Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

“Sau 5 năm, Ministop sẽ mở 500 cửa hàng tại VN”

Ông Nobuyuki Abe, chủ tịch Ministop. (Nguồn: Ministop cuing cấp)

Ngày 8/12 tới đây, thương hiệu bán lẻ hàng đầu Nhật Bản Ministop sẽ khai trương cửa hàng tiện lợi đầu tiên của mình tại thành phố Hồ Chí Minh.

Đây là kết quả hợp tác giữa Ministop với công ty G7 của tập đoàn Trung Nguyên, hứa hẹn sẽ đem tới cho người tiêu dùng Việt Nam một lựa chọn mới đầy hấp dẫn trong thị trường bán lẻ đang diễn ra hết sức sôi động hiện nay.

Nhân dịp này, Vietnam+ đã có cuộc trao đổi với ông Nobuyuki Abe, chủ tịch Ministop, về kế hoạch phát triển của hãng tại Việt Nam.

* Thưa ông, Ministop dựa vào những yếu tố nào để đầu tư vào thị trường Việt Nam?

- Ông Nobuyuki Abe: Việt Nam có nền kinh tế phát triển đặc biệt, với lực lượng dân số trẻ. Họ chính là những khách hàng thường xuyên của chuỗi các cửa hàng tiện lợi. Tôi đã đến thăm Việt Nam 5 lần, và lần nào ghé thăm tôi cũng cảm nhận được tình cảm nồng ấm mà người Việt Nam dành cho Nhật Bản. Vì vậy, tôi tin rằng Ministop sẽ thành công trong chiến lược hợp tác với đối tác Việt Nam.

* Vậy còn đâu là những thế mạnh để Ministop có thể đặt niềm tin rằng có thể thành công tại Việt Nam?

- Ông Nobuyuki Abe: Chuỗi cửa hàng Ministop của Nhật Bản được thành lập vào năm 1980, và như thế chúng tôi đã có hơn 30 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực này.

Điểm mạnh của chúng tôi là kết hợp giữa ưu điểm của cửa hàng tiện lợi với thức ăn nhanh có chất lượng. Ministop có nghĩa là “dừng ngắn”. Chúng tôi nhận thấy trong nhịp sống công nghiệp hiện nay thì mọi người không có nhiều thời gian, nên chuỗi cửa hàng tiện lợi Ministop được tạo dựng để đáp ứng cho nhu cầu cần nhanh và chất lượng.

* Xin ông trình bày cụ thể hơn đôi chút về những sản phẩm mà Ministop giới thiệu đến với khách hàng trong những cửa hiệu của mình?

- Ông Nobuyuki Abe: Ministop thuộc tập đoàn thương mại hàng đầu EAON. Chúng tôi cung cấp đồ ăn nhanh ngon miệng do tập đoàn EAON sản xuất. Cách đây 10 năm, Ministop đã sáng chế ra loại kem cốc có chất lượng tuyệt hảo. Chúng tôi cũng cho ra đời sản phẩm càphê pha bằng máy và Onigiri, loại cơm nắm được làm bằng tay tại các cửa hàng Ministop.

Tại các thị trường nước ngoài, Ministop đã có mặt ở Hàn Quốc từ cách đây 21 năm, và hiện có 1.600 cửa hàng. Thức ăn nhanh phổ biến ở đây là gà rán, kem, càphê. Ở Philippines, cửa hàng Ministop đầu tiên được thành lập cách đây 11 năm, hiện chúng tôi đã có hơn 300 cửa hàng. Những món phổ biến tại đây là gà rán, “Carriman” (bánh mì rán), kem mềm và Donburi (một dạng cơm hộp truyền thống của Nhật).


Một cửa hàng Ministop tại Nhật Bản (Nguồn: Ministop cung cấp)


Tất cả các cửa hàng của Ministop đều có các khu dành cho khách thưởng thức món ăn ngay tại chỗ. Cửa hàng Ministop tại Việt Nam cũng sẽ có những khu như vậy. Ở Trung Quốc, chúng tôi cũng đã có mặt và phát triển từ cách đây hai năm. Nói tóm lại, Ministop có thể tạo ra những món ăn phù hợp với khẩu vị của người dân từng nước.

* Thị trường bán lẻ, rồi đồ ăn nhanh ở Việt Nam hiện đã khá sôi động, với sự xuất hiện của nhiều tên tuổi lớn, ông có thể cho biết đâu là yếu tố quyết định để Ministop tin tưởng vào khả năng thành công của mình?

- Ông Nobuyuki Abe: Chúng tôi phân tích rằng dòng sản phẩm và sự hấp dẫn là những điểm quan trọng để cạnh tranh tại Việt Nam. Sản phẩm tốt và dịch vụ tốt mà có trái tim nồng ấm, nụ cười và thái độ vui vẻ là điểm quyết định. Ngoài ra, đối tác Việt Nam của chúng tôi, G7 cũng là một đơn vị kinh doanh mạnh tại Việt Nam.

Cửa hàng Ministop đầu tiên ở Việt Nam sẽ khai trương vào ngày 8/12 tại thành phố Hồ Chí Minh. Trong 2 tháng, chúng tôi sẽ triển khai mở 12 cửa hàng. Trong năm tới, con số này sẽ tăng đến 30 cửa hàng. Sau 5 năm, số cửa hàng sẽ lên đến 500, tính cả ở Hà Nội.

Dựa trên 31 năm kinh nghiệm, Ministop tự tin sẽ cung cấp những dịch vụ tiện lợi, sự hài lòng và thoải mái cho tất cả người dân Việt Nam.

* Xin cảm ơn ông đã tham gia cuộc trao đổi này.

(Vietnam+)

  • FamilyMart không từ bỏ thị trường Việt Nam
  • Các phó chủ tịch Coca-Cola lên tiếng về nghi án chuyển giá ở VN
  • Myanmar, “sàn đấu” mới của Coca-Cola và Pepsi
  • Bước chân Huawei tại Việt Nam
  • Hãng bia lớn nhất thế giới sắp vào Việt Nam
  • Liên doanh Nokia - Siemens cắt giảm mạnh nhân sự
  • Boeing giành đơn hàng kỷ lục từ vùng Vịnh
  • Vì sao liên doanh 10 năm Sony Ericsson tan vỡ?
  • Apple đã thay đổi gì dưới thời Tim Cook?
  • Chuyện về “cú ngã ngựa” của AMD
  • Toyota “ngập đầu” trong khó khăn
  • Vì sao Google+ có thể “ép chết” Twitter?
  • Nokia World 2011: Sự thức tỉnh của người khổng lồ
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com

  • Bầu Đức chọn Israel, Bộ Công Thương chọn Trung Quốc
  • Thay 3 giám đốc, làm ăn thua lỗ vì 2 con sư tử đá?
  • Thăng trầm: Con đường ‘bốc hơi’ ngàn tỷ của ông chủ Tôn Hoa Sen
  • Nghề thiết kế cũng cần luật lệ
  • Trò chuyện với doanh nhân: Không buông tay lúc thị trường mỏi mệt
  • Ông Phạm Nhật Vượng: Tôi chỉ tập trung vào việc của mình thôi
  • Quyết đoán nhưng không độc đoán
  • Những đại gia Việt 'siêu' kiếm tiền trong bão kinh tế
  • Túi khôn của doanh nghiệp
  • Đại gia hút thuốc lào, cưỡi Rolls-Royce: Làm khách sạn cho vui!
  • Ông Thân Đức Nam, từ “thầu phụ” đến 37 Hùng Vương
  • Sống sao để lưng đứng thẳng, đầu ngẩng cao