Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

“Choáng” với lợi nhuận của các ngân hàng Trung Quốc

picture
Ngân hàng Công Thương Trung Quốc (ICBC) dẫn đầu thế giới về lợi nhuận năm thứ 2 liên tục, với mức lợi nhuận trước thuế là 43,2 tỷ USD.

Lợi nhuận của "Bộ Tứ" ngân hàng thương mại lớn nhất Trung Quốc chiếm gần 30% tổng lợi nhuận ngành ngân hàng thế giới trong năm 2011, so với mức chỉ 4% vào năm 2007.

Xếp hạng thường niên của tạp chí The Banker cho thấy, các ngân hàng Trung Quốc đang tranh thủ chiếm lĩnh thị phần giữa lúc các đối thủ châu Âu chật vật vì khủng hoảng nợ.

Hãng tin Reuters dẫn số liệu từ The Banker cho biết, dẫn đầu thế giới về phương diện lợi nhuận trong năm ngoái là ba ngân hàng đến từ Trung Quốc. Trong đó, Ngân hàng Công Thương Trung Quốc (ICBC) chiếm vị trí thứ nhất năm thứ 2 liên tục, với mức lợi nhuận trước thuế là 43,2 tỷ USD.

Xếp thứ nhì là Ngân hàng Xây dựng Trung Quốc (CCB) với lợi nhuận 34,8 tỷ USD, và ngân hàng Trung Quốc (BoC) với mức lợi nhuận 26,8 tỷ USD.

Đứng ở vị trí thứ tư là một ngân hàng đến từ Mỹ, JPMorgan, với mức lợi nhuận 26,7 tỷ USD. HSBC là ngân hàng lãi lớn nhất châu Âu, đạt khoản lợi nhuận trước thuế 21,9 tỷ USD trong năm 2011.

Các ngân hàng trong khối Eurozone, nơi cuộc khủng hoảng nợ công đang khuấy đảo, chỉ chiếm 6% lợi nhuận của ngành ngân hàng toàn cầu trong năm ngoái, so với mức 46% cách đây 5 năm.

Đây là năm thứ hai liên tục ngân hàng Bank of America của Mỹ dẫn đầu danh sách 1.000 nhà băng hàng đầu thế giới do The Banker thực hiện (Top 1000). Xếp hạng này sử dụng vốn cấp 1 của các ngân hàng để đánh giá khả năng cho vay trên quy mô lớn và chịu đựng các cú sốc tài chính.

Ngân hàng JPMorgan về nhì trong xếp hạng này. Theo The Banker, tính đến cuối năm 2011, Bank of America có số vốn cấp 1 là 159 tỷ USD, giảm nhẹ so với năm 2010, nhưng nhiều hơn 9 tỷ USD so với vốn cấp 1 của JPMorgan.

42 năm trước, khi The Banker lần đầu tiên thực hiện danh sách Top 1000, Bank of America cũng là ngân hàng xếp thứ nhất. Tuy nhiên, khi đó, xếp hạng này dựa trên tài sản thay vì dựa trên vốn cảu các ngân hàng như hiện nay.

4 ngân hàng của Trung Quốc lần đầu tiên có mặt trong top 10 của xếp hạng, với ICBC ở vị trí thứ ba, CCB ở vị trí thứ 6, BoC xếp thứ 9, và Ngân hàng Nông nghiệp Trung Quốc (ABC) ở vị trí thứ 10.

Trên phương diện thua lỗ, dẫn đầu là một ngân hàng đến từ Hy Lạp. Đó là ngân hàng National Bank of Greece với khoản lỗ 17,4 tỷ USD trong năm 2011, theo sau là ngân hàng Dexia của Bỉ.

(Theo Vneconomy)

  • FamilyMart không từ bỏ thị trường Việt Nam
  • Các phó chủ tịch Coca-Cola lên tiếng về nghi án chuyển giá ở VN
  • Myanmar, “sàn đấu” mới của Coca-Cola và Pepsi
  • Bước chân Huawei tại Việt Nam
  • Hãng bia lớn nhất thế giới sắp vào Việt Nam
  • Vì sao Airbus quyết liệt tiến quân vào đất Mỹ?
  • Nokia sa thải 10.000 nhân viên, đóng cửa nhiều nhà máy
  • Doanh nghiệp Anh tranh thủ kiếm lời mùa Olympic
  • Lựa chọn sống còn cho nhà sản xuất BlackBerry
  • Doanh nghiệp Trung Quốc thích đổ tiền vào đâu nhất?
  • Phía sau vụ thâu tóm Motorola Mobility của Google
  • Doanh nghiệp châu Âu kinh doanh “không tốt” tăng 10%
  • CEO Yahoo “dính” nghi án khai man bằng cấp
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Bầu Đức chọn Israel, Bộ Công Thương chọn Trung Quốc
  • Thay 3 giám đốc, làm ăn thua lỗ vì 2 con sư tử đá?
  • Thăng trầm: Con đường ‘bốc hơi’ ngàn tỷ của ông chủ Tôn Hoa Sen
  • Nghề thiết kế cũng cần luật lệ
  • Trò chuyện với doanh nhân: Không buông tay lúc thị trường mỏi mệt
  • Ông Phạm Nhật Vượng: Tôi chỉ tập trung vào việc của mình thôi
  • Quyết đoán nhưng không độc đoán
  • Những đại gia Việt 'siêu' kiếm tiền trong bão kinh tế
  • Túi khôn của doanh nghiệp
  • Đại gia hút thuốc lào, cưỡi Rolls-Royce: Làm khách sạn cho vui!
  • Ông Thân Đức Nam, từ “thầu phụ” đến 37 Hùng Vương
  • Sống sao để lưng đứng thẳng, đầu ngẩng cao