Tập đoàn xe hơi Toyota và hãng bán lẻ Aeon của Nhật Bản tại Trung Quốc đang trở lại hoạt động sau các vụ tấn công nhằm nhà máy, trụ sở và làm ảnh hưởng đến tình hình sản xuất, kinh doanh của các doanh nghiệp Nhật tại nước này.
Mở cửa trở lại và lo lắng bủa vây
Joichi Tachikawa, người phát ngôn của Toyota cho biết hãng này sẽ dần hoạt động trở lại bắt đầu từ ngày 23/9. Hồi tuần trước, người biểu tình Trung Quốc đã xông vào đập phá các cửa hàng của họ.
Tomohiro Itosaka, đại diện của Aeon cũng khẳng định họ sẽ mở cửa trở lại các cơ sở kinh doanh tại Trung Quốc, ngoại trừ 2 cửa hàng đang được khắc phục những thiệt hại sau vụ tấn công.
Người biểu tình trước đó đã rầm rộ phản đối hành động mua lại quần đảo tranh chấp của chính phủ Nhật Bản buộc Fast Retailing, Honda phải tạm thời ngừng hoạt động tại các nhà máy và cửa hàng. Fast Retailing ước tính, doanh thu bán hàng tại Trung Quốc hồi tuần trước thấp hơn thường lệ 20%. Họ cũng dự kiến sẽ mở cửa trở lại vào ngày 23/9, người phát ngôn của hãng bán lẻ này, ông Keiji Furukawa cho biết.
“18/9 là ngày tồi tệ nhất khi chúng tôi phải đóng cửa đến 60 cửa hàng. Doanh só bán hàng ngày hôm đó chỉ bằng 1/3 mức bình thường.”
Honda đã có thể mở cửa trở lại các nhà máy tại Trung Quốc mặc dù vậy họ vẫn chưa hồi phụ hoàn toàn sau khi đóng cửa trước đó, chủ tịch Takanobu Ito cho biết vào ngày 21 vừa qua.
Doanh thu của các hãng xe hơi Nhật Bản tại Trung Quốc sẽ bị ảnh hưởng nặng bề vào tháng tới do tình hình căng thẳng chính trị, ông Akio Toyoda, chủ tịch của Toyota đồng thời là chủ tịch hiệp hội các nhà sản xuất xe hơi Nhật Bản cho biết tại Tokyo hồi tuần trước.
Ba nhà sản xuất xe lớn nhất của Nhật Bản Toyota, Nissan và Honda cũng khẳng định, người biểu tình đã tấn công vào các trụ sở của họ tại thành phố cảng Thanh Đảo buộc các nhà máy sản xuất phải tạm dừng hoạt động.
Các công ty đã bắt đầu mở cửa trở lại sau khi tình hình đã lắng dịu vào cuối tuần trước.
Moody cho rằng, các công ty của Nhật Bản có thể phục hồi lại sau sự cố, tình trạng bất ổn sẽ có những ảnh hưởng nhất định trong ngắn hạn. Mặc dù vậy về dài hạn thì không thể nói trước được điều gì.
Thiệt cả đôi đường
Căng thẳng ngoại gia đang khiến cho quan hệ thương mại giữa hai nền kinh tế lớn nhất thế giới lâm vào tình trạng nguy hiểm trong khi tốc độ tăng trưởng kinh tế của Trung Quốc giảm xuống mức thấp nhất trong vòng 3 năm qua.
Theo thông tin từ bộ thương mại Trung Quốc, các công ty Nhật Bản đã tích cực đầu tư vào thị trường Trung Quốc. FDI từ doanh nghiệp Nhật đã tăng 19,1% lên mức 4,73 tỷ USD trong 7 tháng đầu năm 2012 so với cùng kỳ năm trước.
Tuy nhiên, với diễn biến vô cùng căng thẳng hiện nay thì không thể khẳng định nguồn đầu tư từ Nhật Bản sẽ tiếp tục ồ ạt chảy vào Trung Quốc. Có khoảng 700 người Nhật đã tiến hành biểu tình tại trung tâm thủ đổ Tokyo vào ngày 22/9 vừa qua để phản đối các động thái của Trung Quốc trong việc tranh chấp biển đảo.
Hãng hàng không Japan Airlines tuần trước cho biết họ sẽ giảm các chuyến bay tới Bắc Kinh, Thượng Hải, bắt đầu từ ngày 10 đến 27/10. Hãng All Nippon Airways cũng sẽ sử dụng những máy bay nhỏ hơn tới Bắc kinh từ 17 đến 31/10.
Còn China Southern Airlines và các hãng hàng không Trung Quốc khác cũng đã giảm dịch vụ tới Nhật Bản trong bối cảnh khách du lịch tẩy chay, yêu cầu hoãn các chuyến bay dự kiến tới Nhật Bản, Citigroup cho biết. Các chuyên gia dự đoán, việc hủy bay sẽ tiếp tục tái diễn và thậm chí với tốc độ gia tăng trong thời gian tới.
Mặc dù đã dần hoạt động trở lại, nhưng trong 1 động thái mới nhất, theo nhật báo lớn thứ hai Nhật Bản - Asahi, Toyota sẽ dừng hoàn toàn hoạt động tại Trung Quốc trong tháng 10, đồng thời ngừng xuất khẩu sang nước này. Cả 2 hãng motor là Toyota và Nissan đang cắt giảm sản xuất tại Trung Quốc sau cuộc biểu tình chống Nhật tồi tệ nhất hàng thập kỷ qua ở đây.
Trong khi đó, theo tờ Nikkei Business, tại nhà máy ở Quảng Đông, Toyota dự định tăng thời gian đóng cửa nhà máy từ 8 lên 12 ngày, bắt đầu từ 26/9. Và sau khi mở trở lại, nhà máy này sẽ chỉ hoạt động một ca thay vì hai như trước đây.
Một tập đoàn khác là Nissan cũng thông báo dừng hoạt động sản xuất tại đây từ ngày 27/9, sớm hơn 3 ngày so với dự kiến và kéo dài qua kỳ nghỉ Quốc khánh của Trung Quốc.
Căng thẳng giữa Nhật Bản và Trung Quốc gần đây gia tăng do những tranh chấp quanh quần đảo Senkaku/Điếu Ngư ở biển Hoa Đông.
Mặc dù căng thẳng đang dâng lên nhưng theo nhiều chuyên gia vẫn tin rằng nó sẽ không ảnh hưởng quá nhiều tới kinh tế.
HUNGNINH (Theo Blomberg)
Chuyển nhượng, cho thuê hoặc hợp tác phát triển nội dung trên các tên miền:
Quý vị quan tâm xin liên hệ: tieulong@6vnn.com