tình chống Nhật ở Trung Quốc
  • Sắp có thương vụ M&A địa ốc lớn nhất Đông Nam Á
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Bầu Đức chọn Israel, Bộ Công Thương chọn Trung Quốc
  • Thay 3 giám đốc, làm ăn thua lỗ vì 2 con sư tử đá?
  • Thăng trầm: Con đường ‘bốc hơi’ ngàn tỷ của ông chủ Tôn Hoa Sen
  • Nghề thiết kế cũng cần luật lệ
  • Trò chuyện với doanh nhân: Không buông tay lúc thị trường mỏi mệt
  • Ông Phạm Nhật Vượng: Tôi chỉ tập trung vào việc của mình thôi
  • Quyết đoán nhưng không độc đoán
  • Những đại gia Việt 'siêu' kiếm tiền trong bão kinh tế
  • Túi khôn của doanh nghiệp
  • Đại gia hút thuốc lào, cưỡi Rolls-Royce: Làm khách sạn cho vui!
  • Ông Thân Đức Nam, từ “thầu phụ” đến 37 Hùng Vương
  • Sống sao để lưng đứng thẳng, đầu ngẩng cao