Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Doanh nghiệp Anh tranh thủ kiếm lời mùa Olympic

Chưa bao giờ hình ảnh lá cờ Anh lại “thời trang” và trở thành cơ hội kiếm bội tiền như hiện nay - khi thế vận hội Olympic London đang tới gần!

Các hãng kinh doanh lớn từ lâu đã nhận thức được những lợi ích kinh tế mà biểu tượng quốc kỳ dân tộc có thể mang lại. Hơn một thập niên trước, hãng hàng không British Airways và Virgin Atlantic đã tranh giành nhau sử dụng màu sắc và biểu tượng lá cờ cho hình ảnh kinh doanh của mình.

Và các nhà kinh doanh nhỏ lẻ cũng đang mở rộng vị thế của mình bằng việc đáp ứng nhu cầu tưởng chừng như vô tận của khách hàng đối với những sản phẩm có in hình quốc kỳ Anh.

Năm 1606 quốc gia thống nhất gồm Scotland, Anh và Wales có chung một lá cờ. Tuy nhiên vào năm 1801, sau khi hợp nhất với Ai Len, quốc kỳ nước này được thay đổi và sử dụng cho đến ngày nay.

Việc sử dụng cờ tổ quốc không phải đăng ký, chính vì thế bất cứ ai cũng có thể dùng nó in lên các vật dụng và sản phẩn thể hiện tinh thần ái quốc mà không phải trả một khoản phí nào.

Những sự kiện hoàng gia gần đây như đám cưới hoàng tử William hồi năm ngoái cho đến Đại lễ kỷ niệm 60 năm trị vì của Nữ hoàng Anh vào cuối tuần này đã giúp người Anh giành được tình cảm của bạn bè quốc tế thông qua biểu tượng này của dân tộc.

Và với thế vận hội Olympic London sắp tới cũng vậy.

Màu đỏ, trắng, xanh được trang trí trên vô số sản phẩm, từ bít tất, giày dép, cà vạt, đến ấm trà… với đủ loại giá cả.

Đó thực sự là một thông tin vui cho những thương nhân trong nước đang phải vật lộn với cuộc suy thoái kép đầu tiên kể từ những năm 1970. Tuy nhiên, lá cờ tổ quốc nổi tiếng của Anh không phải luôn khiến cho người ta thèm muốn bởi nó từng một thời được cho là biểu tượng của chủ nghĩa đế quốc trên thế giới.

Ông Adrian Waistle thành lập hệ thống Proud tại hạt Lancashire của Anh vào năm 1997 cho biết, ban đầu khách hàng nghĩ rằng ông đã liên kết với Đảng quốc gia Anh British National Party, (BNP).

Tuy nhiên cho đến năm nay thì kinh doanh thực sự bùng nổ. Ông cho biết đây là khoảng thời gian rất thuận lợi cho công việc kinh doanh của mình. Các đơn đặt hàng thậm chí cao gấp 3,4 lần so đám cưới Hoàng Gia vừa qua. Những sản phẩm hút khách đã được bán hết sạch trong khi nhu cầu của khách hàng thì vẫn còn rất nhiều.

Trong khi hầu hết các công ty phải cắt giảm nhân viên thì Waistle lại có kế hoạch tuyển dụng thêm một chuyên gia công nghệ giúp họ giải quyết tình trạng quá tải trong giao dịch trên website.

Cool Britannia - chuỗi cửa hàng bán đồ lưu niệm lớn nhất và ấn tượng nhất tại thủ đô Luân Đôn cũng tràn ngập các sản phẩm mang biểu tượng nước Anh.

Phil Dowsing, đại diện của Cool Britannia cho biết, doanh thu của tại 3 cửa hàng West End của chuỗi đã tăng ít nhất 20% so với năm ngoái.

"Các sản phẩm phổ biến nhất là cốc chén, bút, móc chìa khóa và dường như là không đủ để đáp ứng nhu cầu quá lớn của khách hàng”, ông cho biết. Dowsing cũng cho biết, cửa hàng đông đúc hơn rất nhiều so với dịp đám cưới hoàng tử William.

Ông Nick Groom, giảng viên Tiếng Anh tại trường đại học Exeter University cũng là chuyên gia nghiên cứu về chủ nghĩa biểu tượng đằng sau lá quốc kỳ Anh.

"Hình ảnh quốc kỳ Anh xuất hiện khắp các nẻo đường và giờ đây giá trị của nó trở thành một cái gì đó rất vô hình. Cá nhân tôi cảm thấy rất bất ngờ trước sức hút của nó. Thật sự là vượt quá những gì mà tôi mong đợi"
Groom nói thêm: "Tôi dám chắc một nửa trong số những người mua quốc kỳ Anh không hiểu đầy đử về lịch sử cũng như ý nghĩa của nó".

Waistle cũng chỉ ra một thông tin gây sốc. "Họ trưng bày thứ thiêng liêng nhất của dân tộc và bán chúng như “điên” ở đây. Nhưng tôi cá hầu hết những sản phẩm quốc kỳ trên thị trường không phải được làm từ Anh. Tôi nghe nói 99% trong số chúng đến từ Trung Quốc."

(Vietnamnet // CNN)

  • FamilyMart không từ bỏ thị trường Việt Nam
  • Các phó chủ tịch Coca-Cola lên tiếng về nghi án chuyển giá ở VN
  • Myanmar, “sàn đấu” mới của Coca-Cola và Pepsi
  • Bước chân Huawei tại Việt Nam
  • Hãng bia lớn nhất thế giới sắp vào Việt Nam
  • Lựa chọn sống còn cho nhà sản xuất BlackBerry
  • Doanh nghiệp Trung Quốc thích đổ tiền vào đâu nhất?
  • Phía sau vụ thâu tóm Motorola Mobility của Google
  • Doanh nghiệp châu Âu kinh doanh “không tốt” tăng 10%
  • CEO Yahoo “dính” nghi án khai man bằng cấp
  • Số phận long đong của CEO Yahoo
  • Ai sẽ là người khổng lồ tiếp theo Apple?
  • Buffett vào top 100 người có ảnh hưởng nhất thế giới
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Bầu Đức chọn Israel, Bộ Công Thương chọn Trung Quốc
  • Thay 3 giám đốc, làm ăn thua lỗ vì 2 con sư tử đá?
  • Thăng trầm: Con đường ‘bốc hơi’ ngàn tỷ của ông chủ Tôn Hoa Sen
  • Nghề thiết kế cũng cần luật lệ
  • Trò chuyện với doanh nhân: Không buông tay lúc thị trường mỏi mệt
  • Ông Phạm Nhật Vượng: Tôi chỉ tập trung vào việc của mình thôi
  • Quyết đoán nhưng không độc đoán
  • Những đại gia Việt 'siêu' kiếm tiền trong bão kinh tế
  • Túi khôn của doanh nghiệp
  • Đại gia hút thuốc lào, cưỡi Rolls-Royce: Làm khách sạn cho vui!
  • Ông Thân Đức Nam, từ “thầu phụ” đến 37 Hùng Vương
  • Sống sao để lưng đứng thẳng, đầu ngẩng cao