Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

49.000 doanh nghiệp "chết" trong 9 tháng qua: Vì sao?

49.000 doanh nghiệp dừng hoạt động và giải thể trong 9 tháng năm 2011. Số liệu này vừa được Bộ trưởng Bộ KHĐT Bùi Quang Vinh công bố.Trong đó có 5.803 doanh nghiệp giải thể, ngừng hoạt động là 11.421 và 31.477 doanh nghiệp đã dừng nộp thuế nhưng chưa đăng ký giải thể.

Doanh nghiệp đang gặp nhiều khó khăn

Báo cáo của Chính phủ cho biết, trong 9 tháng qua có khoảng 57.800 doanh nghiệp đăng ký kinh doanh với tổng số vốn đăng ký ước đạt trên 363,7 nghìn tỷ đồng, chỉ giảm 7,8% về số doanh nghiệp đăng ký mới và giảm 4% về số vốn đăng ký so với cùng kỳ năm 2010. Tuy nhiên, nếu chỉ nhìn trên những số liệu thống kê đó và so sánh với báo cáo tổng hợp của Bộ KHĐT thì rõ ràng chưa phản ánh hết thực trạng khó khăn của các doanh nghiệp nói chung và các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực sản xuất và tiêu thụ hàng nông sản.

Theo Bộ trưởng Bộ KHĐT Bùi Quang Vinh, đây là kết quả khảo sát nghiêm túc của Bộ trên toàn quốc, “và số doanh nghiệp giải thể và ngừng hoạt động đã tăng 21,8% so với cùng kỳ năm ngoái là một con số tương đối sát với thực tế” - Bộ trưởng Vinh cho biết.

Tình trạng chung khiến số lượng không ít các doanh nghiệp phải giải thể là do sản xuất kinh doanh gặp nhiều khó khăn, lại trong điều kiện nguồn vốn tín dụng hạn hẹp, đầu ra bị thu hẹp, đầu vào bị siết chặt. Lãi suất đã bắt đầu giảm nhưng có vẻ vẫn chỉ giảm trên “báo cáo”, trên thực tế lãi suất mà doanh nghiệp được vay vẫn còn cao hơn nhiều so với khả năng chịu đựng của doanh nghiệp. Tình trạng nhiều doanh nghiệp phải thu hẹp sản xuất, giảm hiệu quả, thậm chí bị thua lỗ đang phát đi những tín hiệu đầy lo ngại.

Cản trở từ lãi suất cao

Cho đến thời điểm này, ngoài những nguyên nhân khách quan khiến các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn gặp khó khăn thì nguyên nhân từ lãi suất cao vẫn là lý do chính. Tuyên bố nới lỏng tín dụng với lãi suất thấp hơn từ đầu tháng 9 của NHNN tới nay vẫn chưa có kết quả. Trên thực tế chưa một doanh nghiệp bình thường nào vay được ngân hàng với lãi suất 19% chưa nói đến 17% như quy định. Hiện, theo khảo sát của chúng tôi lãi suất cho vay được thông báo là 21.5%/năm.

Một chuyên gia hàng đầu trong lĩnh vực nông nghiệp khi trao đổi với chúng tôi đã từng đưa ra nhận định về những “yếu thế đặc thù” của các doanh nghiệp trong lĩnh vực này khiến cho mọi thử thách có phần khó khăn hơn.

Theo tính toán sơ bộ, trong số 49.000 doanh nghiệp đã đóng cửa, nếu mỗi doanh nghiệp có bình quân 10 lao động thì gần nửa triệu lao động đã mất việc từ đầu năm đến nay.

Vị chuyên gia này cho rằng: Lợi nhuận của lĩnh vực sản xuất nông nghiệp và kinh doanh sản phẩm nông nghiệp bao giờ cũng thấp hơn các lĩnh vực khác như công nghiệp, dịch vụ từ 3 đến 4 lần. Chính vì vậy, sự khó khăn của các doanh nghiệp trong lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn sẽ nặng nề và khó cải thiện hơn nhiều lần so với các doanh nghiệp kinh doanh, sản xuất thuộc các lĩnh vực khác.

Ông Nguyễn Đức - chủ trang trại nuôi gà tại xã Tiến Xuân (Luơng Sơn, Hà Nội) phân trần với phóng viên: Báo chí cứ tuyên truyền ngân hàng hạ lãi suất, nhưng tôi là khách hàng lâu năm của ngân hàng, hồ sơ chẳng “tì vết” gì mà cũng chịu chẳng vay được lãi suất 19%. “ Ngân hàng đã huy động với lãi suất 17 - 18% thì làm sao cho vay thấp như vậy được. Chưa kể 1 tháng nay họ phải đấu tranh với “cuộc chiến” bị rút vốn” - ông Đức lý giải.
 
Theo DV

  • Viettel “thách thức” đối thủ bằng hệ thống bảo hành
  • Viettel chính thức phát sóng di động tại Mozambique
  • Vì sao IBM chưa mở nhà máy tại Việt Nam?
  • Dạ hội Khoa Tài chính ngân hàng - Đại học Ngoại Thương: “Finance and Banking Night 2011”
  • DN “ngấm đòn” suy thoái
  • Phần mềm diệt virus "nội" trên thiết bị di động ra mắt
  • Bkav “tiến quân” vào thị trường điện thoại di động
  • Bức tranh nhiều màu xám
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
Thanh Dũng Furniture - Nội thất Thanh Dũng

  • Bầu Đức chọn Israel, Bộ Công Thương chọn Trung Quốc
  • Thay 3 giám đốc, làm ăn thua lỗ vì 2 con sư tử đá?
  • Thăng trầm: Con đường ‘bốc hơi’ ngàn tỷ của ông chủ Tôn Hoa Sen
  • Nghề thiết kế cũng cần luật lệ
  • Trò chuyện với doanh nhân: Không buông tay lúc thị trường mỏi mệt
  • Ông Phạm Nhật Vượng: Tôi chỉ tập trung vào việc của mình thôi
  • Quyết đoán nhưng không độc đoán
  • Những đại gia Việt 'siêu' kiếm tiền trong bão kinh tế
  • Túi khôn của doanh nghiệp
  • Đại gia hút thuốc lào, cưỡi Rolls-Royce: Làm khách sạn cho vui!
  • Ông Thân Đức Nam, từ “thầu phụ” đến 37 Hùng Vương
  • Sống sao để lưng đứng thẳng, đầu ngẩng cao