Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Nhiều nhà đầu tư đến Đông Nam Á tránh bão kinh tế toàn cầu

Đông Nam Á đang là nơi tránh “bão” khủng hoảng tài chính đối với các nhà đầu tư quốc tế trong bối cảnh hai nền kinh tế lớn nhất châu Á là Trung Quốc và Ấn Độ hiện có dấu hiệu suy yếu.

Các nhà đầu tư ngắn hạn tại thị trường chứng khoán và trái phiếu Đông Nam Á đang bị lấn lướt bởi các nhà đầu tư nước ngoài, vốn đang đổ tiền vào các khoản đầu tư dài hạn tại khu vực này. Trong mắt của các nhà đầu tư quốc tế, thị trường Đông Nam Á với 600 triệu dân đang tăng trưởng mạnh.

Đầu tư nước ngoài vào các quỹ của Đông Nam Á cũng lên cao kỷ lục. Trong tháng 3, tổng tài sản trong các quỹ ETF và quỹ tương hỗ tập trung vào Đông Nam Á tăng lên hơn 26 tỷ USD và gấp 3 lần so với giai đoạn khủng hoảng 2008. Khoảng 4/5 trong số tài sản này là vào các quỹ ETF chủ động, số còn lại vào các quỹ ETF ngắn hạn hơn.

Trong khi đó, các quỹ tập trung vào Trung Quốc và Ấn Độ giảm 30% so với các mức trước khủng hoảng và còn tiếp tục giảm sâu hơn. Tính đến cuối tháng 3, tổng tài sản quỹ đổ vào Trung Quốc giảm còn 87 tỷ USD.

Sở dĩ có sự chuyển dịch này là do người tiêu dùng tầng lớp trung lưu ở Đông Nam Á ngày càng gia tăng giúp nền kinh tế trị giá 2 nghìn tỷ USD này giảm dần phụ thuộc vào các thị trường châu Âu và Mỹ.

Sức cạnh tranh của khu vực so với Trung Quốc cũng được cải thiện đáng kể khi các chính phủ tăng chi tiêu cho cơ sở hạ tầng, nâng cao quản lý tài khóa.

Theo dự báo của Quỹ tiền tệ quốc tế, các nền kinh tế Đông Nam Á tăng trưởng khoảng 6% trong năm nay nhờ tiêu dùng và chi tiêu công mạnh.

Ngoài ra, nguồn ngân sách vững mạnh cho phát triển cơ sở hạ tầng và các chính sách quản lý chi tiêu tốt cũng giúp kinh tế Đông Nam Á vươn lên, đủ khả năng cạnh tranh với Trung Quốc, theo nhận định của Reuters.

Trong khi đó, châu Âu đang chìm trong khủng hoảng nợ công, Mỹ đang suy thoái.

Tương tự, Brazil và Ấn Độ cũng đang gặp khó khăn khi tăng trưởng kinh tế tại hai nước này lần lượt giảm khoảng 2% (Brazil) và 6% (Ấn Độ) trong năm nay.

“Đông Nam Á là nơi thu hút sự chú ý của các nhà xuất khẩu châu Á và của các nhà đầu tư trong năm nay”, Paul Joseph Garcia, Giám đốc đầu tư của Công ty quản lý tài sản BPI tại Manila (Philippines) - công ty đang quản lý 17,2 tỷ USD tài sản, nhận xét. “Nếu bạn quan sát Indonesia, Philippines, Thái Lan, Malaysia và Việt Nam, bạn sẽ thấy các nền kinh tế này đang được dẫn dắt bởi thị trường nội địa”, Joseph Garcia nói.

(Theo chinhphu)

  • FamilyMart không từ bỏ thị trường Việt Nam
  • Các phó chủ tịch Coca-Cola lên tiếng về nghi án chuyển giá ở VN
  • Myanmar, “sàn đấu” mới của Coca-Cola và Pepsi
  • Bước chân Huawei tại Việt Nam
  • Hãng bia lớn nhất thế giới sắp vào Việt Nam
  • Trung Quốc nhiều công ty Fortune 500 hơn cả Nhật
  • “Nokia chìm nhanh như hòn đá tảng”
  • Những sai lầm trong “thập kỷ mất mát” của Microsoft
  • Samsung lãi “khủng” nhờ Galaxy đắt hàng
  • Các doanh nghiệp địa ốc Trung Quốc “gặp hạn”
  • “Choáng” với lợi nhuận của các ngân hàng Trung Quốc
  • Vì sao Airbus quyết liệt tiến quân vào đất Mỹ?
  • Nokia sa thải 10.000 nhân viên, đóng cửa nhiều nhà máy
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Bầu Đức chọn Israel, Bộ Công Thương chọn Trung Quốc
  • Thay 3 giám đốc, làm ăn thua lỗ vì 2 con sư tử đá?
  • Thăng trầm: Con đường ‘bốc hơi’ ngàn tỷ của ông chủ Tôn Hoa Sen
  • Nghề thiết kế cũng cần luật lệ
  • Trò chuyện với doanh nhân: Không buông tay lúc thị trường mỏi mệt
  • Ông Phạm Nhật Vượng: Tôi chỉ tập trung vào việc của mình thôi
  • Quyết đoán nhưng không độc đoán
  • Những đại gia Việt 'siêu' kiếm tiền trong bão kinh tế
  • Túi khôn của doanh nghiệp
  • Đại gia hút thuốc lào, cưỡi Rolls-Royce: Làm khách sạn cho vui!
  • Ông Thân Đức Nam, từ “thầu phụ” đến 37 Hùng Vương
  • Sống sao để lưng đứng thẳng, đầu ngẩng cao